Denys

New Member

Download Hạn chế trong quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường miễn phí





Nghị định 81/2006/NĐ-CP quy định 25 hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT từ Điều 8 đến Điều 32 bao gồm các hành vi vi phạm (HVVP) các quy định về cam kết BVMT; đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; về BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh (ví dụ như: hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt tiêu chuẩn); về quản lý chất thải; về bảo tồn thiên nhiên; phòng, chống sự cố môi trường; hoạt động QLNN về BVMT.
Mặc dù khách thể của VPHC là các quan hệ xã hội bị xâm hại nhưng HVVP trong các văn bản thường không nêu quan hệ xã hội bị xâm hại mà được mô tả thông qua các quy định của pháp luật mà hành vi đó xâm phạm (ví dụ: HVVP các quy định về cam kết BVMT). Đồng thời, thông thường các HVVP được xác định dựa theo hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đó (mặc dù, về nguyên tắc việc xác định này phải căn cứ vào yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và thực tiễn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đó;).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hạn chế trong quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trong thời gian qua, hàng loạt các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được phát hiện với mức độ nghiêm trọng ở nhiều tỉnh, thành khác nhau trong cả nước, thể hiện tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền đã thể hiện quyết tâm trong việc xử lý đối với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều vướng mắc và bất cập của pháp luật trong việc xử lý đối với các vi phạm xảy ra. Điều này càng khẳng định thêm tính bức thiết của việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
1. Một số hạn chế của quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) hiện hành thể hiện chủ yếu bằng Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT do đó, ở đây chúng tui giới hạn nhận xét về một số hạn chế của Nghị định này.
1.1. Định nghĩa về VPHC trong lĩnh vực BVMT trong Nghị định chưa đầy đủ, chưa thể hiện được đặc điểm của loại vi phạm này
Định nghĩa VPHC là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong các nghị định xử phạt VPHC trong các lĩnh vực cụ thể. Việc định nghĩa đúng thể hiện đầy đủ các yếu tố pháp lý của VPHC có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc áp dụng pháp luật.
Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về xử phạt VPHC trong lĩnh vực BVMT (sau đây viết tắt là Nghị định 81/2006/NĐ-CP) định nghĩa: “VPHC trong lĩnh vực BVMT là những hành vi vi phạm các quy định QLNN trong lĩnh vực BVMT do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý VPHC và Nghị định này phải bị xử lý VPHC”.
Định nghĩa về VPHC trong lĩnh vực BVMT nêu trên được cấu trúc theo công thức tương tự như định nghĩa về VPHC tại Điều 1 Pháp lệnh Xử phạt VPHC do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30/11/1989 và có hiệu lực ngày 01/01/1990 (viết tắt là Pháp lệnh 1989). Chỉ có sự thay đổi “xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước” thành “vi phạm các quy định quản lý nhà nước” đồng thời nêu cụ thể lĩnh vực quản lý nhà nước (QLNN) là lĩnh vực BVMT.
Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến thì định nghĩa VPHC tại Pháp lệnh 1989 vẫn còn một số hạn chế nhất định như: vẫn còn thiếu dấu hiệu về năng lực trách nhiệm hành chính của chủ thể và không chính xác khi cho rằng quy tắc QLNN là khách thể của vi phạm1; việc xác định khách thể của VPHC là các quy tắc QLNN dẫn tới chỗ có thể được hiểu đó là khách thể của cả vi phạm kỷ luật và không bao gồm được các quan hệ xã hội liên quan tới sở hữu nhà nước, các quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân2.
Theo Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội thì định nghĩa trên vẫn cần được chính xác hóa thêm ở một số khía cạnh3:
Một là, yếu tố khách thể của VPHC (những quan hệ xã hội bị VPHC xâm hại) không được thể hiện trong định nghĩa, tuy rằng điều này rất quan trọng. Công thức “xâm phạm quy tắc QLNN” không phải chỉ khách thể vi phạm, mà là chỉ tính trái pháp luật của hành vi, vì khách thể VPPL là quan hệ xã hội, chứ không phải là “quy tắc”, mà quy tắc chính là nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Hai là, công thức “mà không phải là tội phạm hình sự” rất dễ làm cho chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC hiểu lầm, dẫn đến chỗ tự cho mình có quyền đánh giá hành vi nào là vi phạm hình sự, hành vi nào là VPHC, mà xem nhẹ việc dựa vào những quy định của Bộ luật Hình sự.
