Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, “lần này chỉ sửa đổi những vấn đề thực sự bức xúc gây khó khăn, trở ngại cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, còn các vấn đề khác cần được nghiên cứu kỹ về mọi mặt để phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS trong thời gian tới”1. Nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện toàn diện BLHS trong thời gian tới, chúng tui xin tiếp tục chỉ ra những bất cập trong các quy định của BLHS 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người và đề ra hướng sửa đổi, bổ sung.
1. Hoàn thiện các quy định về tình tiết định tội
Thứ nhất, về Tội hiếp dâm (khoản 1, Điều 111): theo Điều 111 của BLHS thì, Tội hiếp dâm được áp dụng cho hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Trên cơ sở quy định của BLHS, hầu hết quan điểm cho rằng, chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt - nam giới; hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu trái ý muốn của người phụ nữ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hay bằng thủ đoạn khác2. Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình khi cho rằng, “chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường - nam hay nữ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định; hành vi khách quan của tội này là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hay hành vi khác và hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân”3. Quan điểm thứ ba tuy đồng ý chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường - nam hay nữ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định; nhưng lại cho rằng, hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân bằng một trong các thủ đoạn: dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể biểu lộ được ý chí của nạn nhân; tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân.
Chúng tui đồng ý với quan điểm thứ ba vì: thứ nhất, về lý luận, nữ giới cũng có thể phạm tội hiếp dâm thông qua hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nam giới bằng thủ đoạn tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân như cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc kích thích…; thứ hai: về thực tiễn, vài năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện một số trường hợp nữ giới dùng thủ đoạn tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nam giới để giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nam giới nhưng không bị trừng trị về tội hiếp dâm, dẫn đến bỏ lọt tội phạm và gây bất bình trong nhân dân (vì theo quy định hiện hành thì chủ thể của tội phạm này chỉ là nam giới); thứ ba, về kinh nghiệm nước ngoài, qua nghiên cứu luật hình sự một số nước trên thế giới (như Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Điển…) chúng tui thấy hầu hết các nước đều quy định chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường (nam hay nữ); thứ tư, về bản chất, tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân, chứ không phải là hành vi dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể biểu lộ được ý chí của nạn nhân; tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân (vì đây chỉ là những thủ đoạn để thực hiện hành vi giao cấu). Vì vậy, để thống nhất trong nhận thức và áp dụng luật hình sự, chúng tui đề nghị sửa lại tình tiết định tội trong tội hiếp dâm, bao gồm cả chủ thể và hành vi, thủ đoạn thuộc mặt khách quan như sau: 1) Quy định rõ chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường (bất cứ người nào, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định); 2) Quy định hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác; 3) Bổ sung cụm từ hay không có ý muốn của họ để tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm vì không chứng minh được dấu hiệu trái ý muốn của nạn nhân; 4) Sửa lại một số thuật ngữ cho chính xác. Cụ thể, điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của người khác bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác,…”.
Thứ hai, về Tội cưỡng dâm (khoản 1, Điều 113): cần sửa lại tình tiết định tội, bao gồm cả chủ thể và hành vi, thủ đoạn thuộc mặt khách quan (giống như Tội hiếp dâm). Đồng thời, quy định rõ cưỡng dâm là hành vi giao cấu với người khác có sự miễn cưỡng đồng ý của họ bằng thủ đoạn uy hiếp tinh thần; bỏ cụm từ dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hay người đang ở trong tình trạng quẫn bách cho dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ chứng minh về mặt tố tụng bởi, về mặt lý luận cũng như thực tiễn để xác định đúng thế nào là trong tình trạng quẫn bách là rất khó. Như vậy, điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào giao cấu với người khác có sự miễn cưỡng đồng ý của họ bằng thủ đoạn uy hiếp tinh thần,…”.
Thứ ba, về Tội giao cấu với trẻ em (khoản 1, Điều 115): cần sửa lại tình tiết định tội theo hướng quy định rõ giao cấu với trẻ em là hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoàn toàn có sự đồng ý của họ. Việc sửa đổi này không những tạo ra sự thống nhất giữa Tội giao cấu với trẻ em với Tội hiếp dâm, Tội cưỡng dâm (mới) mà còn rõ ràng hơn, giúp phân biệt Tội giao cấu với trẻ em với các tội khác như: cưỡng dâm trẻ em, hiếp dâm trẻ em, dâm ô với trẻ em và mua dâm người chưa thành niên. Điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoàn toàn có sự đồng ý của họ,…”.
