Taryn

New Member

Download Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm miễn phí





Trong quan hệ với người tham gia bảo hiểm, trước khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết, ĐLBH là người tư vấn sản phẩm và giải thích những điều khoản trong hợp đồng cho khách hàng hiểu, thu xếp để hợp đồng bảo hiểm được ký kết. Trong giai đoạn này, đại lý có trách nhiệm phân tích nhu cầu và khả năng của khách hàng để tư vấn chọn sản phẩm phù hợp nhất cho mình. Sau khi hợp đồng ký kết, ĐLBH có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm của khách hàng, giúp khách hàng duy trì hiệu lực hợp đồng và hỗ trợ khách hàng hoàn thành các thủ tục giải quyết bồi thường nếu không may rủi ro xảy ra hay thủ tục nhận quyền lợi bảo hiểm khi hợp đồng đáo hạn. Tuy nhiên, ĐLBH không phải là người giải quyết các quyền lợi cho khách hàng, mặc dù họ được công ty giao phó trọng trách mang sản phẩm của công ty đến cho khách hàng, thực hiện các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục nhận quyền lợi.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm
1. Đặt vấn đề
Sau hơn 20 năm đổi mới và mở cửa thị trường bảo hiểm, ngành bảo hiểm Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự lớn mạnh của ngành bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm (KDBH) được Quốc hội thông qua đã tạo một nền tảng pháp lý cho hoạt động bảo hiểm phát triển ở Việt Nam. Hiện nay, trên địa bàn cả nước đã có 29 doanh nghiệp và hơn 30 văn phòng thay mặt nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực bảo hiểm với các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH): công ty bảo hiểm nhà nước, DNBH cổ phần và DNBH có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và tham gia trong nhiều lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm. Với doanh thu của các loại hình bảo hiểm trên địa bàn cả nước hằng năm đã đạt 900 triệu USD, tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm, Việt Nam đang được coi là mảnh đất màu mỡ của các tập đoàn KDBH nước ngoài. Bên cạnh sự ra đời và thành công của DNBH không thể không tính đến vai trò của đại lý bảo hiểm (ĐLBH).
Các công ty bảo hiểm muốn kinh doanh hiệu quả, tăng doanh thu, phí bảo hiểm, tăng số lượng hợp đồng khai thác mới, tăng số lượng khách hàng thì phải có một hệ thống đại lý hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao; đồng thời, tạo niềm tin và sự quảng bá để tăng cường khách hàng tham gia và có điều kiện tiếp cận với các loại dịch vụ bảo hiểm thì hoạt động của các đại lý phải đảm bảo niềm tin cho khách hàng và gắn kết trách nhiệm của đại lý với hoạt động kinh doanh của đại lý và xiết chặt cơ chế quản lý đối với ĐLBH. Trong phạm vi bài viết này, chúng tui muốn đề cập đến vai trò và trách nhiệm của đại lý trong hoạt động bảo hiểm của DNBH, trên cơ sở đó, đề xuất ý kiến nhằm tăng cường trách nhiệm của ĐLBH góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KDBH, tạo động lực để hoạt động bảo hiểm trở thành một kênh tài chính hữu hiệu cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước. 
2. Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong quan hệ KDBH
Cá nhân và tổ chức trung gian đứng ra làm chủ thể phân phối bảo hiểm được chính thức ghi nhận với tư cách là “ĐLBH” tại Việt Nam trong Nghị định số 100/NĐ-CP ban hành ngày 18/12/1993: “ĐLBH là cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 của Nghị định này hoạt động ĐLBH”; Theo quy định tại Điều 19 thì “Hoạt động ĐLBH phải trên cơ sở hợp đồng đại lý ký kết với DNBH. Cá nhân hoạt động ĐLBH phải có đủ các điều kiện sau:
-  Là công dân Việt Nam, đang cư trú tại Việt Nam;
- Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
- Không ở trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang thi hành án hình sự hay bị mất trí”.
Như vậy, trong văn bản pháp luật này chưa được ghi nhận cụ thể hoạt động của ĐLBH. Ngày 30/5/1994 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 46-TC/CĐTC hướng dẫn Nghị định 100/NĐ-CP mới chính thức quy định nội dung, phạm vi hoạt động, quyền và nghĩa vụ của ĐLBH đó là:
