Download Tiểu luận Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả miễn phí





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. Khái niệm vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính 1
1. Vi phạm hành chính 1
2. Xử phạt vi phạm hành chính 2
II. Khái quát về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả 2
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính 2
a. Các hình thức xử phạt chính 2
 Hình thức xử phạt cảnh cáo 2
 Hình thức phạt tiền 2
 Hình thức trục xuất 3
b. Các hình thức xử phạt bổ sung 3
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả 4
III. Đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả 5
1. Về hình thức phạt cảnh cáo 5
2. Về hình thức phạt tiền 6
3. Về hình thức trục xuất 8
4. Về hai hình thức phạt bổ sung: tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính 9
5. Về các biện pháp khắc phục hậu quả 9
IV. Một số kiến nghị về phương hướng đổi mới, hoàn thiện hệ thống chế tài xử phạt vi phạm hành chính 9
KẾT LUẬN 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nh lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 30/11/1989, chỉ rõ: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Sau này, tại khoản 2, Điều 1 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, vi phạm hành chính được định nghĩa một cách gián tiếp: “Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hay vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt nhưng quan niệm về vi phạm hành chính trong các văn bản pháp luật nêu trên đều thống nhất về những dấu hiệu bản chất của loại vi phạm pháp luật này: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử phạt hành chính”.
Xử phạt vi phạm hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.
Khái quát về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Các hình thức xử phạt chính
Đối với mỗi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hay phạt tiền.
Hình thức xử phạt cảnh cáo
Hình thức xử phạt cảnh cáo được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh xử phạt hành chính năm 2002 sửa đổi bổ sung năm 2008: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hay đối với hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”. Như vậy, chỉ có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với các trường hợp sau: Thứ nhất, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi vi phạm hành chính với lỗi cố ý. Thứ hai, cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức vi phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau đây:
Hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện được văn bản pháp luật quy định là có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Điều 8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính.
Ví dụ: Vào lúc 3 giờ sáng ngày 1/7/2009, Nguyễn Văn A (15 tuổi) có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo khu dân cư xung quanh nhà mình. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh trật tự thì hành vi trên của A có thể bị phạt cảnh cáo hay phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tuy nhiên, do A chưa đủ 16 tuổi nên A chỉ bị chủ tịch UBND xã xử phạt cảnh cáo. Trong trường hợp A từ đủ 16 tuổi thì A chỉ có thể bị xử phạt cảnh cáo với điều kiện A thực hiện hành vi này lần đầu và có tình tiết giảm nhẹ.
Hình thức phạt tiền
Phạt tiền là một trong hai hình thức xử phạt chính, được quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 14 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi bổ sung năm 2008. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính nếu không thuộc trường hợp bị xử phạt cảnh cáo thì bị xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 quy định mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là từ 10.000đ đến 500.000.000đ
Ví dụ: Do có xích mích từ trước, ngày 30/8/2007, Nguyễn Văn A (20 tuổi) và Phạm Văn N (21 tuổi) tình cờ gặp nhau trên đường, hai bên lời quan tiếng lại, xảy ra xô sát và dẫn đến đánh nhau. Sự việc đã được công an xã phát hiện và can thiệp kịp thời. Do A và N thực hiện hành vi lần đầu nhưng không có tình tiết giảm nhẹ theo Điều 8 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính nên căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định của Chính phủ số 150/2005/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự và căn cứ vào Điều 30 Nghị định này quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân thì trưởng công an cấp xã có thể phạt tiền A và N từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Hình thức trục xuất
Căn cứ vào Điều 15 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 thì trục xuất là việc buộc người nước ngoài vi phạm hành chính trên lãnh thổ Việt Nam phải rời khỏi Việt Nam.
Trục xuất là hình thức phạt chính khi được áp dụng độc lập hay áp dụng cùng với hình thức phạt bổ sung. Hình thức này là hình thức phạt bổ sung khi được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính khác. Hình thức này được đánh giá cao, vì nó vừa có mục đích răn đe người nước ngoài có hành vi vi phạm vừa có tác dụng ngăn chặn vi phạm một cách triệt để khả năng vi phạm của người này trên lãnh thổ Việt Nam. Hình thức trục xuất phải được thực hiện theo một thủ tục chặt chẽ và cụ thể bởi trục xuất là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế của Việt Nam với các quốc gia.
Các hình thức xử phạt bổ sung
Ngoài các hình thức xử phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hay các hình thức xử phạt bổ sung sau:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (cơ sở pháp lý: Điều 16 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002) Theo quy định tại Điều 11 Nghị định của Chính phủ số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2008 thì tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là hình thức xử phạt bổ sung, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là các loại giấy tờ do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để cho phép tổ chức, cá nhân đó kinh doanh, hoạt động, hành nghề trong một lĩnh vực nhất định hay sử dụng một loại công cụ, phương tiện nhất định. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề quy định tại điều này không bao gồm giấy đăng ký kinh doanh, các loại chứng chỉ gắn với nhân thân người được cấp không có mục đích cho phép hành nghề.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (Điều 17 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002) Là việc ngư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top