Chúng tui hoàn toàn thống nhất với các quan điểm trên về định nghĩa VPHC. Vì khách thể VPHC (những quan hệ xã hội bị VPHC xâm hại) là một yếu tố rất quan trọng, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi VPHC, nên cần thể hiện trong định nghĩa về VPHC. Năng lực chịu trách nhiệm hành chính của chủ thể vi phạm là dấu hiệu bắt buộc của VPPL nói chung và VPHC nói riêng. Do đó, các dấu hiệu này cần được khẳng định ngay trong định nghĩa về VPHC. Ngoài ra, việc thay công thức “mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt VPHC” thành “mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính”4 vừa ngắn gọn, vừa đầy đủ ý nghĩa hơn, thể hiện được sự phân biệt giữa VPHC với tội phạm vì chỉ có VPHC mới chịu trách nhiệm hành chính còn tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự, đồng thời cụm từ “chịu trách nhiệm hành chính” bao hàm được cả “phải bị xử phạt VPHC” và bị áp dụng các biện pháp khôi phục.
Vì thế, định nghĩa về VPHC trong lĩnh vực BVMT nêu tại Nghị định 81/2006/N-CP cũng có những hạn chế như định nghĩa về VPHC trong Pháp lệnh 1989.
Trên cơ sở nghiên cứu các dấu hiệu và yếu tố pháp lý của VPHC trong lĩnh vực BVMT (chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan) và những phân tích như trên, theo chúng tôi, VPHC trong lĩnh vực BVMT có thể được định nghĩa như sau:
VPHC trong lĩnh vực BVMT là hành vi (hành động hay không hành động) vi phạm các quy định QLNN trong lĩnh vực BVMT, có lỗi (cố ý hay vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành vi hành chính hay tổ chức thực hiện, xâm hại đến những quan hệ pháp luật BVMT phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng hay tác động đến một hay một vài yếu tố của môi trường mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.
1.2. Hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT chưa đủ để đáp ứng yêu cầu xử lý vi phạm pháp luật về BVMT
Nghị định 81/2006/NĐ-CP quy định 25 hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT từ Điều 8 đến Điều 32 bao gồm các hành vi vi phạm (HVVP) các quy định về cam kết BVMT; đánh giá tác động môi trường và đánh giá môi trường chiến lược; về BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh (ví dụ như: hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt tiêu chuẩn); về quản lý chất thải; về bảo tồn thiên nhiên; phòng, chống sự cố môi trường; hoạt động QLNN về BVMT...
Mặc dù khách thể của VPHC là các quan hệ xã hội bị xâm hại nhưng HVVP trong các văn bản thường không nêu quan hệ xã hội bị xâm hại mà được mô tả thông qua các quy định của pháp luật mà hành vi đó xâm phạm (ví dụ: HVVP các quy định về cam kết BVMT). Đồng thời, thông thường các HVVP được xác định dựa theo hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đó (mặc dù, về nguyên tắc việc xác định này phải căn cứ vào yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật và thực tiễn vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đó).
Do đó, việc đánh giá mức độ đầy đủ của hành vi VPHC trong một lĩnh vực thường được đối chiếu giữa số HVVP đã được quy định với hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đó. So với hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vệ BVMT thì 25 hành vi được quy định nêu trên, theo chúng tôi, là chưa đầy đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triể Luận văn Kinh tế 0
U [Free] Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Giải pháp hạn chế và xử lý nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát t Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế chi nhánh Cầu Giấy Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Những giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn ở Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng thưong mại Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NHN Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hai Bà Trưng Tài liệu chưa phân loại 0
A [Free] Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại NHNo&PTNT huyện Hưn Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Viet Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top