Download Tiểu luận Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay miễn phí





Sự lúng túng của những cơ quan chức năng. Thể hiện rõ nét nhất là quá nhiều văn bản được ban hành. Chỉ trong một thời gian ngắn, năm 1999, Chính phủ va Bộ Tài chính cho ra đời hàng trăm văn bản liên quan đến thuế GTGT. Điều này gây ra vấn đề “chỏi nhau” trong điều hành và thực hiện. Tiếp đến, cơ chế “xin – cho” xuất hiện: xin được hưởng thuế suất thấp hơn, xin được nộp thuế 0%, xin mở rộng diện khấu trừ theo tỷ lệ tính trên giá mua không có hoá đơn GTGT, v.v. Ngoài ra, việc áp dụng đồng thời hai phương pháp tính cho hai loại đối tượng nộp thuế gây nhiều tốn kém và cản trở sự vận hành của thuế GTGT trên phạm vi toàn nền kinh tế - xã hội.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ế doanh thu áp dụng với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể và cá thể. Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành theo Nghị quyết số 200/NQ-TVQH ngày 18/01/1966 quy định loại thuế này. Năm 1990, Quốc hội ban hành luật thuế doanh thu, áp dụng chung cho các chủ thể có hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng thuế doanh thu này có hạn chế cơ bản là “thuế đánh chồng lên thuế”, chế độ thuế suất phức tạp, khó cho quá trình áp dụng, dễ gây vi phạm pháp luật. Do đó, nước ta cũng thực hiện từng bước thay thế Luật thuế doanh thu bằng Luật thuế GTGT . Để Luật thuế GTGT được chính thức ban hành năm 1977 và có hiệu lực từ 01/01/1999, Chính phủ Việt Nam đã nghiên cứu và từng bước áp dụng loại thuế doanh thu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp tương tự như thuế GTGT từ năm 1993 như hoạt động mang tính thử nghiệm. Theo đó, Luật thuế GTGT năm 2008 cũng được Quốc hội ban hành.
2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tiêu dùng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế đã sử dụng để mua hàng hòa, nhận dịch vụ.
Điều 2 Luật thuế GTGT 2008 quy định: “Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Như vậy, bản chất của thuế GTGT là loại thuế gián thu. Nghĩa là, các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thực chất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ.
Thuế GTGT có nhiều điểm tương đồng với các loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ khác (như thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu), nhưng có thể nhận diện được thuế GTGT qua đặc điểm:
Thứ nhất, thuế GTGT có đối tượng chịu thuế rất rộng. Tức là mọi đối tượng trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thể thực tế phải trả một phần thu nhập cho hành vi tiêu dùng.
Thứ hai, thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ. Do đó, khi đánh thuế GTGT vào hàng hóa, dịch vụ đó không gây ra những đột biến giá cả cho người tiêu dùng.
Thứ ba, dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa, dịch vụ số thuế giá trị tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau.
3. Pháp luật thuế giá trị gia tăng
Pháp luật thuế GTGT là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký, kê khai, nộp thuế, quản lý và quyết toán thuế GTGT.
Theo đó, pháp luật thuế GTGT có 2 đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, pháp luật thuế GTGT có tác động trong phạm vi rộng, đến tất cả các đối tượng trong xã hội (mọi đối tượng có thu nhập, sử dụng một phần thu nhập phục vụ đời sống).
Thứ hai, chỉ có thể được ban hành khi các điều kiện áp dụng đạt đến mức độ nhất định. Những điều kiện ở đây chủ yếu là tiêu chuẩn về kế toán, chế độ chứng từ hóa đơn và khả năng quản lý của chính các cơ quan tham gia quản lý thu thuế GTGT.
Ban hành Luật thuế GTGT được coi là bước đột phá trong quá trính cải cách, hoàn thiện về hệ thống pháp luật thuế. Để đảm bảo tính hiệu quả, pháp luật thuế GTGT cần đáp ứng một số yêu cầu:
Một là, đảm bảo tính thống nhất, tính ổn định và tính khả thi.
