MacNeill

New Member

Download Tiểu luận Thực trạng và giải pháp của hoạt động chất vấn Quốc hội miễn phí





Thực tế tại các kỳ họp Quốc hội cho thấy, 3 ngày chất vấn tại Hội trường vẫn nhắc lại nhiều những vấn đề đã nêu tại các lần chất vấn trước, thậm chí những “câu chuyện cũ” vẫn phải để lại đến kỳ họp sau. Một vài quan chức có thể không hài lòng và cho rằng sự việc nào đó đã được “hỏi” và đã được “trả lời”, nên không cần hỏi lại. Nhưng rõ ràng biết rồi không có nghĩa là đã giải quyết xong. Bởi vậy, các vị đại biểu Quốc hội có thể chất vấn nhiều lần về một vấn đề, cho đến khi nó được xử lý mới thôi. Thế nhưng, làm điều đó đối với đại biểu không dễ vì những nguyên nhân sau đây:



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. Đặt vấn đề.
Chất vấn là một trong những cách thiết yếu giúp nghị viện nhiều nước áp đặt trách nhiệm chính trị lên chính phủ. Điều này thể hiện qua việc các nghị sỹ đối lập sử dụng cơ hội này để buộc chính phủ phải giải trình, hay phê phán chính sách của chính phủ, thậm chí ra nghị quyết về việc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ. Để chính phủ có trách nhiệm hơn, một mục đích khác của chất vấn là kiểm tra năng lực của quan chức trong nắm bắt và điều chỉnh lĩnh vực được phân công. Để thực hiện mục đích này, Quốc hội nhiều nước, nhất là Quốc hội của các nước theo mô hình của Anh thường không cho biết trước các câu hỏi chất vấn. Một vị Bộ trưởng nắm vững công việc sẽ trả lời lưu loát các câu hỏi đặt ra, còn nếu ngược lại thì uy tín sẽ bị giảm sút.
Có thể hình dung đường đi nước bước của áp đặt trách nhiệm trong chất vấn như sau: Đầu tiên là xác định phạm vi trách nhiệm của người trả lời chất vấn; tiếp theo, người trả lời cần giải trình trước nghị viện những vấn đề được hỏi đến, nếu nghị viện thỏa mãn, hài lòng với sự giải trình đó, coi như đã “trả bài” xong. Khi câu hỏi đã khoanh vùng trách nhiệm của từng người trả lời chất vấn, thì người chất vấn mong chờ ở các vị Bộ trưởng năng lực giải trình, thể hiện mức độ nắm bắt vấn đề, cũng như giải pháp và thời hạn khắc phục vấn đề. Nếu không, bước tiếp theo sẽ là quy trách nhiệm – có thể dưới hình thức một nghị quyết (mà bỏ phiếu tín nhiệm chỉ là một trong những hình thức quy trách nhiệm). Tuy nhiên, chế tài cao nhất mà hoạt động chất vấn có thể dẫn đến là bỏ phiếu tín nhiệm ít khi được áp dụng. Do đó, tác dụng lớn nhất của chất vấn là tạo nên một sức ép áp đặt trách nhiệm lên những người trả lời chất vấn. Chất vấn là nhằm để các bộ trưởng luôn cảm giác áp lực đó mà làm việc tốt hơn.
Hoạt động chất vấn của Quốc hội nước ta vẫn chưa thực sự hoàn thiện vì vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Chính bởi vậy, ta cần liên tục nghiên cứu về thực trạng của hoạt động này để rút ra được giải pháp giúp hoạt động chính trị quan trọng này đem lại ý nghĩa và đạt tới hiệu quả tốt nhất có thể.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Hệ quả của chất vấn.
Trước hết, chất vấn dẫn đến hệ quả chính trị. Chất vấn là công cụ giám sát phát triển nhất của nghị viện các nước, vì nó quy trách nhiệm, có khi buộc tội các thành viên Chính phủ. Chất vấn có thể dẫn đến việc đặt vấn đề ủng hộ hay phản đối hoạt động của Chính phủ. Thậm chí có thể có việc đưa ra nghị quyết bất tín nhiệm và dẫn đến sự từ chức của Chính phủ. Chẳng hạn, theo Khoản 2, Điều 111, Hiến pháp Tây Ban Nha, “Bất kỳ sự chất vấn nào cũng có thể là lý do để đưa ra nghị quyết, qua đó các viện phản ánh quan điểm của mình”.
Ở các nước thuộc chính thể đại nghị hay chính thể hỗn hợp, hình thức chất vấn có thể dẫn đến việc đặt vấn đề ủng hộ hay phản đối hoạt động của Chính phủ. Thậm chí có thể có việc đưa ra nghị quyết bất tín nhiệm và dẫn đến sự từ chức của Chính phủ. “Bất kỳ sự chất vấn nào cũng có thể là lý do để đưa ra nghị quyết, qua đó các viện phản ánh quan điểm của mình” (Phần 2, Điều 111, Hiến pháp Tây Ban Nha). Do những hậu quả nghiêm trọng như vậy, qui tắc và qui chế của các viện có những qui định phức tạp về việc đưa ra và thảo luận chất vấn.
