dosonlam

New Member

Download Tiểu luận Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính hiện nay ở Việt Nam miễn phí





cần hoàn thiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng phân định rành mạch trách nhiệm, thẩm quyền của người ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính và thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại hành chính. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, Thanh tra Chính phủ đã thấy rằng, cần đổi mới thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng sau: công dân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu thủ trưởng cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan đó xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính do họ ban hành nếu cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình. Việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính không phải là một cấp giải quyết khiếu nại mà là giai đoạn tự xem xét lại quyết định hành chính theo thủ tục hành chính thông thường. Nếu công dân không đồng ý với việc xem xét của cơ quan hành chính hay quá một thời hạn nhất định mà cơ quan hành chính không xem xét lại quyết định của mình, thì công dân có quyền khiếu nại lên thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính hiện nay ở Việt Nam
1. Thực trạng cơ chế giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính
Để đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính. Năm 1991, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân. Năm 1995, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và năm 2006 sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh này. Năm 1998, Quốc hội thông qua Luật Khiếu nại, tố cáo; các năm 2004, 2005 sửa đổi, bổ sung Luật Khiếu nại, tố cáo theo hướng tạo thêm thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, giúp cho người dân có sự lựa chọn mới về việc giải quyết khiếu nại hành chính, cũng như góp phần nâng cao tính khách quan, dân chủ trong giải quyết các khiếu kiện hành chính, góp phần hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài.
Các văn bản pháp luật ra đời là cơ sở pháp lý để người dân thực hiện quyền khiếu nại, các cơ quan nhà nước có căn cứ giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, nhìn chung thực tế hoạt động giải quyết khiếu nại và khiếu kiện hành chính hiện nay của các cơ quan hành chính Nhà nước và Toà hành chính còn nhiều vướng mắc, hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại hành chính và yêu cầu quản lý của Nhà nước. Việc khiếu nại vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, trật tự xã hội ở một số địa bàn. Thực tế này có nhiều nguyên nhân từ cơ chế, chính sách chưa phù hợp; quy định của pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn, công tác quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém, sai phạm; việc tuyên truyền pháp luật còn hạn chế... trong đó, có nguyên nhân về cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính hiện nay còn nhiều bất cập, biểu hiện qua: 
a/ Hoạt động giải quyết khiếu nại của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước
Mỗi năm, các cơ quan hành chính từ trung ương đến cơ sở các cấp, các ngành phải tiếp nhận và giải quyết hàng chục nghìn vụ khiếu nại. Tuy nhiên, công tác giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính còn nhiều vướng mắc, bất cập về cơ chế giải quyết khiếu nại, dẫn đến nhiều vụ việc giải quyết chưa đảm bảo dân chủ, công khai; chưa khách quan, công bằng, hợp lý và tính khả thi thấp; nhiều quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật song vẫn không được thi hành nghiêm chỉnh; tình trạng khiếu nại đông người vượt cấp vẫn diễn ra ở nhiều nơi, cụ thể là:
- Theo quy định của pháp luật thì công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính đến cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính có quyết định, hành vi hành chính nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình. Người có quyết định hành chính bị khiếu nại là người giải quyết khiếu nại lần đầu. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định này cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan... Cơ chế giải quyết khiếu nại như vậy là chưa phù hợp, bởi việc giao cho người ra quyết định hành chính bị khiếu nại giải quyết khiếu nại đối với quyết định đó là chưa đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết; làm người dân thiếu tin tưởng nên sau khi giải quyết vẫn tiếp tục khiếu nại lên cấp trên. Hơn nữa, pháp luật cũng quy định người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại. Với thủ tục này, việc giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kéo dài và trong thực tiễn là không cần thiết và nhiều trường hợp cũng không thực hiện được.
- Đối với trường hợp giải quyết khiếu nại lần hai, pháp luật hiện hành quy định nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khiếu nại lên Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của người đó. Pháp luật không quy định bắt buộc người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại nên nhiều quyết định giải quyết khiếu nại chưa thấu tình, đạt lý, thậm chí có biểu hiện thiên vị, bao che, dung túng cho cấp dưới khi có sai phạm.
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước chưa đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công khai, minh bạch; chưa tạo ra cơ chế tranh luận bình đẳng trong quá trình giải quyết. Trong thực tế, cơ quan hành chính thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết một cách đơn phương, người khiếu nại hầu như ít có điều kiện tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc; vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính chưa được thể hiện đầy đủ. Các quy định hiện hành cũng chưa phân biệt rõ thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu với lần hai, giữa khiếu nại đòi huỷ bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính với thủ tục giải quyết khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại. Một số quy định về thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại cũng chưa phù hợp với thực tiễn... Đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền, song người dân vẫn không tin vào tính khách quan, công bằng của cơ quan hành chính đã giải quyết mà vẫn tái khiếu, tiếp khiếu vượt cấp lên trên.
- Pháp luật hiện hành chưa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan hành chính, của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, chưa quy định rõ các biện pháp chế tài xử lý đối với cơ quan hành chính, thủ trưởng cơ quan hành chính, cán bộ, công chức nhà nước để chậm trễ hay không giải quyết khiếu nại của người dân. Do vậy, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm tới việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại hành chính, còn thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo tiếp nhận và giải quyết khiếu nại kịp thời cho người dân nhưng không bị xử lý.
- Việc bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đã có hiệu lực pháp luật gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì trách nhiệm thi hành các quyết định này chủ yếu thuộc về các cơ quan hành chính nhà nước, pháp luật lại chưa quy định cụ thể trách nhiệm, các biện pháp chế tài đối các cơ quan không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại của cấp có thẩm quyền. Do đó, hiệu quả việc thi hành các quyết định hành chính phụ thuộc vào sự tự giác của các cơ quan hành chính. Các biện pháp cưỡng chế hành chính k...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top