thiendia9000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nguyên tắc và các nội dung cần quan tâm khi xây dựng Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

1. Nguyên tắc xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi
Thứ nhất, phát triển trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành
Luật Các tổ chức tín dụng (Luật CTCTD) hiện hành có nhiều quy định tốt, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, ví dụ: quy định về thành lập tổ chức tín dụng (TCTD), cơ cấu tổ chức của TCTD, các hoạt động chính như huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán và các quy định về kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản, thanh lý TCTD… Vì vậy, khi xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi cần tiếp tục kế thừa các quy định nói trên nhằm đảm bảo tính khả thi và tính hợp lý của Luật CTCTD trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập và cải cách toàn diện hệ thống pháp luật cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, đảm bảo tính toàn diện, tính thực tiễn, tính cụ thể, chi tiết và có khả năng áp dụng trực tiếp của Luật
Điểm yếu nhất của một số đạo luật được ban hành trong nhiều năm qua ở Việt Nam là nhiều quy định không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, không cụ thể nên không có khả năng áp dụng trực tiếp vào đời sống mà vẫn phải “chờ” nghị định quy định chi tiết và thông tư hướng dẫn thi hành. Điều này khiến cho các đạo luật mang tính chất là “luật khung”, chỉ thể hiện các quy định mang tính nguyên tắc và không thể áp dụng trực tiếp để giải quyết các vấn đề khúc mắc đặt ra trong thực tiễn.
Vì lẽ đó, khi xây dựng Luật CTCTD (sửa đổi) cần đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo tính toàn diện, tính thực tiễn, tính cụ thể, chi tiết của các quy định, trên cơ sở đó nhằm nâng cao tính thực thi của luật trong thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ ba, đảm bảo kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các tổ chức tín dụng và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có sử dụng dịch vụ ngân hàng của tổ chức tín dụng
Không thể phủ nhận rằng hệ thống pháp luật nói chung và Luật CTCTD nói riêng có tác động trực tiếp đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có lợi ích của Nhà nước, lợi ích của các TCTD và lợi ích của khách hàng của TCTD. Các lợi ích này đều phải được tôn trọng và đảm bảo thực hiện bằng hệ thống pháp luật công khai, minh bạch và có hiệu quả, trong đó có Luật CTCTD. Đặc biệt, đối với những quan hệ pháp lý mà một bên tham gia có vị thế “yếu” hơn và có khả năng bị thiệt hại bởi hành vi của bên kia hay của người thứ ba thì pháp luật phải có những quy định nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể này. Ví dụ: pháp luật cần tăng cường các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền trong quan hệ nhận tiền gửi, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng trong quan hệ cấp tín dụng, bảo vệ quyền lợi của khách hàng sử dụng dịch vụ trong quan hệ cung ứng dịch vụ ngân hàng…
Thứ tư, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của mọi loại hình TCTD thuộc các hình thức sở hữu khác nhau được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
Trong xã hội hiện đại, quyền bình đẳng về phương diện pháp luật giữa con người với con người, giữa các doanh nghiệp với nhau cần được tôn trọng và bảo vệ tối đa. Trong lĩnh vực ngân hàng, đây chính là nền tảng, là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các TCTD, vì nếu các TCTD bị phân biệt đối xử thì giữa họ không có môi trường cạnh tranh thực sự công bằng, do đó không thể đánh giá một cách khách quan, chính xác về năng lực thực sự của các loại hình doanh nghiệp, không khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn chân chính, có hiệu quả và còn bao che, dung túng cho các doanh nghiệp yếu kém và kinh doanh thua lỗ.
Thứ năm, xác định nguyên tắc áp dụng luật và nội hàm của Luật CTCTD
Chúng tui cho rằng, Luật CTCTD chỉ xây dựng những quy định đặc thù về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể, phá sản và thanh lý đối với TCTD. Còn các quy định chung mang tính nguyên tắc giống như các loại hình doanh nghiệp khác thì áp dụng Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy định được ghi nhận như một nguyên tắc tại Luật Ban hành các văn bản pháp luật. Cách tiếp cận này tạo ra sự đồng bộ cho cả hệ thống pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, khắc phục sự mẫu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo giữa các đạo luật hiện hành có liên quan đến TCTD.
Thêm nữa, các quy định của Luật phải phù hợp và góp phần thực hiện đúng những cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng. Để thực hiện các cam kết này, chúng ta phải có quá trình nội luật hóa mạnh mẽ, trong đó bao gồm việc đưa các nội dung cam kết quốc tế vào hệ thống pháp luật nói chung và Luật CTCTD nói riêng. Mặt khác, việc nội luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng cũng phải tính đến những ảnh hưởng của các quy định này đối với các TCTD trong nước. Vì lẽ đó, việc sửa đổi Luật CTCTD lần này không những nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, mà còn phải đảm bảo khả năng giúp đỡ và hỗ trợ các TCTD trong nước cạnh tranh một cách công bằng và bình đẳng với các TCTD nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trên thị trường quốc tế.