Ở một số nước, việc chất vấn có thể dẫn đến việc Quốc hội biểu quyết thông qua kiến nghị (motion) đưa ra thảo luận tại Quốc hội về trách nhiệm của một quan chức nào đó. Và cao hơn nữa, một số nước quy định khi kiến nghị thu được một số lượng chữ ký nhất định thì vị quan chức này phải điều trần trước Quốc hội và có thể bị cách chức, thậm chí Quốc hội có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với một chính sách của Chính phủ. Ví dụ ở Pháp có quy định: nếu một kiến nghị bất tín nhiệm Chính phủ thu nhận được chữ ký của ít nhất 10 nghị sĩ thì vấn đề đó sẽ được đưa ra thảo luận. Một số nước khác quy định cần có khoảng 20 hay 50 chữ ký…
Hệ quả chính trị của chất vấn cũng thể hiện ở chỗ, chất vấn xét về một khía cạnh nào đó là sự thông báo của Quốc hội về một vấn đề hay một tình trạng cần được lưu ý giải quyết. Sự thông báo này nhằm nâng cao tính đoán và trách nhiệm phải nhìn nhận trước vấn đề của các cơ quan quản lý.
Cuối cùng, trên phương diện hệ quả chính trị, chất vấn cũng có mục đích cung cấp thông tin và tạo cơ hội cho Quốc hội đánh giá, phê bình Chính phủ vì làm hay không làm điều gì đó. Bằng cách này các đại biểu có thể buộc các bộ trưởng chia sẻ thông tin. Ngay cả khi đơn thuần hỏi-đáp mà không biểu quyết về thái độ của nghị viện đối với trả lời của chính phủ, họat động này của nghị viện cũng đã buộc chính phủ phải giải trình đã được gì, chưa làm được gì, tại sao, và định làm gì trong tương lai.
Chất vấn cũng mang lại hệ quả xã hội to lớn, thường là có tác động rộng rãi hơn hệ quả chính trị. Chất vấn thu hút sự chú ý rộng rãi của công luận về vấn đề nào đó, do đó tạo sức ép lên Chính phủ để nó được giải quyết nhanh hơn. Chẳng hạn, mỗi năm Nghị viện Canada họp khoảng 150 ngày. Trong thời gian đó, hàng ngày Nghị viện đều có lịch chất vấn. Phần lớn ý kiến của cử tri về Chính phủ được hình thành trên cơ sở những gì họ thấy từ những buổi chất vấn này (và từ các hoạt động khác của Nghị viện) được phản ánh qua truyền hình và báo chí. Việc truyền hình hay truyền thanh trực tiếp và các bình luận của báo chí về những buổi trả lời chất vấn của các quan chức Chính phủ đã tạo nên một luồng công luận mạnh mẽ và gây áp lực xã hội to lớn. Vì vậy, ở một số nước đa số bộ trưởng phải từ chức do áp lực của công luận chứ không nhất thiết là áp lực từ phía nghị viện.
2. Thực trạng và giải pháp của hoạt động chất vấn Quốc hội.
a. Thực trạng.
Thực tế tại các kỳ họp Quốc hội cho thấy, 3 ngày chất vấn tại Hội trường vẫn nhắc lại nhiều những vấn đề đã nêu tại các lần chất vấn trước, thậm chí những “câu chuyện cũ” vẫn phải để lại đến kỳ họp sau. Một vài quan chức có thể không hài lòng và cho rằng sự việc nào đó đã được “hỏi” và đã được “trả lời”, nên không cần hỏi lại. Nhưng rõ ràng biết rồi không có nghĩa là đã giải quyết xong. Bởi vậy, các vị đại biểu Quốc hội có thể chất vấn nhiều lần về một vấn đề, cho đến khi nó được xử lý mới thôi. Thế nhưng, làm điều đó đối với đại biểu không dễ vì những nguyên nhân sau đây:
Trước hết là vì thời gian có hạn, mà vấn đề thì quá nhiều. Trong ba ngày chất vấn khoảng 6-7 thành viên Chính phủ sẽ đăng đàn, mỗi người trả lời đã trên dưới chục vấn đề lớn nhỏ; như vậy, sẽ có hàng chục vấn đề được đưa ra. Do đó, thường ngay sau khi Bộ trưởng trả lời xong một câu hỏi, nội dung chất vấn nhiều khả năng chuyển sang hướng khác...
 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ ehero95ls:
cho mình xin link

Bạn download tại file đính kèm nhé
Nhớ thank chủ thớt
 

Attachments

  • tieu_luan_thuc_trang_va_giai_phap_cua_hoat_dong.zip
    16,2 KB · Lượt xem: 0
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top