Destrey

New Member

Download Tiểu luận Nhu cầu và những quan điểm cơ bản hoàn thiện chế định hình phạt bổ sung trong Luật hình sự Việt Nam miễn phí





Xây dựng các quy định về HPBS trong pháp luật hình sự phải đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi
Các chế định trong PLHS không tách rời nhau, luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Điều này tất yếu dẫn tới việc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các quy định về HPBS trong PLHS phải đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ, khả thi. Nếu chỉ nhấn mạnh đến việc điều chỉnh một mặt nào đó của các quy định về HPBS sẽ làm giảm đi hiệu lực và hiệu quả của nó. Đồng thời việc sửa đổi bổ sung, hoàn thiện các chế định của PLHS, trong đó có các quyđịnh về HPBS cũng phải tiến hành hoàn thiện đồng bộ, thống nhất các pháp luật khác trong HTPL về đấu tranh phòng chống tội phạm của nước ta.
Do vậy, chúng ta cần xác định đầy đủ mọi vấn đề cần sửa đổi và bổ sung trong quá trình hoàn thiện các quy định về HPBS và cùng với nó là xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật toàn diện, thống nhất, đồng bộ, khả thi trên các mặt sau:
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

những lợi ích, giá trị nhân đạo đối với con ngư-ời, đối với xã hội [2].
Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, điều tất yếu phải đổi mới, hoàn thiện pháp luật, trong đó có chế định HPBS, để tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Chế định HPBS cần được hoàn thiện để có thể theo kịp và phản ánh phù hợp với những biến đổi của tình hình kinh tế- xã hội khách quan quy định những đặc điểm cơ bản của tình hình tội phạm trong giai đoạn phát triển cụ thể của đời sống xã hội. Đồng thời, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới vàhội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra cho Việt Nam những cơ hội và thách thức lớn, trong đó có cả sự tác động đối với hệ thống pháp luật phòng chống tội phạm nói chung và các quy định về HPBS nói riêng.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, góp phần đảm bảo sự hợp lý giữa các quy định của PLHS với các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên hay đã ký và phê chuẩn, PLHS và chế định hình phạt phải có tính thống nhất, đồng bộ, ổn định, công khai, minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế. Điều này chỉ có được khi Nhà nước ta thực hiện những công việc cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chế định hình phạt, trong đó có HPBS.
* Đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt NamNhà nước pháp quyền là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và quản lý theo pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền của con người, quyền công dân [3]. Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN là một nhu cầu tất yếu khách quan ở Việt Nam, vì nó là cơ sở để Nhà nước ta thực hiện đúng đắn bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đồng thời, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là cách thức cơ bản để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động nội lực của toàn thể nhân dân, của các thành phần kinh tế vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xã hội công dânquốc lần thứ X đã xác định phương hướng: "Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân" [4].
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhà nước, cải cách pháp luật, bảo đảm nhà nước không ngừng vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả, giải quyết đúng đắn các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chủ động tích cực hội nhập quốc tế. Căn cứ vào những đặc trưng của nhà nước pháp quyền, có thể thấy nhiệm vụ cấp bách hàng đầu hiện nay là phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật nghiêm chỉnh, trong đó có PLHS. Những yêu cầu hoàn thiện các quy định về HPBS nhằm đáp ứng những đòi hỏi của nhà nước pháp quyền và công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay là:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về HPBS phải được đặt trong tổng thể chiến lược kinh tế-xã hội, công cuộc cải cách tư pháp, cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam;
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về HPBS phải được xây dựng trên nền tảng của các nguyên tắc pháp lý tiến bộ của nhân loại, như bình đẳng, công bằng, nhân đạo, dân chủ vàpháp chế;
Thứ ba, hoàn thiện các quy định về HPBS phải đề cao vai trò của pháp luật, tuân thủ pháp luật trong đời sống xã hội;
Thứ tư, hoàn thiện các quy định về HPBS phải bảo đảm chủ quyền của nhân dân; phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của con người.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định về HPBS để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp và có xu hướng phát triển.
* Nhu cầu hoàn thiện các quy định về HPBS cũng bắt nguồn từ chính những tồn tại,hạn chế, khiếm khuyết nhất định của các quy định này trong pháp luật hình sự của nước ta  HPBS và những nội dung của nó luôn được sửa đổi và bổ sung theo tiến trình lịch sử dân tộc. Điều này được thể hiện rõ thông qua các kết quả nghiên cứu lịch sử phát triển của chế định HPHS và qua thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm. Nhìn chung, sự thay đổi về từng loại HPBS cụ thể cũng như nội dung của một số HPBS ở nước ta là dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ nên nó đã phát huy vai trò tích cực của mình trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
BLHS Việt Nam năm 1999 được thi hành đã gần một thập kỷ đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ các quyền và tự do của công dân cũng như các lợi ích của nhà nước và xã hội. Các quy định về HPBS trong BLHS năm 1999 dù có nhiều thay đổi tích cực, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế và thiếu sót nhất định như: 1) HTHP, trong đó có HPBS còn chưa thực sự phong phú, đa dạng; các quy định về HPBS còn chưa đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, đồng bộ về các mặt trong nội tại các HPBS và giữa các HPBS với các HPC cũng như với các chế định khác trong pháp luật hình sự (PLHS); 2)Chưa có quy định rõ ràng, đồng bộ việc áp dụng các chế định miễn, giảm HPBS, tổng hợp HPBS trong trường hợp khác loại; 3) Không quy định hay quy định không đầy đủ, rõ ràng nội dung, phạm vi, điều kiện áp dụng đối với mỗi loại HPBS; 4) HPBS chưa được phân hóa cao đối với từng điều khoản về tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS; 5) Có không ít trường hợp, khi quy định HPBS đối với từng tội phạm cụ thể trong Phần các tội phạm của BLHS không đảm bảo sự tương xứng giữa tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và mức độ nghiêm khắc của chế tài, cũng như sự tương xứng và hợp lý giữa HPBS và HPC cho mỗi tội phạm và giữa các tội phạm với nhau; 6) Trong một số quy định về HPBS ở Phần các tội phạm cụ thể còn có tình trạng mâu thuẫn, không thống nhất với các quy định tương ứng trong Phần chung của BLHS cũng như giữa BLHS và Bộ luật tố tụng hình sự(BLTTHS); 7) Tỷ trọng của các HPBS được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS vẫn còn thấp, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của loại hình phạt này, đặc biệt là hình phạt tiền…Những tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây ra những vướng mắc, lúng túng, không thống nhất trong hoạt động xét xử của tòa án các cấp. ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top