Download Tiểu luận Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự 2005 miễn phí





Các điều kiện có hiệu lực của hành vi pháp lý được quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005 chưa thỏa đáng, bởi có lẽ nhà làm luật chưa khái quát được một cách thuyết phục các thành tố của hành vi pháp lý nói chung để thiết lập các điều kiện đối với từng điều kiện. Có thể các điều kiện này xây dựng phỏng theo các thành tố của hợp đồng nhưng không đầy đủ. Bằng chứng là tại Mục nói chung về hợp đồng, Bộ luật Dân sự 2005 lại có thêm các quy định về sự vô hiệu của hợp đồng.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

uân chuyển cán bộ vào thành phố Hồ Chí Minh. Sống độc thân, nên Hà Văn Tiến bán một nửa ngôi nhà đó cho Đinh Trung Dung, và cho Nguyễn Thúy Hường thuê nửa còn lại làm nơi trưng bày các hình ảnh ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam và bán đồ lưu niệm cho du khách nước ngoài. Hai năm sau đó Uông Lại Sang đòi chuộc lại ngôi nhà.
Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán giữa Hà Văn Tiến với Đinh Trung Dung và hợp đồng cho thuê nhà giữa Hà Văn Tiến với Nguyễn Thúy Hường bị hủy bỏ vì vô hiệu tuyệt đối do chống lại điều cấm của pháp luật, có nghĩa là nhà làm luật đã lựa chọn giải pháp vô hiệu hóa tất cả các giao dịch giữa người mua (Hà Văn Tiến) với bất kỳ người thứ ba nào liên quan tới tài sản là đối tượng chuộc lại. Nhưng nếu thay đổi một số tình tiết trong tình huống trên thì có thể nhà làm luật sẽ thấy lúng túng vì sự lựa chọn giải pháp của mình. Giả sử Hà Văn Tiến qua đời để lại ngôi nhà cho những người thừa kế, trong khi Uông Lại Sang chưa biết sự kiện này hay chưa muốn chuộc lại hay chưa đủ tiền chuộc lại. Vấn đề đặt ra ở đây là liệu Hà Văn Tiến có bị tước quyền để lại di sản thừa kế không, trong khi Hà Văn Tiến có quyền sở hữu ngôi nhà này (vì đã mua của Uông Lại Sang) và liệu những người thừa kế của Hà Văn Tiến có bị mất quyền hưởng thừa kế tài sản đó không. Sẽ là bất công nếu tước quyền để lại di sản thừa kế của Hà Văn Tiến và tước quyền được hưởng di sản thừa kế của những người thừa kế của Hà Văn Tiến. Nhưng nếu ngôi nhà đã được thừa kế mà sau đó Uông lại sang đòi chuộc lại thì quyền đòi chuộc lại của Uông Lại Sang sẽ được giải quyết như thế nào? Cũng sẽ là bất công nếu không cho Uông Lại Sang chuộc lại trong trường hợp này. Nếu những người thừa kế đã hưởng di sản thừa kế, thì quyền chuộc lại của Uông Lại Sang sẽ làm chấm dứt quyền sở hữu ngôi nhà của những người thừa kế. Đến đây ta lại thấy: rõ ràng mua bán và thừa kế đều là cách chuyển dịch quyền sở hữu; nhưng phải chăng việc chuộc lại tài sản đã được thừa kế có giải pháp khác với việc chuộc lại tài sản đã được bán cho người thứ ba (trong khi người thứ ba có thể là người mua ngay tình)? Còn phải tính đến trường hợp Uông Lại Sang chết trước khi đòi chuộc lại. Vậy trong trường hợp này, những người thừa kế của Uông Lại Sang có quyền đòi chuộc lại ngôi nhà không? Đây là vấn đề cũng cần có câu trả lời.
Lại tiếp, giả sử Uông Lại Sang chưa muốn chuộc lại hay chưa đủ tiền chuộc lại nhưng yêu cầu tòa án hủy hợp đồng mua bán giữa Hà Văn Tiến với Đinh Trung Dung và hợp đồng cho thuê giữa Hà Văn Tiến với Nguyễn Thúy Hường, thì theo Điều 462 khoản 2, các hợp đồng này sẽ bị hủy bỏ và ngôi nhà sẽ bị bỏ hoang bởi Hà Văn Tiến đã chuyển vào công tác và sinh sống tại thành phố. Hồ Chí Minh. Việc này gây thiệt hại cho Hà Văn Tiến, không có lợi gì cho việc bảo quản ngôi nhà, và không có lợi gì cho xã hội vì xóa đi một cơ sở kinh doanh và một nơi trưng bày từ thiện.
