bupbwbaby2006

New Member

Download Tiểu luận Thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của toà án nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành miễn phí





Khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2003 đã quy định: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng trừ những tội phạm sau:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
- Các tội phá hoại hoà bình, chống phá loài người và tội phạm chiến tranh.
- Các tội quy định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216 - 219, 221 - 226, 263. 293 - 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
Như vậy, thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án cấp huyện đã được mở rộng hơn rất nhiều so với Bộ luật tố tụng Hình sự. Nếu như trước đây, Tòa án cấp huyện chỉ được xét xử các tội có khung hình phạt từ 7 năm tù trở xuống thì nay đã được nâng lên mức 15 năm tù.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Từ khái niệm này giúp ta có thể hiểu thẩm quyền là quyền được thực hiện những hành vi pháp lý mà pháp luật giao cho một tổ chức hay một nhân viên Nhà nước.
Mỗi cơ quan Nhà nước khi thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình đều hoạt động trong một lĩnh vực, một phạm vi nhất định với những quyền năng mà pháp luật cho phép. Việc thực hiện này gọi là thẩm quyền của cơ quan, tổ chức đó; sự phân định thẩm quyền là điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động của bộ máy Nhà nước đồng bộ, nhịp nhàng không trùng lặp, chồng chéo nhau.
Bộ máy Nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất không phân chia, nhưng có phân công rành mạch giữa ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tòa án là một cơ quan được Quốc hội phân công trực tiếp thực hiện quyền tư pháp, có chức năng xét xử để bảo vệ pháp luật, bảo đảm lẽ phải và công bằng xã hội. Thực hiện chức năng này, Tòa án có quyền xét xử các vụ án. Quyền xét xử các vụ án được hiểu là thẩm quyền xét xử. Và thẩm quyền này chỉ thuộc về Tòa án mà không thuộc về một cơ quan Nhà nước nào khác.
b. Khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự
Ở nước ta, thẩm quyền xét sử về hình sự là quyền của Tòa án đối với việc xét xử các vụ án Hình sự, trong đó có phân ra thẩm quyền xét xử sơ thẩm, thẩm quyền xét sử phúc thẩm, thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Trong các loại thẩm quyền thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm có ý nghĩa và tầm quan trọng hơn cả. Việc xác định thẩm quyền xét xử sơ thẩm đúng đắn sẽ tạo điều kiện dễ dàng để xác định thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
Có thể hiểu khái niệm thẩm quyền xét xử sơ thẩm về hình sự là quyền của Tòa án được xét xử vụ án Hình sự do pháp luật tố tụng hình sự quy định trên cơ sở dấu hiệu về tính nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, tính phức tạp của vụ án, địa điểm xảy ra tội phạm và đặc điểm nhân thân của người phạm tội.
2. Những căn cứ để quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự của Toà án.
Muốn quy định thẩm quyền xét xử được chính xác phải dựa vào những căn cứ, cơ sở có tính khoa học được đúc rút từ thực tiễn. Dựa vào những căn cứ này, nhà làm luật tính toán, cân nhắc đến mọi khả năng, dự liệu các tình huống để quy định thẩm quyền cho mỗi cấp Tòa án.
Căn cứ vào tính nghiêm trọng, phức tạp của tội phạm: Tính nghiêm trọng của tội phạm được nhà làm luật thể hiện thông qua mức chế tài quy định đối với tội phạm đó. Tội phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt càng cao. Vì vậy, muốn giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác thì khi phân định thẩm quyền xét xử cho Tòa án các cấp phải căn cứ vào tính nghiêm trọng của tội phạm. Theo đó, loại tội phạm càng nghiêm trọng càng đòi hỏi cơ quan và người tiến hành tố tụng có năng lực cao hơn.
