Download Tiểu luận Tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân theo pháp luật hiện hành miễn phí





Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND có ý nghĩa quan trọng đặc biệt vì tại kì họp này HĐND sẽ tiến hành bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp.Căn cứ báo cáo của Ban thẩm tra tư cách đại biểu, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết xác nhận tư cách các đại biểu Hội đồng nhân dân hay tuyên bố việc bầu đại biểu nào đó là không có giá trị,bầu Thường trực HĐND ,các Ban của HĐND và UBND cùng cấp.Điều 49 luật tổ chức HĐND và UBND quy định:"Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân được triệu tập chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn, thì kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh được triệu tập chậm nhất là bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;Kỳ họp thứ nhất của mỗi khoá Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khoá trước triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân khoá mới;Trong trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân triệu tập kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khoá mới. Nếu khuyết cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên để triệu tập và chủ tọa kỳ họp cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân; ở cấp tỉnh thì do Uỷ ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên".



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lãnh đạo thống nhất của Trung ương đồng thời phát huy quyền chủ động,sáng tạo của địa phương.
Để thực hiện những nhiệm vụ,quyền hạn và chức năng ấy,hội đồng nhân dân(HĐND) có một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và hoạt động của nó.Tổ chức và hoạt động của HĐND hiện hành được ghi nhận trong hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam (Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001) chương IX (từ điều 118 đến điều 125 trừ điều 124) và được cụ thể hóa trong luật tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân (UBND) 2003.
Ngoài ra việc tổ chức HĐND còn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác như :
- Nghị quyết số 26/2008/NQ-QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
- Nghị quyết số 724/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về danh sách huyện, quận, phường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường;
- Nghị quyết điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của UBND huyện, quận, phường nơi không tổ chức HĐND huyện, quận, phường số 725/2009 /NQ-UBTVQH12…..
Trong phạm vi bài tiểu luận ngắn với đề tài tìm hiểu về “tổ chức và hoạt động của HĐND theo pháp luật hiện hành”, bài viết sẽ tập trung vào các quy định tại Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001 và luật tổ chức HĐND 2003.
I.CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Để hiệu quả hoạt động của HĐND được đảm bảo, thực thi các chức năng quyền hạn của mình, HĐND cần có các bộ phận giúp việc. Với ý nghĩa đó pháp luật đã ghi nhận và quy định cơ cấu tổ chức của HĐND. Mỗi bộ phận cấu thành của HĐND: Thường trực HĐND, các ban của HĐND, đại biểu HĐND có vị trí nhất định.
1.Thường trực hội đồng nhân dân
Thường trực HĐND là cơ quan mới được thành lập từ khi có luật tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân(UBND) 6/1989.Để phù hợp với hiến pháp 1992 cũng như phù hợp với thời đại,luật tổ chức HĐND và UBND có nhiều lần sửa đổi bổ sung,kế thừa,thay thế.Luật tổ chức HĐND và UBND Ngày 26 Tháng 11 năm 2003(gọi tắt là Luật tổ chức HĐND và UBND)quy định tổ chức Thường trực HĐND ở tất cả các cấp(Điều 5).
Theo Điều 52 luật tổ chức HĐND và UBND"Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp."
Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra(theo Điều 52 luật tổ chức HĐND và UBND ).Tại kì họp đầu tiên của mỗi khóa HĐND,thường trực được chọn bầu ra trong số đại biểu theo thể thức : bầu chủ tịch HĐND theo sự theo sự giới thiệu của chủ tọa kì họp.Chủ tọa kỳ họp này là chủ tịch HĐND khóa trước nếu khuyết thì do phó chủ tịch và nếu khuyết cả hai thì là triệu tập viên do thường trực HĐND cấp trên chỉ huy.Bầu phó chủ tịch và Ủy viên thường trực theo sự giới thiệu của chủ tịch.Đại biểu HĐND cũng có quyền giới thiệu và ứng cử vào các chức vụ đó(theo Điều 49,51 luật tổ chức HĐND và UBND).Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân phải được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn(Theo Điều 52 luật tổ chức HĐND và UBND).Trong khi chờ phê chuẩn,những người được bầu giữ các chức vụ trên được thực hiện ngay nhiệm vụ,quyền hạn của mình(khoản 3 Điều 51 luật tổ chức HĐND và UBND).
Nhiệm kì của Thường trực HĐND theo nhiệm kì của HĐND là 5 năm,thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp(theo Điều 52).Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 còn quy định Chủ tịch HĐND,Chủ tịch UBND ở mỗi đơn vị hành chính không giữ chức vụ đó quá hai nhiệm kỳ liên tục(khoản 3 Điều 6).
Thường trực HĐND có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân;
Đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
Giám sát việc thi hành pháp luật tại địa phương;
Điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân;
Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân;
Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;
Trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hay của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
Phối hợp với Uỷ ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hay đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp lên Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp mình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ;
Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân.
Thường trực HĐND làm việc theo nguyên tắc tập thể.Mỗi tháng thường trực HĐND họp ít nhất một lần để kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và các quyết định của mình,đề ra nhiệm vụ công tác tháng sau.Thương trực HĐND cũng có thể họp bất thường theo đề nghị của từng thành viên thường trực HĐND.
2.Các ban của HĐND
Các Ban của HĐND được lập ra để giúp HĐND hoạt động.Theo quy định của pháp luật hiện hành HĐNDcấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá - xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc.HĐNDcấp huyện thành lập hai Ban: Ban kinh tế - xã hội; Ban pháp chế(Điều 54 luật tổ chức HĐND và UBND).
Các ban của HĐND được t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top