edonis_snow

New Member

Download Nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của chủ thể khai thác khoáng sản miễn phí





Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động vừa tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên khoáng sản vì làm suy giảm trữ lượng tài nguyên vừa ảnh hưởng trực tiếp nặng nề đến đất, nước, môi sinh, môi trường tại khu vực diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản. Đây chính là hoạt động làm phát sinh các tác động xấu đối với môi trường. Chính vì vậy, chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản trở thành đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường theo Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Tổ chức cá nhân xả thải ra môi trường hay có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”. Nhằm thể chế hóa quy định trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Liên quan đến phí tài nguyên có những vấn đề sau:



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường của chủ thể khai thác khoáng sản
Hiện nay, hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, nhanh, đồng nghĩa với trữ lượng khoáng sản của nước ta ngày càng cạn kiệt và mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra càng thêm trầm trọng. Chính vì vậy, để quản lý có hiệu quả việc khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường, Nhà nước đã quy định các nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân khi tiến hành khai thác khoáng sản phải tuân theo, trong đó có các nghĩa vụ về tài chính. Chúng tui xin đề cập đến các nghĩa vụ tài chính có tác động mạnh đến các tổ chức, cá nhân khi được phép khai thác khoáng sản là: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường.
1.Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên của tổ chức, cá nhân. Hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên là sự kiện pháp lý làm phát sinh thuế tài nguyên (không phải hành vi sử dụng tài nguyên thiên nhiên). Việc thu thuế tài nguyên hiện nay dựa trên cơ sở pháp lý là Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6, Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 2008. Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 sẽ hết hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2010 khi Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực. 
Theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên, phần lớn đối tượng chịu thuế tài nguyên là tài nguyên khoáng sản, như: khoáng sản kim loại, khoáng sản không kim loại, dầu thô, khí than, khí thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên và nước khoáng. Khi Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực thì các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên phải quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, quy định về thuế suất. Có thể nói, thuế suất được xem như là “linh hồn” của một sắc thuế. Việc xác định mức thuế suất như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số tiền nộp thuế của các chủ thể khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung cũng như các chủ thể khai thác khoáng sản nói riêng. Biểu thuế suất này được quy định trong Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 và Pháp lệnh số 07/2008/PL-UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998. Trước sự biến động của nền kinh tế, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 6 Pháp lệnh thuế tài nguyên năm 1998 đã điều chỉnh khung thuế suất thuế tài  nguyên nhằm góp phần điều tiết kịp thời lợi nhuận của doanh nghiệp khai thác khoáng sản khi giá cả biến động. Theo các Pháp lệnh trên, mức thuế suất được xác định thành: (xem bảng 1)
Có thể nói, trên thực tế, việc áp dụng mức thuế suất trong một biên độ rộng theo quy định của Pháp lệnh năm 2008 là điều không đơn giản vì sự chênh lệch quá cao giữa biểu thuế suất. Sự chênh lệch này sẽ làm khó cho cơ quan tính thuế khi nào thì áp dụng mức thuế suất sàn và khi nào áp dụng mức thuế suất trần.
Nhằm tăng tính hiệu quả và hợp lý cho việc thu thuế tài nguyên, biểu thuế suất trong Luật Thuế tài nguyên đã được thu hẹp lại biên độ bằng việc tăng mức sàn và hạ mức trần. Việc điều chỉnh này hướng tới hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số tài nguyên quý hiếm khác. Chúng đều có mức thuế suất sàn tăng vì đây là những tài nguyên không thể tái tạo, có giá trị lớn. Việc xác định biểu thuế suất này vẫn nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên quốc gia từ phía các chủ thể tiến hành khai thác.
Thứ hai, giá tính thuế. Giá tính thuế tài nguyên được quy định rõ hơn trong Luật Thuế tài nguyên năm 2009 theo hướng “là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng” (Khoản 1 Điều 6) chứ không chung chung như quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Thuế tài nguyên năm 1998 là “tại nơi khai thác”. Quy định “tại nơi khai thác” theo Pháp lệnh năm 1998 là tại tỉnh, huyện hay xã là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong quá trình thực hiện. Đối với trường hợp tài nguyên khai thác chưa có giá bán thì Khoản 2 Điều 6 Luật Thuế tài nguyên đưa ra nguyên tắc xác định giá bán cụ thể như sau: (i) giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Chúng tui cho rằng, quy định này nhằm giúp khống chế mức giá sàn của loại tài nguyên không được thấp hơn đơn giá do Nhà nước quy định nhằm tránh trường hợp kê khai giá quá thấp để trốn thuế. (ii) đối với tài nguyên khai thác chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trên thực tế, việc xác định hàm lượng riêng của từng chất trong tài nguyên rất phức tạp và đòi hỏi phải thông qua quy trình kỹ thuật và phải có chi phí để xác định. Trong khi đó, cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực của cơ quan quản lý nhà nước là cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên - môi trường để thực hiện việc phân tích, xác định hàm lượng chưa đảm bảo thì e rằng, tính khả thi của quy định này sẽ không cao.
2. Phí bảo vệ môi trường
Hoạt động khai thác khoáng sản là hoạt động vừa tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên khoáng sản vì làm suy giảm trữ lượng tài nguyên vừa ảnh hưởng trực tiếp nặng nề đến đất, nước, môi sinh, môi trường tại khu vực diễn ra hoạt động khai thác khoáng sản. Đây chính là hoạt động làm phát sinh các tác động xấu đối với môi trường. Chính vì vậy, chủ thể tiến hành khai thác khoáng sản trở thành đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường theo Điều 113 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005: “Tổ chức cá nhân xả thải ra môi trường hay có hoạt động làm phát sinh nguồn tác động xấu đối với môi trường phải nộp phí bảo vệ môi trường”. Nhằm thể chế hóa quy định trên, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2008/TT-BTC ngày 21/7/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. Liên quan đến phí tài nguyên có những vấn đề sau:
Thứ nhất, đối tượng chịu phí. Theo Điều 2 Nghị định 63/2008/NĐ-CP thì, đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản là: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng than (ilemenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit, dầu thô và khí thiên nhiên. Với quy định này, đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
M [Free] Tiểu luận Quy định về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản chung Tài liệu chưa phân loại 1
J [Free] Tiểu luận Xây dựng một tình huống liên quan đến việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ nhân thân, tài sản của các bên trong trường hợp chung sống như vợ Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Các biện pháp bảo đảm thực hiện Nghĩa vụ Dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú trong việc sử dụng ngoại h Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của người cư trú và người không cư trú liên quan đến Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Phân tích nội dung cơ bản của mỗi quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể và ý nghĩa của v Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quan hệ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con và Tài liệu chưa phân loại 0
F [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về chậm thực thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua việc tìm hi Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top