Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời nói đầu
Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Phá sản không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa con nợ mất khả năng thanh toán với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động làm việc tại cơ sở của con nợ, đến lợi ích chung của xã hội, đến tình hình trật tự trị an tại một địa phương, vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Ban hành pháp luật phá sản là mong muốn của nhà làm luật sử dụng những thuộc tính của pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện tồn tại Nhà nước như tính quy phạm, tính bắt buộc chung… nhằm tác động một cách hiệu quả nhất đến quan hệ giữa các chủ thể quan hệ phá sản, giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thể đó theo đúng bản chất vốn có của nó. Ngoài ra, việc giải quyết xung đột lợi ích này cũng không thể không tính đến những nhiệm vụ cụ thể đặt ra trước các nhà làm luật ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của mình.
Như vậy phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường, còn pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của Nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Thông qua pháp luật phá sản, Nhà nước và Tòa án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với một cách nhìn hiện đại, năng động và hết sức mềm dẻo.
Một trong các đối tượng điều chỉnh của Luật Phá sản chính là doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng được đặc biệt quan tâm trong chính sách đổi mới. Sau đây ta sẽ giải quyết một tình huống về thủ tục phá sản của một công ty nhà nước cụ thể, để làm sáng tỏ vai trò của pháp luật phá sản đối với loại hình doanh nghiệp này.
TÌNH HUỐNG
Trong năm 2007, Công ty nhà nước Sông Hồng của UBND tỉnh Y gặp khó khăn và thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Đầu năm 2008, nhận thấy công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y vì cho rằng UBND tỉnh Y không có quyền này. Sau đó, theo đơn yêu cầu của thay mặt hợp pháp của công ty Sông Hồng, ngày 22/3/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Y đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng.
Câu hỏi:
1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng hay sai? Giải thích rõ?
2. Để mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng, Tòa án cần chuẩn bị đầy đủ những chứng cứ pháp lý nào?
3. Ngày 29/3/2008, Tòa án nhân dân mở tỉnh Y đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty này. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã phát hiện:
- Ngày 22/4/2008, công ty Sông Hồng tiến hành thanh toán số nợ 293 triệu đồng (không có bảo đảm) cho công ty cổ phần Hoa Hồng.
- Ngày 29/4/2008, công ty Sông Hồng tự ý tiến hành trả lương tháng 4 cho người lao động làm việc tại công ty.
Hỏi: Xác định rõ tính hợp pháp hay bất hợp pháp của các hành vi mà công ty Sông Hồng đã thực hiện.


BÀI LÀM
1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng hay sai? Giải thích rõ?
Trước hết, theo quy định của Luật phá sản 2004, các chủ thể có quyền hay nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm:
- Chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (Điều 13);
- Người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản (Điều 14);
- Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, do chủ doanh nghiệp hay thay mặt hợp pháp nộp đơn (Điều 15);
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (Điều 16);
- Cổ đông của công ty cổ phần bị lâm vào tình trạng phá sản (Điều 17);
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản (Điều 18).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tình huống luật kinh tế phần về Tranh chấp về việc thay đổi thành viên, triệu tập và biểu quyết tại Hội đồng thành viên Luận văn Luật 0
D lý thuyết về lãnh đạo trong tình huống Quản trị học 0
D Vận dụng phương pháp tình huống trong dạy học về anđehit, xeton, axit cacboxylic – chương trình hóa Ngoại ngữ 0
R Các bài tập tình huống về sản phụ khoa Sức khỏe sinh sản 0
H Phân tích các phương pháp định giá trong các tình huống cụ thể về các nhà hàng khách sạn Luận văn Kinh tế 0
T Nêu ví dụ về một vụ án với những tình huống mà khi tiến hành điều tra cơ quan điều tra bắt buộc phải Luận văn Luật 0
T Nghiên cứu tình huống về những lỗi sai trong việc sử dụng thức giả định của sinh viên. M.A Thesis Li Ngoại ngữ 0
L Nghiên cứu về việc sử dụng đóng vai tình huống để nâng cao khả năng nói tiếng Anh của sinh viên khôn Ngoại ngữ 0
L Hãy sưu tầm 1 tình huống về tranh chấp trong doanh nghiệp FDI và nhận xét về tình huống đó Tài liệu chưa phân loại 0
T Tình huống về quản trị nhân sự trong các MNC’s: Động viên nhân viên – bài học từ Ritz-Carlton Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top