Nicanor

New Member
Download Tiểu luận Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về bắt người, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện miễn phí
PHẦN MỞ ĐẦU
Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Chương VI Bộ luật Tố tụng hình sự. Hoạt động bắt người phạm tội luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị, xã hội vì bắt người đúng hay không đúng các quy định của pháp có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm...của công dân, liên quan nhiều đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam luôn là đòi hỏi không thể thiếu để góp phần hoàn thiện pháp luật. Mặt khác, bắt người là biện pháp ngăn chặn nên cần đánh giá hiệu quả thực tế của nó trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, nhằm phát huy tác dụng tích cực, khắc phục những hạn chế là hết sức cần thiết.
Sau đây bài viết sẽ tìm hiểu về vấn đề bắt người theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, thực tiễn thi hành và một số phương hướng hoàn thiện.
PHẦN NỘI DUNG
I - Nhận thức chung về biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự
1. Khái niệm bắt người.
Bắt người là một biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn tránh pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
2. Vai trò và ý nghĩa của việc bắt người phạm tội
Việc bắt người đúng pháp luật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng như hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án của người phạm tội, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thuận lợi. Ngược lại, việc bắt người không đúng pháp luật sẽ gây tác hại nhiều mặt như xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, làm giảm uy tín của Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây hoang mang trong dư luận, dễ bị các thế lực phản động, thù địch trong và ngoài nước lợi dụng để xuyên tạc nói xấu chế độ, chống lại nhà nước.
Vì vậy, có thể nói việc bắt người trong tố tụng hình sự có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn.
II. Qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bắt người
Bắt người không phải là một biện pháp trừng phạt của pháp luật đối với người phạm tội mà là biện pháp ngăn chặn của tố tụng hình sự được áp dụng để tước bỏ điều kiện gây ra tội phạm, chặn đứng hành vi phạm tội và hành vi trốn tránh pháp luật của người phạm tội, bảo đảm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Xuất phát từ những diễn biến của tình hình phạm tội, từ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, yêu cầu tăng cường pháp chế và vấn đề bảo đảm các quyền cơ bản của công dân, Bộ luật TTHS đã phân định ba trường hợp bắt người cụ thể với nội dung, thẩm quyền và thủ tục khác nhau, đó là: Bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã.
1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1.1. Khái niệm
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt người đã bị khởi tố về hình sự hay người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử để tạm giam nhằm ngăn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
1.2. Đối tượng áp dụng và điều kiện áp dụng
Như vậy, đối tượng của việc bắt người để tạm giam chỉ có thể là bị can hay bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hay hay người chưa bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam.
Tuy vậy, cũng cần nhấn mạnh rằng, bắt bị can, bị cáo để tạm giam không phải là biện pháp ngăn chặn duy nhất, vì thế không phải mọi bị can, bị cáo đều bị bắt để tạm giam. Việc quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải căn cứ vào tính chất của tội phạm đã xảy ra, nhân thân người phạm tội và thái độ của người phạm tội sau khi thực hiện tội phạm. Điều đó có nghĩa là chỉ được bắt để tạm giam đối với một người khi có đủ căn cứ để xác định người đó đã thực hiện hành vi phạm tội mà xét thấy đáng bắt để tạo điều kiện cho việc điều tra xử lý tội phạm. Người phạm tội nhưng không đáng bắt thì kiên quyết không bắt. Đối với họ có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Ví dụ: bị can, bị cáo phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng hay phạm tội do vô ý, không có hành động cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử thì không cần bắt tạm giam. Đối với những bị can, bị cáo phạm tội có tính chất nghiêm trọng như phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia, giết người, cướp tài sản… hay phạm các tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên một năm và có căn cứ để cho rằng họ sẽ trốn, tiếp tục phạm tội hay có hành động cản trở việc điều tra, xét xử thì cần kiên quyết bắt để tạm giam.
1.3. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định những người sau đây có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
- Trong giai đoạn điều tra, việc bắt bị can để tạm giam do Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp quyết định;
Trường hợp cơ quan điều tra ra lệnh thì lệnh bắt bị can để tạm giam phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Sự phê chuẩn của Viện kiểm sát là một thủ tục pháp lý bắt buộc nhằm kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của lệnh bắt để bảo đảm hiệu lực của lệnh bắt người cũng như sự cần thiết phải bắt tạm giam bị can. Ngoài ra, quy định việc xem xét để phê chuẩn lệnh bắt người của Cơ quan điều tra trước khi thi hành còn giúp hạn chế tình trạng lạm dụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một cách trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vì những mục đích cá nhân. Những lệnh bắt người không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp sẽ không có giá trị thi hành. Thời hạn xem xét để ra quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt bị can để tạm giam là ba ngày kể từ khi Viện kiểm sát nhận được công văn đề nghị xét phê chuẩn cùng các tài liệu có liên quan đến việc bắt.
- Trong giai đoạn truy tô, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp quyết định;
- Chánh án, Phó chánh án tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.
- Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng xét xử quyết định.
1.4. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Khoản 2 và khoản 3 Điều 80 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
- Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu của cơ quan.
- Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe.
- Khi bắt phải lập biên bản bắt người. Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, thái độ của người bị bắt trong việc chấp hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu liên quan được phát hiện, bị tạm giữ và những yêu cầu, khiếu nại của người bị bắt. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản. Nếu có ý kiến khác hay không đồng ý với nội dung biên bản thì họ có quyền ghi vào biên bản và ký tên.
- Khi tiến hành bắt người phải có thay mặt chính quyền xã, phường, thị trấn hay thay mặt của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hay làm việc và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Sự vắng mặt của những người nói trên làm cho việc bắt người trong trường hợp này không bảo đảm tính hợp pháp.

PHẦN NỘI DUNG
I - Nhận thức chung về biện pháp bắt người trong tố tụng hình sự
1. Khái niệm bắt người.
2. Vai trò và ý nghĩa của việc bắt người phạm tội
II. Qui định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về bắt người
1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp
3. Việc bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã
4. Những việc cần làm ngay sau khi nhận người bị bắt
III – Thực trạng và một số vấn đề hoàn thiện quy định về biện pháp ngăn chặn bắt người trong luật Tố tụng hình sự Việt Nam.
PHẦN KẾT LUẬN

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

KhoaLeVa

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về bắt người, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện

xin ad cho mình link tải bài viết này, phục vụ cho quá trình nghiên cứu biện pháp bắt người, chỉ nhằm mục đích tham khảo
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về bắt người, thực tiễn thi hành và hướng hoàn thiện

Link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Đánh giá tác động của chính sách thời giờ làm việc – thời gian nghỉ ngơi theo quy định Luận văn Kinh tế 0
D Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính việt nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu hệ thống chứng từ kế toán theo quy định của TT 200/2014/TT-BTC Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng Văn hóa, Xã hội 0
D Quy chế pháp lý của đảo theo quy định của công ước luật biển năm 1982 và những vấn đề đặt ra đối với Luận văn Luật 0
D Bằng những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, hãy chứng minh thuế nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top