xaanh22

New Member

Download Nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 1999 miễn phí





Trục xuất là hình phạt lần đầu tiên được quy định trong BLHS với tư cách là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Qua nghiên cứu hình phạt này ta thấy:
Thứ nhất, do tính chất phức tạp và nhạy cảm của việc xử lý các trường hợp người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam, nên Nhà nước ta chủ yếu xử lý các trường hợp này thông qua con đường ngoại giao theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia hay theo thông lệ quốc tế. Hình phạt trục xuất được quy định trong luật hình sự phải bảo đảm tính linh hoạt nhưng cũng phải đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật đối với người nước ngoài nếu họ xâm phạm đến lợi ích, chủ quyền quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 32 của BLHS lại không nêu những điều kiện cụ thể để áp dụng hình phạt trục xuất, đồng thời cũng không quy định hình phạt này trong khung hình phạt nào tại các điều luật cụ thể của Phần các tội phạm.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t số lĩnh vực...” (1). Phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS lần này như vậy là hợp lý nhưng trong đó vẫn còn một số vấn đề cần xem xét, cân nhắc thêm; đồng thời, ngoài những vấn đề thuộc phạm vi sửa đổi, bổ sung lần này theo Tờ trình của Chính phủ, còn không ít vấn đề khác vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.
1. Về một số vấn đề cụ thể trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự
1.1. Phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự
Phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS lần này chủ yếu là sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS. Theo chúng tôi, phạm vi sửa đổi, bổ sung BLHS nên được cân nhắc thêm. Bởi lẽ, chưa tính đến tầm quan trọng của một bộ luật mang tính cưỡng chế nhà nước liên quan mật thiết và trực tiếp đến các lợi ích đặc biệt quan trọng, thậm chí là an ninh quốc gia hay tính mạng của con người, mà BLHS còn chưa thể chế hóa được hết các chủ trương cải cách tư pháp được nêu tại Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu bức xúc mà thực tiễn đặt ra; một số vấn đề còn chưa được quy định rõ, đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất pháp luật hình sự như Tờ trình số 155/TTr-CP đã khẳng định. Vì vậy, cần nghiên cứu để sửa đổi toàn diện BLHS nhằm khắc phục căn bản những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng BLHS. Do đó, trong thời gian tới, tùy từng mức độ và cấp độ mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật hình sự để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội đang tồn tại và phát sinh, các hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn; còn việc sửa đổi toàn diện phải có thời gian để tổng kết, nghiên cứu đồng bộ và thể chế hóa trong lần sửa đổi toàn diện BLHS, và việc này cần được triển khai ngay từ bây giờ.
1.2. Nâng mức định lượng tối thiểu để truy cứu TNHS đối với một số tội phạm cụ thể
Theo Dự án, để phù hợp với thực tiễn, cần: 1) nâng mức định lượng tối thiểu quy định tại khoản 1 các Điều 137, 138, 139, 142, 143, 278, 279, 280, 283, 289, 290 và 291 của BLHS lên gấp bốn lần so với quy định hiện hành - tức nâng từ 500.000 đồng lên 2.000.000 đồng; 2) nâng mức định lượng tối thiểu quy định tại Khoản 1, Điều 140 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lên gấp bốn lần so với quy định hiện hành - tức nâng từ 1.000.000 đồng lên 4.000.000 đồng;... Chúng tui cho rằng, riêng một số tội phạm thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ (Điều 278, 279, 280, 289, 290 và 291), thì chỉ cần nâng mức định lượng tài sản cao hơn (ví dụ: 1.000.000 đồng) chứ không thể tăng lên theo cấp đều như các tội xâm phạm sở hữu (là 2.000.000 đồng) vì các tội phạm về chức vụ, nhất là trong số đó có một số là các tội phạm về tham nhũng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn (một số tội phạm còn được coi là quốc nạn như Tội tham ô tài sản, Tội nhận hối lộ). Đặc biệt, các tội phạm này xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước hay tổ chức xã hội, đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, qua đó làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội nên phải xử lý nghiêm khắc hơn. Còn riêng Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cũng chỉ cần tăng lên mức 3.000.000 đồng là phù hợp, vì Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng cùng nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt tài sản thì không có lý do gì phải cao hơn. Đặc biệt, cũng có thể theo phương án khác là “không nên quy định bằng số tiền cụ thể mà có thể dùng một số lần mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức làm tiêu chuẩn để bảo đảm tương đối ổn định, tránh sự biến động của giá trị đồng tiền” (2). Phương án này sẽ không phải sửa đổi, bổ sung các quy định đó trong những lần sửa đổi, bổ sung sau.
1.3. Sửa đổi, bổ sung Tội mua bán phụ nữ, trẻ em và tội phạm liên quan
Về sửa đổi, bổ sung Tội mua bán phụ nữ, trẻ em và tội phạm liên quan, Dự án dự kiến quy định Tội buôn bán người (Điều 119). Các yếu tố cấu thành của Tội buôn bán người về cơ bản tương tự như quy định của Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ, trẻ em, bổ sung Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bao gồm các yếu tố về hành vi, thủ đoạn, mục đích phạm tội. Đối tượng bị buôn bán là con người nói chung… Theo Dự thảo, ý chí của nạn nhân là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Vì vậy, việc thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội nói trên giả sử được sự thuận tình của nạn nhân đương nhiên không cấu thành tội phạm. Điều này chưa thật hợp lý và mâu thuẫn thể hiện ngay trong chính điều luật. Bởi lẽ, khi lâm vào tình trạng quẫn bách, nạn nhân thường dễ bị thuyết phục mà đồng ý bán bản thân mình hay chấp nhận việc bị bóc lột. Cho nên, nếu vẫn sử dụng cụm từ “trái với ý muốn của người đó”, thì Điều 119 của Dự thảo Luật ở góc độ nào đó đã bỏ lọt tội phạm trong trường hợp đã nêu và không phù hợp với pháp luật quốc tế khi mà Nghị định thư bổ sung về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người mà Việt Nam đã ký kết lại ghi nhận tại khoản b, Điều 3 rằng sự đồng ý của nạn nhân trở thành đối tượng của tội phạm không có ý nghĩa cấu thành tội buôn bán người (3).
1.4. Sửa đổi, bổ sung Tội khủng bố
Dự án đề xuất phương án chuyển Điều 84 của BLHS về tội phạm này quy định tại Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia sang Chương XIX - Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công công (Điều 230a) và chỉnh sửa điều luật theo hướng mở rộng phạm vi của Tội khủng bố cho phù hợp với các điều ước quốc tế liên quan đến chống khủng bố mà nước ta là thành viên. Về vấn đề này, chúng tui cho rằng, cần cân nhắc thêm, bởi theo phương án Dự án Luật đề xuất sẽ khó khăn cho việc xử lý về Tội khủng bố khi người phạm tội có mục đích nhằm chống chính quyền nhân dân, đặc biệt là để phân biệt với trường hợp có hành vi giết người nếu có và không có mục đích nhằm “chống chính quyền nhân dân” trong thực tiễn áp dụng. Hơn nữa, từ trước đến nay, chúng ta vẫn xác định khách thể của Tội khủng bố là xâm phạm đến sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, an ninh đối nội và đối ngoại của Nhà nước, là các quan hệ xã hội đặc biệt cần được xác lập và bảo vệ bằng pháp luật hình sự. Ngoài ra, hành vi khủng bố còn xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của con người và nhất là khi “khủng bố quốc tế” đang là mối nguy hại cho an ninh toàn cầu.
1.5. Phi hình sự hóa đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy
Dự thảo dự kiến phi hình sự hóa đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy được quy...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top