Cùng với đó, khi quy định thẩm quyền xét xử sơ thẩm hình sự còn phải căn cứ vào tính phức tạp của từng loại tội phạm. Tính phức tạo của tội phạm có thể được xem xét ở các mặt chủ thể, khách thể, đường lối xử lý tội phạm, khả năng điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.
Sở dĩ, quy định thẩm quyền xét xử phải căn cứ cả tính nghiêm trọng và phức tạp của tội phạm vì đây là hai khái niệm không đồng nhất. Thông thường thì tội phạm nghiêm trọng là tội phạm phức tạp, tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm đơn giản. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, tội phạm ít nghiêm trọng lại phức tạp. Ví dụ như vụ án mà người phạm tội là người có chức sắc cao trong tôn giáo, mặc dù tội phạm là ít nghiêm trọng, nhưng đây được coi là những vụ án phức tạp khi xét xử.
Căn cứ vào cách tổ chức hệ thống cơ quan nhà nước nói chung, các cơ quan tư pháp nói riêng, vào thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng: Dựa vào cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực, hành chính và tư pháp theo địa vị hành chính lãnh thổ, nhà làm luật quy định thẩm quyền xét xử cho từng cấp Toà án. Việc quy định này phù hợp với nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay của ta. Bộ luật tố tụng hình sự đã căn cứ vào cách tổ chức đó để quy định thẩm quyền xét xử.
Cùng với cách tổ chức cơ quan nhà nước theo địa giới hành chính, việc phân định thẩm quyền xét xử còn căn cứ vào thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng. Thẩm quyền xét xử của Tòa án được coi là cơ sở để xác định thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra và thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát. Mỗi vụ án có được xét xử tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều tra. Vì vậy quy định thẩm quyền xét xử phải tính đến khả năng của cơ quan điều tra, Viện kiêm sát cùng cấp để có sự phù hợp về thẩm quyền giữa ba cơ quan tiến hành tố tụng.
Căn cứ vào trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân nói riêng và người tiến hành tố tụng nói chung: Xã hội luôn đòi hỏi Tòa án phải là biểu tượng của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phải là nơi thể hiện bản chất của pháp luật. Để có thể làm được điều đó, vấn đề hết sức quan trọng là Tòa án phải có đội ngũ những người xét xử có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn cao. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn của đội ngũ điều tra viên và kiểm sát viên cũng có quan hệ khăng khít với thẩm quyền xét xử của từng cấp Toà án. Căn cứ vào trình độ chuyên môn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, điều tra viên hiện tại và khả năng đào tạo trong tương lai cũng như năng lực công tác của họ mà các nhà làm luật quy định thẩm quyền xét xử hình sự cho phù hợp.
Căn cứ vào mối liên hệ giữa thẩm quyền xét xử với các chế định khác của tố tụng hình sự: Trong tố tụng hình sự các chế định pháp lý có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Sự hình thành và phát triển của một chế định này luôn tác động đến những chế định khác. Là một chế định quan trọng của Luật TTHS, thẩm quyền xét xử của Toà án có liên quan tới nhiều chế định khác. Khi thay đổi thẩm quyền xét xử sẽ tác động đến những chế định đó. Sự tác động này có thể theo chiều hướng thúc đẩy nhưng cũng có thể là hạn chế việc thực hiện các chế định đó. Vì vậy, khi quy định thẩm quyền xét xử của Tòa án phải căn cứ vào mối liên hệ với các chế định pháp lý khác của tố tụng hình sự.
Căn cứ hiệu quả kinh tế của hoạt động xét xử và các hoạt động tố tụng khác: Khi tiến hành các hoạt động tố tụng phải tính toán đến hiệu quả kinh tế sao cho vẫn đạt được kết quả nhưng chi phí thấp. Yêu cầu này được đặt ra không chỉ với hoạt động xét xử mà còn đối với các hoạt động tố tụng khác như điều tra, truy tố. Có thể thấy rằng vụ án càng được xét xử ở Tòa án cấp thấp hơn thì càng giảm được chi phí của Nhà nước cho các hoạt động điều tra, xét xử cũng như giảm phần chi phí của người tham gia tố tụng,, các tổ chức xã hội và công dân tham gi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top