Thứ tư, về Tội mua bán phụ nữ và Tội mua bán trẻ em (Điều 119, 120): hai tội này cần gộp lại thành một tội với tội danh là Tội mua bán người để khắc phục tình trạng bỏ lọt hành vi mua bán người không phải phụ nữ, cũng không phải là trẻ em và nhằm trừng trị nghiêm hành vi mua bán người đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Giữ lại Tội đánh tráo hay chiếm đoạt trẻ em tại Điều 120 của BLHS.
Thứ năm, về Tội làm nhục người khác (Điều 121): cần bỏ cụm từ “nghiêm trọng” trong cấu thành tội phạm cơ bản. Bởi lẽ: 1) Đây là tội phạm có cấu thành hình thức nên nếu quy định như hiện nay sẽ dẫn đến hiểu lầm đây chính là hậu quả của tội phạm. 2) Tội làm nhục người khác có hậu quả là thiệt hại về tinh thần nên rất khó chứng minh về tố tụng; khó xác định hành vi làm nhục khi nào là nghiêm trọng, khi nào chưa nghiêm trọng, do đó, bỏ cụm từ “nghiêm trọng” sẽ giúp cho việc áp dụng Điều 121 được dễ dàng và thống nhất. Tuy nhiên, để phân định ranh giới giữa có tội làm nhục người khác với chưa có tội làm nhục người khác, chúng tui cho rằng, cần bổ sung cụm từ thường xuyên vào trước cụm từ xúc phạm. Điều luật mới nên quy định là: “1. Người nào thường xuyên xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo,…”.
Thứ sáu, về Tội vu khống (Điều 122): cần bỏ cụm từ “nhằm xúc phạm danh dự hay gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” trong cấu thành tội phạm cơ bản. Bởi lẽ, nếu để dấu hiệu này thì rất khó chứng minh về tố tụng nên rất dễ dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm hay xử oan người vô tội. Tuy nhiên, để điều luật ngắn gọn, đủ ý mà không bỏ lọt tội phạm, chúng tui cho rằng, cần bỏ cả cụm từ “hay bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền” trong cấu thành tội phạm cơ bản của Tội vu khống và chuyển sang cấu thành tội phạm tăng nặng với tính chất là tình tiết tăng nặng định khung. Cụ thể, điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt về người khác,… 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Có tổ chức;… e) Vu khống người khác phạm tội”.
2. Hoàn thiện các quy định về tình tiết định khung
Thứ nhất, về Tội hiếp dâm (Điều 111): trên cơ sở đối chiếu với các tội có sử dụng bạo lực như Tội giết người (Điều 93), Tội cố ý gây thương tích (Điều 104), Tội cướp tài sản (Điều 133) và tình hình tội phạm hiếp dâm hiện nay, cần bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u dưới đây và bổ khoản 2 (mới), Điều 111 tình tiết tăng nặng định khung gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hay gây hậu quả nghiêm trọng khác. Bổ sung tình tiết hay gây hậu quả rất nghiêm trọng khác vào điểm h, khoản 2, Điều 111 (cũ), tình tiết hay gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác vào điểm a, khoản 3, Điều 111 (cũ) cho thống nhất với quy định tại Điều 104 Tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nhằm thu hẹp khoảng cách tối đa và tối thiểu của khung hình phạt, thể hiện rõ nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, không bỏ lọt những trường hợp phạm tội nguy hiểm và đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm hiếp dâm trong giai đoạn hiện nay. Điều luật mới được sửa thành: “1. Người nào…;
2. Phạm tội gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hay gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt…: a)…; h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hay gây hậu quả rất nghiêm trọng khác; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Dùng vũ khí, phương tiện hay thủ đoạn nguy hiểm khác; l) Làm nạn nhân mất khả năng mang thai và sinh con; m) Phạm tội với phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hay người khác không có khả năng tự vệ; n) Phạm tội đối với người nuôi dưỡng mình; o) Phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình; p) Phạm tội đối với người thi hành công vụ hay vì lý do công vụ của nạn nhân; q) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hay đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; r) Thuê hiếp dâm hay hiếp dâm thuê; s) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; t) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; u) Vì động cơ đê hèn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt…
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hay gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;…”.
Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116), Tội làm nhục người khác (Điều 121), Tội vu khống (Điều 122) cũng nên sửa theo hướng này.
Thứ hai, về Tội mua bán người (mới): cần bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung thuộc điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, Khoản 2 sau đây cho phù hợp với tình hình tội phạm mua bán người hiện nay và thống nhất với các tội (mới) thuộc chương này như: Tội hiếp dâm (Điều 111), Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116). Bổ sung Khoản 3, Điều 119 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả rất nghiêm trọng và Khoản 4, Điều 119 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhằm phân hóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểm. Bổ sung Khoản 5, Điều 119 hình phạt bổ sung như Điều 120 nhằm hỗ trợ cho hình phạt chính và nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt đối với tội phạm nguy hiểm này. Điều luật mới được sửa đổi thành:
“1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm:… g) Vì động cơ đê hèn; h) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Gây hậu quả nghiêm trọng; l) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; m) Phạm tội với trẻ em, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hay người khác không có khả năng tự vệ; n) Phạm tội đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng của mình; o) Phạm tội đối với người nuôi dưỡng mình; p) Phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình; q) Phạm tội đối với người thi hành công vụ hay vì lý do công vụ của nạn nhân; r) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hay đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; s) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù mười lăm năm đến hai mươi năm hay tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hay phạt quản chế từ một năm đến năm năm”.
Thứ ba, về Tội đánh tráo hay chiếm đoạt trẻ em (mới): cần bổ sung Khoản 3, Điều 120 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả rất nghiêm trọng và Khoản 4, Điều 120 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhằm phân hóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểm này và thu hẹp khoảng cách giữa mức tối đa và mức tối thiểu của khung hình phạt. Như vậy, Khoản 2, Khoản 3 điều luật mới sẽ là: “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm: …
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù hai mươi năm hay tù chung thân”.
Thứ tư, về Tội vu khống (mới): cần bổ sung vào khoản 2, Điều 122 tình tiết tăng nặng định khung vu khống người khác phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hay gây hậu quả nghiêm trọng; bổ sung vào khoản 3, Điều 122 tình tiết tăng nặng định khung vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hay gây hậu quả rất nghiêm trọng và khoản 4, Điều 120 tình tiết tăng nặng định khung gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhằm phân hóa cao hành vi phạm tội trong các trường hợp nguy hiểm này, cụ thể:
“2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: … e) Vu khống người khác phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hay gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hay gây hậu quả rất nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến bảy năm.
4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười năm”.
3. Hoàn thiện các quy định về hình phạt
Thứ nhất, theo quy định hiện nay, hình phạt của Tội hiếp dâm thấp hơn nhiều so với Tội cướp tài sản. Điều này là không hợp lý vì Tội hiếp dâm có tính nguy hiểm cho xã hội tương đương Tội cướp tài sản vì chúng cùng xâm phạm đến khách thể rất quan trọng - quan hệ nhân thân. Vì vậy, đề nghị nâng hình phạt đối với Tội hiếp dâm (mới) lên ngang bằng với hình phạt của Tội cướp tài sản (Điều 133). Ngoài ra, bổ sung hình phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản, phạt quản chế hay cấm cư trú từ một năm đến năm năm vào Tội hiếp dâm trên cơ sở so sánh với quy định tại khoản 5, Điều 133 của Tội cướp tài sản nhằm đạt được mục đích phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hình phạt. Điều luật mới được sửa đổi thành:
“1. Người nào giao cấu với người khác trái ý muốn hay không có ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hay gây hậu quả nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hay tử hình:
5. Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp qui định tại khoản 2 hay khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt qui định tại các khoản đó.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản, phạt quản chế hay cấm cư trú từ một năm đến năm năm”.
Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), Tội cưỡng dâm (Điều 113), Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) cũng nên sửa theo hướng này.