2. Những vấn đề cụ thể
2.1. Khái niệm “hoạt động ngân hàng”
Việc định nghĩa các thuật ngữ quan trọng trong một đạo luật là cần thiết, nhằm tránh tình trạng hiểu và áp dụng sai các quy định của luật. Tuy nhiên, thông lệ quốc tế cho thấy, chỉ nên đưa vào trong luật những định nghĩa về các thuật ngữ được sử dụng thường xuyên, phổ biến và có khả năng gây cách hiểu không thống nhất, hiểu sai trong quá trình thực thi pháp luật. Ngoài ra, nhà làm luật cũng phải tính đến khả năng định nghĩa mâu thuẫn hay trùng lặp với các định nghĩa về thuật ngữ tương tự trong các đạo luật khác đang có hiệu lực thi hành.
Theo đó, khi xem xét Khoản 12 Điều 4 Dự thảo 6 Luật CTCTD (sửa đổi) có đưa ra định nghĩa về “hoạt động ngân hàng”, chúng tui cho rằng, nên cân nhắc việc đưa ra định nghĩa này hay thay thế nó bằng định nghĩa về “dịch vụ ngân hàng”, vì cùng có nghĩa tương đương nhưng trên thực tế, khái niệm “dịch vụ ngân hàng” được sử dụng phổ biến hơn và đã được định nghĩa chính thức bởi Tổ chức Thương mại thế giới tại Hiệp định về Thương mại dịch vụ (GATS); trong khi đó, khái niệm “hoạt động ngân hàng” không được sử dụng phổ biến và chỉ được định nghĩa trong Luật Ngân hàng của một vài nước trên thế giới.
Vì vậy, để đảm bảo việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và nâng cao tính tương thích của pháp luật ngân hàng Việt Nam với thông lệ quốc tế, theo chúng tôi, pháp luật nên sử dụng thuật ngữ “dịch vụ ngân hàng” làm tiêu chí để phân biệt TCTD với các tổ chức khác có hoạt động kinh doanh, thay vì sử dụng thuật ngữ “hoạt động ngân hàng" như đang thể hiện trong Dự thảo Luật.
2.2. Tổ chức, quản trị và điều hành TCTD
2.2.1. Các vấn đề pháp lý liên quan đến quản trị, điều hành TCTD
Do TCTD có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động của nó ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội nên để bảo đảm việc vận hành một TCTD có hiệu quả, vấn đề quản trị, điều hành của TCTD rất được quan tâm. Khi xem xét vấn đề quản trị, điều hành của TCTD được quy định trong Dự thảo 6 Luật CTCTD, chúng ta cần cân nhắc một số điểm sau:
Thứ nhất, về thành viên độc lập của Hội đồng quản trị. Luật CTCTD hiện hành không quy định “thành viên độc lập của Hội đồng quản trị”. Tuy nhiên, chức danh này được đề cập trong Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong Dự thảo 6 Luật TCTD (sửa đổi), chức danh này trở thành một trong những điều kiện về cơ cấu của Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại theo Khoản 1, 2, Điều 50. Theo đó, thành viên độc lập - bên cạnh việc có đủ điều kiện về tư cách đạo đức, trình độ hiểu biết trong lĩnh vực ngân hàng, có thời gian làm quản lý ít nhất ba năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng - cần có thêm điều kiện “không phải là người đang làm trong ngân hàng hay các công ty trực thuộc của ngân hàng đó hay của bất kỳ ngân hàng nào khác; không phải là người đang hưởng lương hay thù lao tại bất kỳ ngân hàng nào”. Như vậy, điều kiện để trở thành thành viên độc lập của Ngân hàng thương mại có thể chỉ hướng tới các cán bộ quản lý đang đảm nhiệm các vị trí nhất định tại Ngân hàng trung ương. Chúng ta khó có thể tìm thấy đối tượng đủ tiêu chuẩn trên mà lại không tham gia vào hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài việc thực hiện hoạt động ngân hàng/hoạt động quản lý tại Ngân hàng trung ương. Vấn đề đặt ra là, có nhất thiết phải quy định về loại nhân sự này hay không? Có ý kiến cho rằng, Thành viên Hội đồng quản trị độc lập sẽ thực hiện quản trị một cách khách quan và bảo vệ các cổ đông thiểu số. Tuy nhiên, nếu chỉ với mục tiêu này thì không nên quy định về thành viên độc lập. Hệ thống các cơ quan kiểm soát, quy định về chế độ công bố thông tin và các quy định về quyền năng của Hội đồng quản trị chính là những biện pháp đã có thể đảm bảo hoạt động của ngân hàng được kiểm soát, bảo vệ cho các cổ đông.
Thứ hai, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, bởi quy mô mạng lưới của TCTD rất rộng lớn, một cá nhân khó có thể quán xuyến hết mọi hoạt động hàng ngày của TCTD. Do đó, phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh, qua đó xác định người thay mặt theo pháp luật, người thay mặt theo uỷ quyền. Ngoài ra, ở phạm vi hẹp, với quan điểm kế thừa, chúng tui đề nghị nên luật hóa những nội dung liên quan đến các Ủy ban thuộc Hội đồng quản trị đã được quy định tại Nghị định số 59/2009/NĐ-CP.
