Foster

New Member

Download Tiểu luận Hoàn thiện pháp luật báo chí - Nhu cầu bức thiết của thực tiễn miễn phí





Trên thế giới, những quốc gia nào có luật báo chí đều xem xét toàn diện, hệ thống nhiều vấn đề, lĩnh vực, hoạt động gắn kết với truyền thông đại chúng, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội để kiện toàn, hoàn thiện không ngừng luật về báo chí (có nước có luật chung về các phương tiện thông tin đại chúng, có nước có thêm cả luật về phát thanh, truyền hình, báo trên mạng v.v.). Thể chế pháp lý xung quanh các hoạt động cơ bản của báo chí thường được tính toán đến khi xây dựng luật pháp vừa có giải điều tiết rộng, nhưng rất đặc thù. Khi xây dựng luật về báo chí cần chú ý phân biệt rõ các lĩnh vực đặc thù và liên quan để khỏi trùng lặp với luật khác. Có thể thấy những nguyên tắc, yếu tố sau cần được xem xét tới:



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hoàn thiện pháp luật báo chí: Nhu cầu bức thiết của thực tiễn
Ngày nay, nói đến Nhà nước điều hành tốt là nói đến Nhà nước thực hiện được các tiêu chí về quản trị quốc gia...
Ngày nay, nói đến Nhà nước điều hành tốt là nói đến Nhà nước thực hiện được các tiêu chí về quản trị quốc gia. Đó là: tính hiệu quả, hiệu lực của Nhà nước; chất lượng thực hiện các chính sách cao, điều tiết tốt, kịp thời; thượng tôn pháp luật; kiểm soát và chế tài tham nhũng thành công; thực hiện báo cáo giải trình tường minh trong các cơ quan công quyền và trong mọi thiết chế xã hội; giữ được ổn định chính trị, khắc phục các nguy cơ khủng hoảng, có hướng phát triển quốc gia hợp quy luật; truyền thông đại chúng phát triển lành mạnh, góp phần phát huy dân chủ, tiến bộ xã hội. Như vậy, thượng tôn pháp luật là một tiêu chí không thể thiếu để quản trị quốc gia. Các nước công nghiệp phát triển và rất nhiều nước trên thế giới đều chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống luật pháp (trong đó có Luật Báo chí). Pháp luật nước Đức quy định rằng: các bộ luật về các lĩnh vực thường có giá trị trong 07 năm, ngoài thời gian đó phải kiện toàn, hoàn chỉnh, do thực tiễn cuộc sống ngày nay biến đổi rất nhanh. Đối với nước ta, Luật Báo chí sửa đổi năm 1999 đến nay đã 10 năm, vẫn còn một số điều, mục mới dừng ở mức độ nguyên tắc chung, khái lược, phù hợp với sự phát triển của báo chí thời gian đó, đến nay không còn phù hợp nữa. Thực tiễn cuộc sống và hoạt động báo chí đang đòi hỏi phải chỉnh lý, hoàn thiện lại Luật Báo chí.
1. Một số yêu cầu và nguyên tắc cơ bản
1.1. Yêu cầu tiếp tục hoàn thiện Luật Báo chí
Trước hết, xã hội Việt Nam đang phát triển theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập với định hướng XHCN đặc thù Việt Nam, nên việc tăng cường pháp chế XHCN, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, kể cả Luật Báo chí để phù hợp với các bước tiến hiện nay và sắp tới là đòi hỏi bức thiết, khách quan. Đời sống hiện đại yêu cầu mọi hoạt động, trong đó hoạt động truyền thông đại chúng phải được chế tài bằng luật pháp rõ ràng, công minh. Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng mở rộng về quy mô, đa dạng về hình thức, phương tiện, hiện đại về công nghệ; công chúng ngày càng có văn hóa hơn, văn minh hơn, đông đảo hơn; tác động qua lại với các hiện tượng xã hội khác ngày càng lớn hơn; nên luật về báo chí hay về các phương tiện truyền thông đại chúng phải tương thích với với cả hệ thống luật và đời sống hiện đại. Hiện nay, nước ta là thành viên WTO, có nhiều quan hệ song phương, đa phương với đa quốc gia, đa tổ chức, đa lĩnh vực. Vì vậy, Luật Báo chí và nhiều luật khác cũng phải chỉnh sửa để dễ hội nhập.