Thứ hai, theo quy định của BLHS, hình phạt của Tội làm nhục người khác lại ngang bằng với Tội hành hạ người khác và thấp hơn nhiều so với Tội vu khống. Điều này là bất hợp lý. Bởi lẽ, Tội làm nhục người khác có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn Tội hành hạ người khác và gần tương đương với Tội vu khống vì Tội làm nhục người khác xâm phạm đến khách thể quan trọng hơn khách thể của Tội hành hạ người khác - nhân phẩm, danh dự của con người. Vì vậy, đề nghị nâng hình phạt đối với Tội làm nhục người khác (Điều 121) lên cao hơn hình phạt của Tội hành hạ người khác (Điều 110) theo hướng:
“1. Người nào thường xuyên xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hay phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:”…

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nttn15

New Member

Download Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người miễn phí





Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: g) Vì động cơ đê hèn; h) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Gây hậu quả nghiêm trọng; l) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; m) Phạm tội với trẻ em, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hay người khác không có khả năng tự vệ; n) Phạm tội đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng của mình; o) Phạm tội đối với người nuôi dưỡng mình; p) Phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình; q) Phạm tội đối với người thi hành công vụ hay vì lý do công vụ của nạn nhân; r) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hay đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; s) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, “lần này chỉ sửa đổi những vấn đề thực sự bức xúc gây khó khăn, trở ngại cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, còn các vấn đề khác cần được nghiên cứu kỹ về mọi mặt để phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS trong thời gian tới”1. Nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện toàn diện BLHS trong thời gian tới, chúng tui xin tiếp tục chỉ ra những bất cập trong các quy định của BLHS 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người và đề ra hướng sửa đổi, bổ sung.
1. Hoàn thiện các quy định về tình tiết định tội
Thứ nhất, về Tội hiếp dâm (khoản 1, Điều 111): theo Điều 111 của BLHS thì, Tội hiếp dâm được áp dụng cho hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Trên cơ sở quy định của BLHS, hầu hết quan điểm cho rằng, chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt - nam giới; hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu trái ý muốn của người phụ nữ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hay bằng thủ đoạn khác2. Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình khi cho rằng, “chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường - nam hay nữ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định; hành vi khách quan của tội này là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hay hành vi khác và hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân”3. Quan điểm thứ ba tuy đồng ý chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường - nam hay nữ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định; nhưng lại cho rằng, hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân bằng một trong các thủ đoạn: dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể biểu lộ được ý chí của nạn nhân; tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân.
Chúng tui đồng ý với quan điểm thứ ba vì: thứ nhất, về lý luận, nữ giới cũng có thể phạm tội hiếp dâm thông qua hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nam giới bằng thủ đoạn tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân như cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc kích thích…; thứ hai: về thực tiễn, vài năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện một số trường hợp nữ giới dùng thủ đoạn tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nam giới để giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nam giới nhưng không bị trừng trị về tội hiếp dâm, dẫn đến bỏ lọt tội phạm và gây bất bình trong nhân dân (vì theo quy định hiện hành thì chủ thể của tội phạm này chỉ là nam giới); thứ ba, về kinh nghiệm nước ngoài, qua nghiên cứu luật hình sự một số nước trên thế giới (như Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Điển…) chúng tui thấy hầu hết các nước đều quy định chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường (nam hay nữ); thứ tư, về bản chất, tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân, chứ không phải là hành vi dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể biểu lộ được ý chí của nạn nhân; tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân (vì đây chỉ là những thủ đoạn để thực hiện hành vi giao cấu). Vì vậy, để thống nhất trong nhận thức và áp dụng luật hình sự, chúng tui đề nghị sửa lại tình tiết định tội trong tội hiếp dâm, bao gồm cả chủ thể và hành vi, thủ đoạn thuộc mặt khách quan như sau: 1) Quy định rõ chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường (bất cứ người nào, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định); 2) Quy định hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác; 3) Bổ sung cụm từ hay không có ý muốn của họ để tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm vì không chứng minh được dấu hiệu trái ý muốn của nạn nhân; 4) Sửa lại một số thuật ngữ cho chính xác. Cụ thể, điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của người khác bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác,…”.
