baocongmoccong

New Member

Download Cải cách cấu trúc của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính miễn phí





Từ trước đến nay ở nước ta, các luật, pháp lệnh chuyên ngành thường không quy định chế tài áp dụng đối với các vi phạm (10). Đây là một thông lệ trong quá trình xây dựng pháp luật. Thông lệ ấy chi phối không chỉ công tác xây dựng, áp dụng pháp luật mà cả công tác nghiên cứu, tìm hiểu, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Có thể nói, việc các biện pháp chế tài chỉ được tập trung quy định vào một số đạo luật như đã kể trên có những ích lợi nhất định là phòng ngừa sự lạm dụng trong việc quy định các biện pháp chế tài và đơn giản hoá công tác xây dựng pháp luật. Tuy nhiên, cách xây dựng các đạo luật như vậy cũng có nhiều điểm bất lợi. Thứ nhất là sự thiếu kịp thời trong cơ chế điều chỉnh pháp luật. Thứ hai là không cho phép các đạo luật điều chỉnh các lĩnh vực chuyên biệt của đời sống xã hội được quyền quy định các biện pháp chế tài có tính chất đặc thù, tương xứng với những đặc điểm riêng có của lĩnh vực mà đạo luật đó điều chỉnh. Thứ ba là gây khó khăn cho công tác tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức khác (11).



