dungnew

New Member

Download Tiểu luận Chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của một số quốc gia Asean miễn phí





Về phạm vi trách nhiệm, Điều 69 luật Malaysia quy định các thiệt hại thuộc phạm vi phải chịu trách nhiệm do khuyết tật của sản phẩm không bao gồm thiệt hại đối với chính khuyết tật của sản phẩm, thiệt hại đối với chính sản phẩm có khuyết tật và thiệt hại đối với những tài sản tại thời điểm bị mất mát hay thiệt hại không phải là tài sản tiêu dùng hay không được người thiệt hại định sử dụng cho mục đích chính là tiêu dùng.
Về cơ sở xác định trách nhiệm, Điều 70 của Luật người tiêu dùng Malaysia viện dẫn Luật Dân sự 1956, theo đó thiệt hại mà một người phải chịu trách nhiệm sẽ được coi là thiệt hại gây ra bởi hành vi sai trái, bất cẩn hay lỗi của người đó. Như vậy, lỗi trong pháp luật về trách nhiệm sản phẩm của Malaysia là lỗi suy đoán và để khiếu kiện, chỉ cần xác định có thiệt hại xảy ra hay không và có người phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó hay không (nhà sản xuất, nhập khẩu hay cung ứng).
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

bảo thực thi bởi ba cơ quan: - Cục Y tế: chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về thực phẩm, thuốc và mỹ phẩm; - Cục Nông nghiệp: chịu trách nhiệm về những sản phẩm liên quan đến nông nghiệp và - Cục Công - Thương: chịu trách nhiệm về tất cả các sản phẩm tiêu dùng khác[6]. Quá trình khiếu nại của người tiêu dùng cũng được hỗ trợ bởi các Văn phòng vì lợi ích người tiêu dùng thành lập bởi cả các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp của tư nhân. Về chủ thể phải chịu trách nhiệm, Trong Chương 5 của Luật Người tiêu dùng về vấn đề trách nhiệm đối với sản phẩm và dịch vụ, Điều 97 quy định trách nhiệm đối với các sản phẩm có khuyết tật, theo đó “bất kỳ nhà sản xuất hay nhập khẩu nào của Philippines hay nước ngoài đều phải chịu trách nhiệm khôi phục hay bồi thường, không kể có lỗi hay không, đối với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng do các khuyết tật có nguyên nhân từ thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp ráp, dựng, nâng cấp, trình bày hay đóng gói sản phẩm, cũng như do cung cấp không đầy đủ thông tin về công dụng và các khả năng gây hại của chúng”. Đối với trách nhiệm của người bán, Điều 98 Luật Người tiêu dùng quy định: người kinh doanh/bán hàng sẽ phải chịu trách nhiệm tương tự như các nhà sản xuất, nhập khẩu khi a) không thể xác định được người sản xuất, chế tạo, xây dựng, chế biến hay nhập khẩu; b) sản phẩm được cung cấp mà không chỉ rõ nhà sản xuất, chế tạo, xây dựng, chế biến hay nhập khẩu; c) người đó đã không áp dụng các biện pháp bảo quản cần thiết đối với các sản phẩm dễ hư hỏng. Bên bồi thương cho người bị thiệt hại có quyền đòi bồi hoàn một phần hay toàn bộ khoản đã bồi thường từ các bên khác có trách nhiệm, căn cứ vào phần hay trách nhiệm của họ đối với thiệt hại đã xảy ra. Điều đáng chú ý là Luật Người tiêu dùng của Philippines đã xác định cơ chế trách nhiệm đối với sản phẩm dịch vụ[7]. Cụ thể, Điều 99 về trách nhiệm đối với dịch vụ có khuyết tật quy định: nhà cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm sửa chữa, khôi phục, bồi thường, không phụ thuộc vào việc có lỗi hay không, đối với những thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng do những khuyết tật liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cũng như việc không cung cấp đầy đủ thông tin về việc thực hiện dịch vụ và khả năng gây hại của nó. Về khái niệm sản phẩm có khuyết tật, theo Điều 97, một sản phẩm được coi là khuyết tật khi sản phẩm đó không đảm bảo an toàn ở mức độ mà người ta có thể trông đợi một cách hợp lý, có căn cứ vào những tình huống cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn bởi: a) Việc trưng bày sản phẩm; b) Công dụng và khả năng gây hại có thể nhìn thấy trước một cách hợp lý; c) Thời điểm sản phẩm được đưa vào lưu thông. Một sản phẩm không bị coi là khuyết tật chỉ vì có một sản phẩm khác tốt hơn được đưa vào thị trường. Người sản xuất, lắp