Thứ ba, cần làm rõ tính chất sở hữu của từng TCTD để có các cách điều chỉnh pháp lý thích hợp, phù hợp với từng loại chủ thể có quyền sở hữu TCTD. Mặc dù về nguyên tắc, chúng ta không phân biệt đối xử giữa các tổ chức kinh tế thuộc sở hữu khác nhau nhưng trong lĩnh vực ngân hàng, vẫn còn nhiều hoạt động cần có lộ trình thực hiện. Vì vậy, việc làm rõ tính chất sở hữu của TCTD vẫn là cần thiết. Bên cạnh đó, các TCTD cổ phần sẽ là công ty đại chúng, cổ đông chiếm cổ phần thiểu số sẽ được bao vệ bởi Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, đối với các TCTD có mô hình sở hữu khác, yêu cầu kiểm soát, bảo vệ quyền lợi của thành viên góp vốn thiểu số, tránh nguy cơ thao túng TCTD trên cơ sở tỷ lệ vốn góp lại, cần được quan tâm.
Ngoài ra, theo Điều 55 Dự thảo 6 Luật CTCTD, thì một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một TCTD. Mức này so với quy định hiện hành 10% [1] là tương đối thấp. Có thể nói, việc quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần theo Dự thảo nhằm giảm thiểu nguy cơ thao túng của các cổ đông lớn. Tuy nhiên, đối với các TCTD cổ phần hiện nay, đặc biệt là các TCTD được thành lập từ năm 2008 đều là các công ty cổ phần đại chúng, thì bên cạnh những quy định của pháp luật ngân hàng nhằm bảo vệ quyền lợi cho cổ đông, còn nhiều quy định được ghi nhận trong Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để bảo vệ “nhà đầu tư nhỏ” như chế độ chào mua công khai, chế độ cung cấp thông tin, chế độ kiểm toán theo Luật Chứng khoán, chế độ quản trị áp dụng đối với công ty đại chúng. Vì vậy, thiết nghĩ, việc quy định các cổ đông cá nhân nắm giữ mức vốn không quá 10% như quy định hiện hành sẽ là phù hợp.
Gắn với quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, nếu quy định tỷ lệ nắm giữ tối đa của cá nhân là 5% cần xem xét lại điều kiện trở thành thành viên Hội đồng quản trị tại Điều 50 của Dự thảo, đó “là cá nhân sở hữu hay người được ủy quyền sở hữu ít nhất 5% vốn điều lệ của TCTD”. Với hai nội dung quy định tại Điều 50 và 55 nêu trên, sẽ rất khó “xoay xở” cho đối tượng là thành viên Hội đồng quản trị. Quy định về tỷ lệ nắm giữ tối thiểu 5% vốn điều lệ đã được khẳng định rõ tại Điều 110 Luật Doanh nghiệp và phù hợp với chuẩn mực chung của pháp luật các nước. Vì vậy, nhà làm luật nên giữ nguyên tỷ lệ sở hữu cổ phần của cá nhân như quy định hiện hành.
Một vấn đề cần bàn nữa là Dự luật chỉ quy định chung chung việc chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông lớn phải xin phép Ngân hàng Nhà nước. Quy định này có thể dẫn đến cách hiểu chuyển nhượng kể cả một cổ phiếu cũng phải xin phép Ngân hàng Nhà nước và đó là cách hạn chế việc chuyển nhượng cổ phiếu của đối tượng này. Chúng tui cho rằng, việc chuyển nhượng cổ phiếu của cổ đông lớn là cá nhân nếu làm thay đổi vị thế của cổ đông (không còn là cổ đông lớn nữa) mới cần xin phép Ngân hàng Nhà nước để nhằm hạn chế quan hệ hành chính trong ứng xử giữa Nhà nước với cổ đông. Đây cũng là đề nghị xuất phát từ thực tế hoạt động chuyển nhượng cổ phiếu trên thị trường hiện nay. Đề xuất này gắn liến với giả định Luật CTCTD mới sẽ giữ nguyên tỷ lệ nắm giữ hiện hành. Nếu trường


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
H Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc, kỹ thuật xác thực và bảo mật thông tin trên mạng VPN Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu tìm hiểu nguyên tắc làm việc của máy fax và các thuật toán nén ứng dụng trong máy fax Luận văn Kinh tế 0
T Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam chịu tác động của các nguyên tắc WTO và các giải pháp điề Công nghệ thông tin 0
N Các nguyên tắc cần tuân thủ quản lý hoạt động đầu tư và biểu hiện của các nguyên tắc này trong công Luận văn Kinh tế 0
B Tầm quan trọng của nguyên tắc: “Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và Luận văn Kinh tế 0
D Tầm quan trọng của nguyên tắc: Bảo đảm cung cấp thông tin qua lại đầy đủ và kịp thời, trung thực và Luận văn Kinh tế 0
D nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với người khuyêt tật Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top