Thứ hai, về Tội cưỡng dâm (khoản 1, Điều 113): cần sửa lại tình tiết định tội, bao gồm cả chủ thể và hành vi, thủ đoạn thuộc mặt khách quan (giống như Tội hiếp dâm). Đồng thời, quy định rõ cưỡng dâm là hành vi giao cấu với người khác có sự miễn cưỡng đồng ý của họ bằng thủ đoạn uy hiếp tinh thần; bỏ cụm từ dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hay người đang ở trong tình trạng quẫn bách cho dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ chứng minh về mặt tố tụng bởi, về mặt lý luận cũng như thực tiễn để xác định đúng thế nào là trong tình trạng quẫn bách là rất khó. Như vậy, điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào giao cấu với người khác có sự miễn cưỡng đồng ý của họ bằng thủ đoạn uy hiếp tinh thần,…”.
Thứ ba, về Tội giao cấu với trẻ em (khoản 1, Điều 115): cần sửa lại tình tiết định tội theo hướng quy định rõ giao cấu với trẻ em là hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoàn toàn có sự đồng ý của họ. Việc sửa đổi này không những tạo ra sự thống nhất giữa Tội giao cấu với trẻ em với Tội hiếp dâm, Tội cưỡng dâm (mới) mà còn rõ ràng hơn, giúp phân biệt Tội giao cấu với trẻ em với các tội khác như: cưỡng dâm trẻ em, hiếp dâm trẻ em, dâm ô với trẻ em và mua dâm người chưa thành niên. Điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoàn toàn có sự đồng ý của họ,…”.
Thứ tư, về Tội mua bán phụ nữ và Tội mua bán trẻ em (Điều 119, 120): hai tội này cần gộp lại thành một tội với tội danh là Tội mua bán người để khắc phục tình trạng bỏ lọt hành vi mua bán người không phải phụ nữ, cũng không phải là trẻ em và nhằm trừng trị nghiêm hành vi mua bán người đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Giữ lại Tội đánh tráo hay chiếm đoạt trẻ em tại Điều 120 của BLHS.
Thứ năm, về Tội làm nhục người khác (Điều 121): cần bỏ cụm từ “nghiêm trọng” trong cấu thành tội ph...

Download Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người miễn phí





Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm: g) Vì động cơ đê hèn; h) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo; i) Tái phạm nguy hiểm; k) Gây hậu quả nghiêm trọng; l) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; m) Phạm tội với trẻ em, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hay người khác không có khả năng tự vệ; n) Phạm tội đối với ông bà, cha mẹ, vợ chồng của mình; o) Phạm tội đối với người nuôi dưỡng mình; p) Phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình; q) Phạm tội đối với người thi hành công vụ hay vì lý do công vụ của nạn nhân; r) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hay đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; s) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, “lần này chỉ sửa đổi những vấn đề thực sự bức xúc gây khó khăn, trở ngại cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, còn các vấn đề khác cần được nghiên cứu kỹ về mọi mặt để phục vụ cho việc sửa đổi cơ bản, toàn diện BLHS trong thời gian tới”1. Nhằm phục vụ cho việc hoàn thiện toàn diện BLHS trong thời gian tới, chúng tui xin tiếp tục chỉ ra những bất cập trong các quy định của BLHS 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người và đề ra hướng sửa đổi, bổ sung.
1. Hoàn thiện các quy định về tình tiết định tội
Thứ nhất, về Tội hiếp dâm (khoản 1, Điều 111): theo Điều 111 của BLHS thì, Tội hiếp dâm được áp dụng cho hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ. Trên cơ sở quy định của BLHS, hầu hết quan điểm cho rằng, chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt - nam giới; hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu trái ý muốn của người phụ nữ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hay bằng thủ đoạn khác2. Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình khi cho rằng, “chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường - nam hay nữ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định; hành vi khách quan của tội này là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hay hành vi khác và hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân”3. Quan điểm thứ ba tuy đồng ý chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường - nam hay nữ có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định; nhưng lại cho rằng, hành vi khách quan của tội này là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân bằng một trong các thủ đoạn: dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể biểu lộ được ý chí của nạn nhân; tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân.
