Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..………………………………………………………………..……...1
NỘI DUNG…………………………………..…………...………………….…....2
1.Cơ sở pháp lý ……………………………………………..………………….....2
2. Thực thi quyền hạn của Quốc hội và vai trò của Quốc hội
trong lĩnh vực ngân sách nhà nước ……………………………………..…4
2.1 Thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách
nhà nước. …………………………………………………………………...4
2.2 Vai trò của Quốc hội trong trong lĩnh vực ngân sách nhà nước ….…………5
3. Thực trạng việc thực thi quyền hạn của của Quốc hội trong
lĩnh vực ngân sách nhà nước …………………………………………………6
4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền hạn của
Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. …………………………….........9
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….12

MỞ ĐẦU
Quốc hội là cơ quan thay mặt cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Việt Nam. Chính vì thế mà quyền hạn và vai trò của Quốc hội là rất lớn đối với các hoạt động của bộ máy nhà nước để thực hiện chức năng của nhà nước. Quốc hội thực hiện vai trò lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Trong đó, lĩnh vực ngân sách nhà nước là một lĩnh vực quan trọng. Quốc hội cùng các cơ quan chuyên trách của mình tham gia vào lĩnh vực ngân sách nhà nước ngay từ khâu ban hành và bãi bỏ các sắc thuế, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, quyết định chiến lược và chính sách tài chính quốc gia…
Và thực tế cho thấy, Quốc hội đã đạt được những kết quả rất lớn và tác động tích cực trong việc thực hiện chức năng quyết định ngân sách Nhà nước, các chương trình, dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số hạn chế về quy trình ngân sách, tổ chức bộ máy cơ quan lập pháp và công cụ hỗ trợ đã là những tồn tại và hạn chế trong việc nâng cao vai trò của Quốc hội.
Vậy, việc thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước trong thực tế hiện nay ở nước ta như thế nào? Đây là một vấn đề cần được sự quan tâm, tìm hiểu của tất cả chúng ta. Do đó, trong bài tập nhóm tháng 1 lần này, nhóm chúng em đã lựa chọn đề bài số 3: “Thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.
Do khả năng còn hạn chế nên bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để chúng em hoàn thiện được kiến thức của mình. Chúng em xin chân thành cảm ơn!






NỘI DUNG

1. Cơ sở pháp lý.
Hiến pháp năm 1992 đã được Quốc hội khóa X sửa đổi, bổ sung năm 2001. Tại khoản 4 Điều 84 của Hiến pháp này đã khẳng định quyền và nghĩa vụ của Quốc hội trong lĩnh vực tài chính ngân sách như sau: “Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước; quy định, sửa đổi hay bãi bỏ các thứ thuế”. Quy định trên còn được thể hiện ở khoản 4 Điều 2 Luật tổ chức Quốc hội
Thực hiện quyền quyết định của mình năm 1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật ngân sách nhà nước và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/ 1/ 1997. Đây là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất đối với công tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước góp phần hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế, phục vụ quá trình đổi mới kinh tế xã hội. Vai trò của Quốc hội và các cơ quan Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như lĩnh vực kinh tế - ngân sách là một bước khẳng định vai trò của cơ quan dân cử trong đời sống chính trị đất nước.
Cụ thể hóa quy định của hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) về chức năng của Quốc hội, năm 2002 Quốc hội khóa XI tiếp tục sửa đổi bổ sung Luật ngân sách nhà nước năm 1996, Luật ngân sách nhà nước sửa đổi bổ sung năm 2002 có hiệu lực từ năm ngân sách 2004 đã cụ thể hóa thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Điều 15, Luật NSNN năm 2002 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội như sau:
“1. Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách;
2. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách nhà nước;
3. Quyết định dự toán ngân sách nhà nước:
a) Tổng số thu ngân sách nhà nước, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại;
b) Tổng số chi ngân sách nhà nước, bao gồm chi ngân sách trung ương và chi ngân sách địa phương, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ và viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ;
c) Mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp;
4. Quyết định phân bổ ngân sách trung ương:
a) Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;
b) Dự toán chi của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực;
c) Mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu;
5. Quyết định các dự án, các công trình quan trọng quốc gia được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước;
6. Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết;
7. Giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước, các dự án và công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác;
8. Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
9. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lĩnh vực tài chính - ngân sách trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.”



2. Thực thi quyền hạn của Quốc hội và vai trò của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
2.1 Thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Một là, quyết định dự toán ngân sách nhà nước. Với thẩm quyền này trước tiên Quốc hội thảo luận và quyết định tổng quát về dự toán ngân sách nhà nước gồm tổng số thu ngân sách nhà nước và tổng số chi ngân sách nhà nước, mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp. Sau đó, Quốc hội quyết định chi tiết một số nội dung quan trọng trong dự toán ngân sách nhà nước. Những nội dung chủ yếu của thẩm tra dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước: thẩm tra việc bảo đảm yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; thẩm tra các căn cứ xây dựng dự toán và phân bổ dự toán; thẩm tra tính công bằng hợp lý, việc bảo đảm các mục tiêu ưu tiên; đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách còn phải thẩm tra các nội dung về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng địa phương; phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước (đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách); tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương (đối với năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách)...
Khi thẩm tra dự toán thu ngân sách, các cơ quan của Quốc hội tập trung dự báo các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng của các khu vực, các ngành, một số loại sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến thu ngân sách; các chính sách thu của Nhà nước ảnh hưởng đến thu ngân sách năm kế hoạch; dự kiến các nguồn thu mới tăng thêm; dự kiến các nguồn thu giảm đi; kết quả các nguồn thu giảm đi; kết quả thực hiện thu một số năm trước...
Hai là, quyết định phân bổ ngân sách trung ương gồm tổng số và mức chi từng lĩnh vực, dự toán chi của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và cơ quan khác ở trung ương theo từng lĩnh vực, mức bổ sung ngân sách từ trung ương cho ngân sách từng địa phương bao gồm bổ sung cân đối ngân sách và bổ sung có mục tiêu.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Tổ chức thực thi chính sách khuyến công của chính quyền tỉnh Bắc Giang Luận văn Kinh tế 2
O Nâng cao vai trò của hiệp hội để quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý Kinh tế quốc tế 0
M Vấn đề thực thi bản quyền tài liệu khoa học và công nghệ tại các thư viện trực thuộc Viện Khoa học x Văn hóa, Xã hội 0
H Nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở liên kết cá Văn hóa, Xã hội 0
B Mặt trận tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh với việc thực thi quyền lực chính trị của nhân dân trong giai đoạn hiệ Văn hóa, Xã hội 0
T Thực thi quyền lực của nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Văn hóa, Xã hội 0
N Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng Luận văn Luật 2
M Thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam và kinh nghiệm từ một số qu Luận văn Luật 0
M Thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia ở Đông Nam Á Luận văn Luật 0
W Về việc thực hiện thi quyền sở hữu trí tuệ theo hiệp định Trips trong tương quan so sánh với pháp lu Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top