Hai là, đảm bảo tính đơn giản trong quá trình áp dụng. Tính đơn giản thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:
- Đơn giản về cách hiểu, áp dụng đối với cơ quan quản lý, thu thuế;
- Đơn giản về cách hiểu, tuân thủ đối với đối tương nộp thuế GTGT;
- Đơn giản về thủ tục trong suốt quá trình quản lý và chịu sự quản lý về thuế GTGT.
Ba là, hệ thống pháp luật thuế GTGT cần hướng tới người nộp thuế. Như là phải tôn trọng người nộp thuế trong việc kê khai, nộp thuế. Đi kèm là chế tài nghiêm khắc với việc vi phạm pháp luật thuế GTGT gồm chế tài hành chính với mức phạt cao, chế tài hình sự áp dụng đối với nhiều loại hành vi vi phạm khác nhau.
II. Những yếu tố ảnh hưởng đến thực thi pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay
Về mặt lý thuyết, thuế GTGT mang tính khoa học rất cao, có khả năng tạo được công bằng trong việc thu thuế, thúc đẩy xuất khẩu, khuyến khích phát triển sản xuất, bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Điểm nổi bật của thuế GTGT là khắc phục được nhược điểm thu trùng lắp, chồng chéo qua nhiều khâu của thuế doanh thu. Từ lâu sự chồng chéo này của thuế doanh thu đã gây nhiều kêu ca, phàn nàn của hầu hết cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến giá cả hàng hoá. Thuế doanh thu tính trên toàn bộ giá bán qua từng khâu có nghĩa là trong trường hợp mua cao, bán hạ, doanh nghiệp vẫn phải nộp thuế doanh thu. Ngược lại, thuế GTGT chỉ thu trên giá trị tăng thêm mà doanh nghiệp tạo ra, thậm chí doanh nghiệp còn được hoàn thuế đầu vào cao hơn thuế đầu ra. Tuy nhiên do thuế GTGT là một phương pháp đánh thuế tiên tiến, nhưng còn rất mới đối với Việt Nam nên không tránh khỏi những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay là:
1. Những yếu tố thúc đẩy việc triển khai thực hiện thuế GTGT
- Chính phủ, Ban chỉ đạo triển khai các luật thuế mới của Chính phủ, các Bộ, các Ngành, các địa phương đã bám sát sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, của Bộ chính trị, Quốc hội, của UBTVQH để tổ chức triển khai thực hiện luật thuế GTGT.
Trong quá trình triển khai Ban chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, các địa phương đã bám sát cơ sở sản xuất kinh doanh, phát hiện những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các luật thuế mới, nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp như: bổ xung vào danh mục hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT tại Điều 5 Luật thuế GTGT năm 2008 v.v.. Mở rộng việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào (Điều 12 Luật thuế GTGT năm 2008) v.v..Các ban chỉ đạo đã quản lý tốt thị trường, giá cả, đặc biệt là trong thời gian đầu áp dụng pháp luật thuế GTGT mới.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến luật về thuế, tập huấn nghiệp vụ có nhiều tiến bộ hơn so với các đợt triển khai các luật thuế trước đây. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương và các địa phương đã phối hợp chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, các đài báo Trung ương và địa phương đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, để đẩy mạnh tuyên truyền giải thích các luật thuế mới, phản ánh kịp thời những gương điển hình thực hiện tốt các luật thuế mới cũng như những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện các luật thuế mới.
- Các cơ sở kinh doanh và mọi tầp lớp nhân dân đều hưởng ứng và đồng tình thực hiện pháp luật thuế GTGT do nhận thức được các luật sự tiến bộ và ưu việt hơn pháp luật thuế GTGT.
- Sự phấn đấu nỗ lực của ngành Thuế quan và ngành Hải Quan từ việc chuẩn bị triển khai đến việc tổ chức thực hiện pháp luật thuế GTGT.
2. Một số yếu tố gây vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật thuế GTGT
2.1. Thuế suất thuế GTGT khá cao.
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top