Chúng tui đồng ý với quan điểm thứ ba vì: thứ nhất, về lý luận, nữ giới cũng có thể phạm tội hiếp dâm thông qua hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nam giới bằng thủ đoạn tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân như cho nạn nhân uống thuốc mê, thuốc kích thích…; thứ hai: về thực tiễn, vài năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện một số trường hợp nữ giới dùng thủ đoạn tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nam giới để giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nam giới nhưng không bị trừng trị về tội hiếp dâm, dẫn đến bỏ lọt tội phạm và gây bất bình trong nhân dân (vì theo quy định hiện hành thì chủ thể của tội phạm này chỉ là nam giới); thứ ba, về kinh nghiệm nước ngoài, qua nghiên cứu luật hình sự một số nước trên thế giới (như Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Điển…) chúng tui thấy hầu hết các nước đều quy định chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường (nam hay nữ); thứ tư, về bản chất, tội hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân, chứ không phải là hành vi dùng vũ lực; đe doạ dùng vũ lực; lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; lợi dụng tình trạng không thể biểu lộ được ý chí của nạn nhân; tạo ra tình trạng không thể tự vệ được hay không thể biểu lộ được ý chí ở nạn nhân (vì đây chỉ là những thủ đoạn để thực hiện hành vi giao cấu). Vì vậy, để thống nhất trong nhận thức và áp dụng luật hình sự, chúng tui đề nghị sửa lại tình tiết định tội trong tội hiếp dâm, bao gồm cả chủ thể và hành vi, thủ đoạn thuộc mặt khách quan như sau: 1) Quy định rõ chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể thường (bất cứ người nào, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định); 2) Quy định hiếp dâm là hành vi giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của nạn nhân bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác; 3) Bổ sung cụm từ hay không có ý muốn của họ để tránh tình trạng bỏ lọt tội phạm vì không chứng minh được dấu hiệu trái ý muốn của nạn nhân; 4) Sửa lại một số thuật ngữ cho chính xác. Cụ thể, điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào giao cấu trái ý muốn hay không có ý muốn của người khác bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hay thủ đoạn khác,…”.
Thứ hai, về Tội cưỡng dâm (khoản 1, Điều 113): cần sửa lại tình tiết định tội, bao gồm cả chủ thể và hành vi, thủ đoạn thuộc mặt khách quan (giống như Tội hiếp dâm). Đồng thời, quy định rõ cưỡng dâm là hành vi giao cấu với người khác có sự miễn cưỡng đồng ý của họ bằng thủ đoạn uy hiếp tinh thần; bỏ cụm từ dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hay người đang ở trong tình trạng quẫn bách cho dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ chứng minh về mặt tố tụng bởi, về mặt lý luận cũng như thực tiễn để xác định đúng thế nào là trong tình trạng quẫn bách là rất khó. Như vậy, điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào giao cấu với người khác có sự miễn cưỡng đồng ý của họ bằng thủ đoạn uy hiếp tinh thần,…”.
Thứ ba, về Tội giao cấu với trẻ em (khoản 1, Điều 115): cần sửa lại tình tiết định tội theo hướng quy định rõ giao cấu với trẻ em là hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoàn toàn có sự đồng ý của họ. Việc sửa đổi này không những tạo ra sự thống nhất giữa Tội giao cấu với trẻ em với Tội hiếp dâm, Tội cưỡng dâm (mới) mà còn rõ ràng hơn, giúp phân biệt Tội giao cấu với trẻ em với các tội khác như: cưỡng dâm trẻ em, hiếp dâm trẻ em, dâm ô với trẻ em và mua dâm người chưa thành niên. Điều luật mới được sửa đổi thành: “1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoàn toàn có sự đồng ý của họ,…”.
Thứ tư, về Tội mua bán phụ nữ và Tội mua bán trẻ em (Điều 119, 120): hai tội này cần gộp lại thành một tội với tội danh là Tội mua bán người để khắc phục tình trạng bỏ lọt hành vi mua bán người không phải phụ nữ, cũng không phải là trẻ em và nhằm trừng trị nghiêm hành vi mua bán người đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Giữ lại Tội đánh tráo hay chiếm đoạt trẻ em tại Điều 120 của BLHS.
Thứ năm, về Tội làm nhục người khác (Điều 121): cần bỏ cụm từ “nghiêm trọng” trong cấu thành tội ph...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi y tế VT Y dược 0
D HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần Dược & Vật tư thú y HANVET Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty cổ phần đầu tư – mở du lịch việt nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top