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Cải cách cấu trúc của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Đề cập đến một nội dung cơ bản nhưng còn ít được quan tâm hiện nay là cấu trúc của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, tác giả đã nêu một số định hướng và giải pháp cải cách cấu trúc của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trong đó, đầu tiên là phải có tư duy tổng thể để đề ra giải pháp sắp xếp lại cấu trúc của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Sự cải cách phải vừa đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật nói chung, vừa tăng cường tính hiệu quả trong việc thực hiện lĩnh vực pháp luật này nói riêng.
1. Cấu trúc của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hiện hành
Cấu trúc của hệ thống pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) thể hiện ở những nội dung sau: những loại văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nào quy định về XPVPHC; VBQPPL nào có hiệu lực pháp lý cao nhất; VBQPPL nào quy định về vi phạm hành chính cụ thể; mối quan hệ giữa các loại VBQPPL này như thế nào?
Hiện nay, các quy phạm pháp luật về XPVPHC được thể hiện không tập trung mà rải rác ở nhiều văn bản: luật của Quốc hội, pháp lệnh của UBTVQH, nghị định, nghị quyết của Chính phủ, thông tư, quyết định của bộ và cơ quan ngang bộ.
1.1. Về luật của Quốc hội, pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
VBQPPL quan trọng nhất về XPVPHC không phải là luật mà ở hình thức pháp lệnh (1). Hiện nay Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 là văn bản quy định những vấn đề cơ bản nhất có tính nguyên tắc, tạo khung pháp lý cho hệ thống pháp luật về XPVPHC, đồng thời quy định cả vấn đề XPVPHC và các biện pháp hành chính khác.
Tuy pháp luật về XPVPHC là lĩnh vực pháp luật cơ bản và quan trọng khi quy định về trách nhiệm hành chính, nhưng VBQPPL quan trọng nhất của hệ thống pháp luật này mới chỉ ở dạng pháp lệnh. Điều này không chỉ bất hợp lý mà còn bất hợp hiến (Hiến pháp năm 1992 nêu rõ quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định, trong khi đó, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (Pháp lệnh XLVPHC) lại quy định những vấn đề liên quan trực tiếp về quyền và nghĩa vụ của công dân).
Ngoài ra, Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 có tính “khung” quá cao. Nhiều vấn đề quan trọng được ủy quyền quy định toàn bộ hay một phần cho Chính phủ (hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, thủ tục xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, tình tiết giảm nhẹ, thủ tục trục xuất, biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính (VPHC) hay đảm bảo XPVPHC, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC…). Tình trạng này khiến Pháp lệnh chậm đi vào cuộc sống và tạo cơ hội nảy sinh sự tùy tiện của các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Pháp lệnh.
Một vấn đề nữa là nội dung của Pháp lệnh còn thiếu vắng nhiều vấn đề quan trọng, cơ bản về XPVPHC, nhiều vấn đề được quy định nửa vời, chưa toàn diện, triệt để.
Một số luật hay pháp lệnh khác (số lượng không nhiều, hiện nay có khoảng hơn 10 văn bản (2)) cũng có quy định về XPVPHC, nhưng vấn đề XPVPHC chỉ là một phần của nội dung văn bản. Việc quy định theo cách thức như vậy cũng đáng lưu tâm vì trong cùng một văn bản quy định về một lĩnh vực thì đồng thời cũng quy định về vấn đề XPVPHC trong lĩnh vực đó. Có thể lý giải cách làm này nhằm đảm bảo thuận tiện cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật tức là khi xây dựng một luật về một vấn đề thì kèm theo cả các chế tài hành chính đối với các vi phạm hành chính (VPHC). Tuy nhiên, một số luật, pháp lệnh chuyên ngành được ban hành trước hay thậm chí sau Pháp lệnh XLVPHC quy định cả việc XPVPHC trong lĩnh vực đó như nguyên tắc xử phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt, thẩm quyền xử phạt, các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, các hành vi vi phạm bị XPVPHC (3) … có những nội dung trái với Pháp lệnh XLVPHC. Theo nguyên tắc áp dụng pháp luật được quy định tại Điều 83 Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và theo Điều 123 Pháp lệnh XLVPHC hiện hành thì quy định của luật sẽ được ưu tiên áp dụng. Tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến dẫn đến tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về XPVPHC bị phá vỡ nghiêm trọng. Trong khi đó, hệ thống pháp luật quy định về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự đã hoàn thiện hơn rất nhiều: cả hai đều đã có các bộ luật về nội dung và thủ tục áp dụng các loại trách nhiệm này (4).
1.2. Về nghị định của Chính phủ, thông tư, quyết định của bộ, cơ quan ngang bộ
Các nghị định của Chính phủ hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh XLVPHC có hai loại: loại hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành một số vấn đề của Pháp lệnh; và loại quy định về XPVPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước (5). Các văn bản này được xây dựng sau Pháp lệnh, nhưng ở những thời điểm khác nhau và cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, thay thế (6).
Các nghị định của Chính phủ quy định về các hành vi VPHC cụ thể trong các lĩnh vực quản lý nhà nước là bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống pháp luật về XPVPHC. Tuy nhiên tình trạng nghị định vi hiến, trái VBQPPL của cơ quan cấp trên, tình trạng các nghị định mâu thuẫn, chồng chéo nhau đang tồn tại phổ biến, nên vô hình trung đã vừa vi phạm nguyên tắc pháp chế, vừa xâm phạm quyền con người, đồng thời cũng tạo nên sự không đồng bộ trong hệ thống pháp luật về XPVPHC, khiến pháp luật khó áp dụng, thiếu khả thi và tạo cơ hội cho sự tùy tiện, tham nhũng.
Về thông tư, quyết định của các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh XLVPHC, nghị định về XPVPHC hiện nay có khoảng hơn 100 văn bản.
2. Định hướng và giải pháp cải cách cấu trúc pháp luật về XPVPHC
2.1. Định hướng
Trong bối cảnh hiện nay, chúng tui cho rằng, cần thiết phải pháp điển hóa pháp luật về XPVPHC với một cấu trúc pháp luật mới hợp hiến, hợp pháp, hợp lý hơn theo định hướng sau:
- Hệ thống pháp luật về XPVPHC do có phạm vi điều chỉnh rộng ở nhiều lĩnh vực có đặc thù khác nhau nên sẽ hợp lý hơn cả khi vẫn bao gồm nhiều loại VBQPPL hợp thành.
- Văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất là một luật quy định những vấn đề cơ bản nhất về XPVPHC một cách hợp lý.
- Các vi phạm hành chính và các biện pháp trách nhiệm hành chính cụ thể được quy định chủ yếu trong các luật chuyên ngành nhằm đảm bảo chế tài đi kèm đạo luật.
- Vai trò chủ yếu của các văn bản pháp quy là hướng dẫn thi hành luật quy định về XPVPHC. Tuy nhiên, các văn bản pháp quy có thể được quy định về VPHC và các biện pháp trách nhiệm hành chính cụ thể nhưng sẽ bị hạn chế và kiểm soát chặt chẽ.
Hộp
Luật XPVPHC sẽ quy định những vấn đề chung nhất về XPVPHC như:
+ Nhiệm vụ của Luật;
+ Các khái niệm cơ bản: vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp khắc phục hậu quả;
+ Thẩm quyền quy định về vi phạm hành chính, các hình thức XPVPHC, các biện pháp khắc phục hậu quả, thủ tục XPVPHC trong từng lĩnh vực.
+ Đối tượng bị xử phạt VPHC;
+ Nguyên tắc xử phạt VPHC;
+ Các tình tiết tă...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G [Free] Sản xuất và xuất khẩu gạo của ấn Độ từ sau cải cách kinh tế tháng 7 năm 1991 Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Quan điểm của Đảng về cải cách hành chính Nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
F [Free] CÁC VẤN ĐỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hà Tài liệu chưa phân loại 0
S [Free] Tiểu luận Thủ tục hành chính - Cải cách thủ tục hành chính Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Cải cách hệ thống giấy phép kinh doanh Việt Nam trong giai đoạn hậu WTO Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tổ chức hệ thống cơ quan thi hành án trong điều kiện thực hiện chiến lược cải cách tư pháp Tài liệu chưa phân loại 0
J [Free] Đề tài Nội dung chủ yếu của chương trình cải cách hành chính trong thời kỳ đổi mới giai đoạn Tài liệu chưa phân loại 0
E [Free] Cải cách thủ tục hành chính trong cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
O [Free] Cải cách giáo dục đại học Nhật Bản và Đại học Hiroshima trong quá trình tập đoàn hóa Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top