đặt, chế biến hay nhập khẩu không phải chịu trách nhiệm khi chứng minh được: a) Họ đã không đưa sản phẩm ra thị trường; b) Mặc dù họ đã đưa sản phẩm vào thị trường nhưng sản phẩm đó không có khuyết tật; c) Chỉ có người tiêu dùng hay bên thứ ba có lỗi. Về khái niệm dịch vụ có khuyết tật, theo Điều 99, Dịch vụ được coi là có khuyết tật khi nó không đảm bảo an toàn ở mức độ mà người tiêu dùng có thể trông đợi một cách hợp lý, có căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, bao gồm nhưng không giới hạn bởi: a) Cách thức cung cấp dịch vụ; b) Hậu quả của khả năng gây hại mà người ta có thể đoán một cách hợp lý; c) Thời gian cung cấp dịch vụ. Tương tự như sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sẽ không bị coi là khuyết tật chỉ vì lý do có sử dụng hay giới thiệu một kỹ năng mới. Nhà cung cấp dịch vụ không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được: a) Không có khuyết tật trong dịch vụ được cung cấp; b) Chỉ có người tiêu dùng hay bên thứ ba có lỗi. Ngoài các vấn đề trên, Luật Người tiêu dùng của Philippines còn có quy định về trách nhiệm trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ được cung cấp không hoàn chỉnh. Theo quy định tại Điều 100, nhà cung cấp các hàng hoá tiêu dùng dùng lâu dài hay trong thời gian ngắn phải liên đới chịu trách nhiệm về sự không hoàn chỉnh của chất lượng khiến cho sản phẩm đó không thích hợp hay không đầy đủ cho mục đích tiêu dùng mà nó đã được thiết kế hay làm giảm giá trị, và những hệ quả từ sự không nhất quán với thông tin được đưa ra trên bao bì, nhãn hay các thông tin được công bố công khai, quảng cáo, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể có những khác biệt mang tính bản chất, người tiêu dùng có thể yêu cầu thay thế những phần chưa hoàn chỉnh. Nếu sự không hoàn chỉnh không được sửa chữa trong thời gian (30) ngày, người tiêu dùng có thể lựa chọn yêu cầu: a) Thay thế sản phẩm bằng sản phẩm khác cùng loại và đã được hoàn chỉnh; b) Đòi hoàn tiền ngay lập tức, không xem xét đến bất kỳ sự mất mát hay thiệt hại nào; c) Giảm giá theo một tỷ lệ phù hợp. Các bên có thể thoả thuận giảm hay tăng thời hạn đã được quy định ở trên; nhưng thời hạn đó không được ít hơn 7 ngày và không dài hơn 180 ngày. Người tiêu dùng có thể sử dụng ngay lập tức các biện pháp đã được quy định trên khi mà liên quan đến sự không hoàn chỉnh, việc thay thế các phần không hoàn chỉnh có thể làm ảnh hưởng đến đặc tính hay chất lượng sản phẩm, từ đó làm giảm giá trị của sản phẩm. Nếu người tiêu dùng lựa chọn các biện pháp được quy định trên, và việc thay thế sản phẩm là không thể thực hiện được, sản phẩm có thể được thay thế bằng sản phẩm thuộc loại, nhãn hiệu hay mẫu mã khác, với điều kiện bất kỳ sự chênh lệch giá cả nào cũng sẽ được bù đắp hay chi trả bởi bên gây ra thiệt hại, không phụ thuộc vào quy định liên quan khác. Về trách nhiệm đối với sản phẩm không đủ số lượng: theo điều 101, nhà cung cấp phải liên đới chịu trách nhiệm về sự không hoàn chỉnh về số lượng sản phẩm khi, có xem xét đến những tình huống cụ thể, trọng lượng tịnh của nó ít hơn số lượng được ghi trên bao bì, nhãn hay quảng cáo, người tiêu dùng có quyền, căn cứ vào lựa chọn của mình, yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp sau: a) Yêu cầu mức giá tương ứng; b) Bổ sung số lượng thiếu hay biện pháp khác; c) Thay thế sản phẩm bằng sản phẩm khác cùng loại, nhãn hiệu hay mẫu mã mà không bị thiếu về số lượng; d) Đòi hoàn tiền ngay lập tức, không phụ thuộc vào bất kỳ sự mất mát hay thiệt hại nào nếu có. Nhà cung cấp trung gian sẽ phải chịu trách nhiệm nếu công cụ sử dụng để cân, đo không đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà nước. Đối với trường hợp không hoàn chỉnh dịch vụ về mặt số lượng, Điều 102 quy định: nhà cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ sự không hoàn chỉnh nào về mặt số lượng khiến cho dịch vụ không phù hợp cho việc sử dụng hay suy giảm giá trị, và chịu trách nhiệm đối với những hậu quả phát sinh từ sự không nhất ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top