Tiếp nữa, việc Uông Lại Sang thực hiện quyền chuộc lại sẽ làm nảy sinh ra câu chuyện về giá chuộc lại. Giả định rằng Uông Lại Sang và Hà Văn Tiến không thỏa thuận gì về giá chuộc lại, thì theo Điều 462 khoản 1, giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại. ở đây xảy ra hai trường hợp. Nếu tại thời điểm chuộc lại mà giá lên, thì Hà Văn Tiến có lợi. Nhưng nếu giá xuống thì thật đau lòng cho Hà Văn Tiến, đã lỗ vì giá xuống, lại phải gánh chịu chi phí trông coi, bảo quản, tu sửa ngôi nhà trong một khoảng thời gian trước khi bị chuộc lại, rồi lại mất chi phí, thời gian và công sức tìm kiếm nơi ở hay nơi kinh doanh khác…
2. Hình thành các nhận định
Các phân tích tình huống ở trên cho thấy:
Thứ nhất, về triết học pháp quyền, nhà làm luật đã đi chệch khỏi quan điểm đối xử công bằng với các chủ thể của quyền lợi tư và đã thủ tiêu quyền được định đoạt tài sản tư một cách không thích hợp, cụ thể là hạn chế quyền định đoạt tài sản của người mua với điều kiện cho chuộc lại.
Thứ hai, về chính sách, nhà làm luật đã nghiêng hẳn về việc bảo vệ quyền được chuộc lại của người bán, trong khi đó trong quan hệ mua bán với điều kiện chuộc lại thông thường người mua bị thiệt thòi hơn vì quyền sở hữu của người mua có thể bị tiêu hủy bất kỳ lúc nào với sự lựa chọn của người bán.
Thứ ba, về kỹ thuật pháp lý, nhà làm luật đã không nắm được logic bên trong của dân luật, cụ thể là mối liên hệ giữa các chế định tài sản, hợp đồng và thừa kế, do đó áp đặt giải pháp không phù hợp.
Thứ tư, về kỹ thuật lập pháp, nhà làm luật đã không cố gắng phân tích lựa chọn giải pháp thích hợp chung cho nhiều trường hợp như trên đã phân tích xuất phát từ các nguyên lý pháp lý, mà xây dựng ngay các quy định cấm như trong luật công. Lưu ý rằng, cấm là việc làm dễ dàng nhất mà bất kể người có quyền nào cũng có thể làm, nhưng hậu quả và sự ảnh hưởng lâu dài của nó luôn luôn cần được cân nhắc cẩn trọng. Lấy một ví dụ dễ hiểu nhất: Nhà nước cấm đình công ắt hẳn sẽ dẫn tới một hệ quả là ai vi phạm sẽ phải gánh chịu chế tài hình sự hay hành chính. Giả sử trong trường hợp những người lao động của cả một ngành hay cả một tập đoàn hay công ty lớn đình công, thì chắc hẳn Nhà nước không thể bắt tất cả những người đình công phải gánh chịu chế tài (chẳng hạn như đi tù), bởi làm như vậy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế và trở thành một vấn đề xã hội không thể kiểm soát nổi. Nhưng nếu không áp dụng chế tài như vậy thì pháp luật sẽ trở thành trò cười. Vì vậy để cân đối giữa các vấn đề này, cần dò xét rất thận trọng về việc cấm một cách khả thi những hành vi gì liên quan tới đình công hay cần thận trọng khi coi đình công như thế nào là bất hợp pháp và biện pháp xử lý nó. Việc cân đối giữa các lợi ích để thiết lập các chính sách có lẽ là việc làm chính yếu và quan trọng nhất của Nhà nước. Từ đó mới có thể có kỹ thuật lập pháp tốt. Tuy nhiên, nhà làm luật nên tiếp nhận các chính sách chung và kỹ thuật lập pháp chung mà cả thế giới đã sử dụng, chẳng hạn như những chính sách và kỹ thuật lập pháp đã được tích hợp hàng thiên niên kỷ thông qua phân loại giữa luật công và luật tư…
Thứ năm, về truyền thống, pháp luật Việt Nam trước kia đã có những giải pháp rất hay đối với mua bán với điều kiện chuộc lại. Kế thừa là một tất yếu. Thế nhưng nhà làm luật hiện nay đã không thừa hưởng các giải pháp đó. 
Thứ sáu, về hiệu quả xã hội, các qui định như vậy rất khó đi vào đời sống và cản trở cho các giao lưu dân sự, mặc dù các giao lưu này gắn với đời sống xã hội Việt Nam từ trước tới nay và là một sinh hoạt xã hội lành mạnh.
3. Minh chứng thêm cho các nhận định
Các nhận định này phần nào đúng cho tổng thể Bộ luật Dân sự 2005. ở đây, chúng tui không phủ nhận tất cả các quy định của Bộ lu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top