- Phải thực hiện đúng các điều khoản quy định trong hợp đồng đại lý đã ký với DNBH.
- Không được đồng thời nhận làm đại lý cho một DNBH khác nếu không được sự đồng ý của DNBH mà mình đang làm đại lý.
- Không được phép tiến hành đồng thời các hoạt động khác có quyền lợi đối lập với quyền lợi của DNBH mà mình đang làm đại lý và Thông tư số 76-TC/CĐTC ngày 25/10/1995 quy định về tỷ lệ hoa hồng phí của ĐLBH.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của thị trường tài chính Việt Nam, hoạt động bảo hiểm ngày càng khẳng định được vị thế của mình đối với nền kinh tế. Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của kênh tài chính này. Những quy định trên đã được thể chế trong quy định của Luật KDBH. Theo quy định tại Điều 84, Luật KDBH “ĐLBH là tổ chức, cá nhân được DNBH ủy quyền trên cơ sở hợp đồng ĐLBH để thực hiện hoạt động ĐLBH theo quy định của Luật KDBH và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
ĐLBH được xem là một chủ thể đứng ra để thực hiện “một giao dịch được ủy quyển” nên công việc của ĐLBH mang tính chất độc lập cao và gắn với trách nhiệm cả về phía khách hàng trong quan hệ bảo hiểm và cả về phía DNBH mà đại lý làm ủy quyền.
Tính đến hết tháng 6 năm 2009, tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường là 82.432 người, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 28.040 người, Bảo Việt Nhân thọ là 16.762 người, AIA là 10.569 người.
Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 06 tháng đầu năm 2009 là 48.217 người, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, các DNBH có số lượng đại lý mới tuyển dụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential, AIA và Dai-ichi Life1.
Trong qua trình hoạt động kinh doanh, việc tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng cũng như phát triển hoạt động của DNBH đều thực hiện chủ yếu thông qua đại lý‎ bảo hiểm. ĐLBH có thể được DNBH ủy quyền tiến hành các hoạt động: Giới thiệu, chào bán bảo hiểm; Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; Thu phí bảo hiểm; Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, có thể nói ĐLBH là chủ thể trung gian giữa DNBH và bên mua bảo hiểm, do vậy trách nhiệm pháp lý phát sinh trong hoạt động ĐLBH ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của bên tham gia gia bảo hiểm cũng như DNBH. Điều đó đòi hỏi phải quy định những căn cứ pháp lý cụ thể để ràng buộc trách nhiệm của ĐLBH trong quan hệ bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của các bên tham gia trong quan hệ bảo hiểm, thúc đẩy hoạt động KDBH phát triển nói riêng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nói chung, đồng thời khắc phục hậu quả rủi ro trong hoạt động xã hội, huy động vốn cho đầu tư, phát triển. Người đại lý có thể chủ động trong các giao dịch của mình, có quyền đánh giá rủi ro của khách hàng và quyết định cung cấp dịch vụ hay không, điều đó xác định về trách nhiệm của ĐLBH độc lập với trách nhiệm của công ty bảo hiểm, ĐLBH phải chịu trách nhiệm về tính trung thực trong giao dịch bảo hiểm.
DNBH có thể ủy quyền cho ĐLBH bán sản phẩm bảo hiểm. ĐLBH có các nghĩa vụ đã được ghi trong Điều 18, Điều 29 và Điều 30 Nghị định số 45 ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Trong quan hệ với người tham gia bảo hiểm, trước khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết, ĐLBH là người tư vấn sản phẩm và giải thích những điều khoản trong hợp đồng cho khách hàng hiểu, thu xếp để hợp đồng bảo hiểm được ký kết. Trong giai đoạn này, đại lý có trách nhiệm phân tích nhu cầu và khả năng của khách hàng để tư vấn chọn sản phẩm phù hợp nhất cho mình. Sau khi hợp đồng ký kết, ĐLBH có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc trong quá trình tham gia bảo hiểm của khách hàng, giúp khách hàng duy trì hiệu lực hợp đồng và hỗ tr
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top