Trong khi đó, thế giới có nhiều mặt như “phẳng” hơn, do tin học và khoa học - công nghệ có những thành tựu to lớn, giao lưu mọi mặt về khoa học, giáo dục, thông tin văn hóa, truyền thông giữa các nước nhiều hơn, phức tạp hơn. Internet, các thiết bị truyền thông di động (Mobile Communication Equipments), các hình thức hỗ trợ kỹ thuật số (Personal Digital Assistants), truyền thông đa phương tiện (Multi Media) thâm nhập sâu rộng vào đời sống xã hội nhiều quốc gia. Một mặt, công chúng có nhiều thông tin đời sống hơn trước đây, các công dân các nền văn hóa khác nhau có điều kiện tiếp xúc, trao đổi với nhau dễ dàng hơn, nhanh hơn; nhưng mặt khác, vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại sự du nhập những sản phẩm phản văn hóa, phi nhân tính độc hại qua ngả đường truyền thông đại chúng và báo chí cũng đặt ra rất bức thiết.
Về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước ta hơn 10 năm qua, đồng thời với các thành tựu to lớn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu quốc tế, truyền thông pháp luật, chống tham nhũng…, các loại hình báo chí cũng bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cần được xử lý, điều chỉnh bằng pháp luật. Chính các báo, đài cũng đã và đang lên tiếng phê phán hiện tượng một số báo chí và phóng viên đưa tin thiếu trung thực, gây tổn hại về kinh tế, thương hiệu, uy tín cá nhân, tổ chức; hay chỉ chú trọng khuynh hướng thương mại, đi ngược lại xu hướng lành mạnh, nhân bản. Đó là hiện tượng coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, giáo dục của báo chí; chạy theo những thị hiếu tầm thường của một phận công chúng, khai thác quá nhiều các đề tài bạo lực, khiêu dâm, giật gân, vụ án, chuyện đời tư… làm băng hoại đạo đức mà không tính đến tác hại nghiêm trọng của việc làm này. Khuynh hướng thương mại hóa còn thể hiện ở việc quảng cáo quá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không chọn lọc, nên có hình ảnh chưa phù hợp với truyền thống văn hóa, lối sống người Việt, vi phạm pháp luật, kích thích tâm lý sùng ngoại, xa xỉ trong công chúng (1). Vẫn còn tình trạng cửa quyền, vi phạm dân chủ, vi phạm đạo đức nghề báo và làm lộ bí mật quốc gia mà cơ quan báo chí, nhà báo cần chú ý. Liên quan đến hoạt động báo chí còn hiện tượng có cơ quan công quyền nhận thức chưa đúng về trách nhiệm thông tin cho báo chí, lảng tránh cung cấp tin; thậm chí có nơi để xảy ra việc cản trở nhà báo tác nghiệp, hành hung, thu giữ, phá phách phương tiện làm việc của nhà báo v.v..
Hiện nay Chính phủ đã ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010. Tuy nhiên, hoạt động báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhất là sự bùng nổ của thông tin toàn cầu... đang đặt ra những yêu cầu mới về quy hoạch báo chí. Chắc chắn, ngành chức năng vẫn phải sớm xây dựng Chiến lược phát triển thông tin lâu dài hơn (từ 30-50 năm), gắn với kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh cho đất nước; và luật pháp chung cũng như luật về báo chí cũng cần dựa vào chiến lược đó để được soạn thảo và ban hành.
Những điều kiện trên ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến hoạt động báo chí, làm phát sinh, phát triển những quan hệ xã hội mới phức tạp hơn, nhiều tầng nấc hơn trong lĩnh vực truyền thông đại chúng mà Luật Báo chí hiện hành chưa bao quát hết. Chính thực tiễn đã đặt ra yêu cầu thúc bách là phải chỉnh lý, hoàn thiện Luật Báo chí với những quy định mới mang đầy đủ tính quy phạm, khả thi, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, nhằm bảo đảm nguyên tắc xuyên suốt là: vừa quản lý một cách khoa học, văn minh, dân chủ, hiệu quả, lại tạo điều kiện để lĩnh vực truyền thông đại chúng ngày càng phát triển mạnh, hội nhập chủ động cùng khu vực và quốc tế.
1.2. Một số nguyên tắc cơ bản
Trên thế giới, những quốc gia nào có luật báo chí đều xem xét toàn diện, hệ thống nhiều vấn đề, lĩnh vực, hoạt động gắn kết với truyền thông đại chúng, chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội để kiện toàn, hoàn thiện không ngừng luật về báo chí (có nước có luật chung về các phương tiện thông tin đại chúng, có nước có thêm cả luật về phát thanh, truyền hình, báo trên m
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top