traigiau_91

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Đề bài 2: Phân tích bản chất pháp lý của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC. Phân biệt hợp đồng BCC và hợp đồng BOT.
Bài làm
I. Bản chất pháp lý của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hình thức đầu tư được quy định trong pháp luật của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, định nghĩa khái quát về hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định trong Luật Đầu tư 2005: “Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân”. Về bản chất, trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp lý của chính mình, nhân danh mình để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Với cơ chế đám phán để chia sẻ nghĩa vụ trong hoạt động đầu tư, đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh có ưu điểm là tính linh hoạt do không có sự ràng buộc về tổ chức bằng một pháp nhân chung của các tổ chức, cá nhân có quan hệ đầu tư với nhau. Đặc trưng cơ bản của hợp đồng hợp tác kinh doanh là tính chất, chủ thể và nội dung quan hệ đầu tư.
1.Tính chất:
Đây là quan hệ đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, các nhà đầu tư có chung vốn kinh doanh nhưng không thành lập tổ chức kinh tế mới.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh lần đầu tiên được quy định cụ thể trong Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, với tính chất là quan hệ hợp tác kinh doanh giữa nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Khi mới được quy định trong pháp luật đầu tư Việt Nam, hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ có thể được ký kết và thực hiện giữa hai bên chủ thể, bao gồm một bên nước ngoài và một bên Việt Nam.
Để phù hợp hơn với thực tiễn kinh doanh, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài 1990 đã quy định hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng hai bên hay nhiều bên. Trên cơ sở này, hợp đồng hợp tác kinh doanh đã được định nghĩa là: Văn bản được ký kết giữa hai hay nhiều bên để cùng nhau tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân.
Luật Đầu tư 2005 với tính chất là Luật Đầu tư áp dụng chung cho các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch của họ đã giải quyết thiếu hụt của hệ thống pháp luật về đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định tại khoản 16 Điều 3 của Luật này và được cụ thể hóa tại Nghị định của Chính phủ số 108/2006/NĐ – CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
2.Chủ thể:
Chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh là các nhà đầu tư, bao gồm cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có thể bao gồm hai hay nhiều nhà đầu tư có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau (song phương hay đa phương).
Nhà đầu tư (không phân biệt quốc tịch của họ) có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Đầu tư 2005 bao gồm:
a.Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;
c. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực;
d. Hộ kinh doanh, cá nhân;
đ. Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú của Việt Nam;
e. Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, mọi tổ chức, cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài, thuộc sở hữu Nhà nước hay sở hữu tư nhân đều có thể trở thành chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là điểm khác biệt so với các quy định về hợp đồng hợp tác kinh doanh theo pháp luật về đầu tư trước đây.
Mặc dù có sự thống nhất pháp luật về đầu tư nhằm đảm bảo môi trường đầu tư bình đẳng, không phân biệt đối xử song pháp luật hiện hành vẫn tồn tại một số quy định riêng áp dụng cho đầu tư nước ngoài và đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước do đặc thù của các hoạt động này. Nguyên tắc của các quy định trên là phải đảm bảo sự phù hợp với tính đặc thù của quan hệ đầu tư và không mâu thuẫn với chính sách đầu tư bình đẳng, không phân biệt đối xử, cũng không trái với cam kết quốc tế. Ví dụ, Nghị định số 108/2006/NĐ – CP quy định “điều kiện đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng khi đầu tư vào dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện phải phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên” là quy định phù hợp với nguyên tắc trên.
3. Nội dung quan hệ đầu tư:
Nội dung quan hệ đầu tư theo hợp đồng BCC là những thỏa thuận thể hiện tính “hợp tác kinh doanh”, bao gồm các thỏa thuận bỏ vốn để cùng kinh doanh, cùng chịu rủi ro, cùng phân chia kết quả kinh doanh. Đây chính là đặc thủ của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong sự so sánh với các hợp đồng khác trong thương mại (ở các hợp đồng này, thời điểm chuyển giao rủi ro được các bên thỏa thuận hay pháp luật quy định là cơ sở xác định rõ lợi nhuận hay rủi ro thuộc về một trong các bên của hợp đồng).

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

giang140794

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích bản chất pháp lý của hình thức đầu tư theo hợp đồng BCC, Phân biệt hợp đồng BCC và hợp đồng BOT

:grin:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top