Download Tiểu luận Xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính miễn phí





Để xác định, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, đã được quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các nghị định , thông tư hướng dẫn trong các trường hợp cụ thể. . . Mức độ gây thiệt hại biểu hiện ở dưới các hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng phạm pháp. . .
VD: Theo Bộ luật hình sự, trộm cắp từ 500 nghìn đồng trở lên (Đ138), trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên (Đ161), cố ý gây thương tích cho người khác từ 11% trở lên (Đ104). thì là tội phạm. Nguyễn Văn A lấy cắp của hợp tác xã X số tài sản là dưới 500.000 đồng mà không có tình tiêt nào khác thì chỉ bị xử phạt hành chính. Như vậy, nếu như mức độ gây thiệt hại dưới mức Bộ luật hình sự đã qui định mà không thêm tình tiết nào thì người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Giải quyết vấn đề
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm có những nét tương đồng, rất khó để xác định ranh giới. Vấn đề cần đặt ra đó là cần phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính, vì nó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật.
* Về khái niệm:
Theo điều 8 Bộ luật hình sự thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một các cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Tổng quát lại, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Theo điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì “vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính”.
* Về thời điểm xuất hiện tên gọi:
Một hành vi chỉ cho dù đã cấu thành một hay nhiều tội đã quy định trong Bộ luật hình sự mà vẫn chưa bị xét xử thì hành vi đó vẫn chưa bị coi là tội phạm. Chỉ khi nào hành vi đó bị tòa án tuyên án là tội phạm thì bắt đầu từ thời điểm đó, hành vi đó mới gọi là tội phạm. Tương tự, một người chỉ bi gọi là bị cáo khi họ đã bị tòa tuyên án, còn trước đó, họ chỉ là bị can. Như vậy, một hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó phải chịu hình phạt - tòa tuyên án.
Vi phạm hành chính thì khác, một hành vi đã thõa mãn: do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hay vô ý; xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; không phải tội phạm hình sự thì hành vi đó đã là hành vi vi phạm hành chính. Dấu hiệu “theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính” nói lên rằng bị xử phạt không phải là dấu hiệu để coi một hành vi đã bị coi là hành vi vi phạm hành chính hay chưa mà chỉ là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm trừng phạt hành vi vi phạm đó.
VD: A không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định thì hành vi của A đã là hành vi vi phạm hành chính mà không phải đợi đến lúc chiến sĩ công an xử phạt mới có tên gọi đó.
* Về các dấu hiệu cấu thành:
- Chủ thể:
Theo Bộ luật hình sự hiện hành thì chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân (Điều 2). Để trở thành chủ thể của tội phạm thì phải có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện một tội phạm cụ thể và phải đạt độ tuổi quy định. Cụ thể đó là phải từ 14 tuổi đến chưa đầy16 tuổi đối với tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hay đặc biệt nghiêm trọng hay từ 16 tuổi trở lên đối với mọi tội phạm (Điều 12).
Theo Khoản 1, Điều 6 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính, chủ thể của vi phạm hành chính có thể là cá nhân, trong đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Ngoài ra, chủ thể của vi phạm hành chính không chỉ là cá nhân như tội phạm mà còn có thể là tổ chức: có thể là cơ quan nhà nước, là các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân và các tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
VD: Hành vi làm ô nhiễm nguồn nước nếu là tội phạm chỉ có thể là do cá nhân cụ thể thực hiện (Điều 183 Bộ luật hình sự) nhưng nếu là vi phạm hành chính thì có thể là cá nhân, cũng có thể là tổ chức.
Như vậy, phạm vi chủ thể của vi phạm hành chính nhiều hơn rất nhiều so với tội phạm.
- Mặt khách quan:
+ Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi:
Dấu hiệu cơ bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy hiệm cho xã hội của hành vi vi phạm. Là tội phạm thì hành vi đó phải gây “nguy hiểm đáng kể” cho xã hội. Nguy hiểm đáng kể ở đây là theo Bộ luật hình sự. Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm hình sự. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và những yêu tố này thường được quy định trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Mức độ nguy hiểm của hành vi:
Để xác định, đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền dựa trên sự nhận thức về ranh giới giữa vi phạm hành chính và tội phạm, đã được quy định cụ thể ở bộ luật hình sự, các nghị định , thông tư hướng dẫn trong các trường hợp cụ thể. . . Mức độ gây thiệt hại biểu hiện ở dưới các hình thức khác nhau như mức độ gây thương tật, giá trị tài sản bị xâm hại, giá trị hàng phạm pháp. . .
VD: Theo Bộ luật hình sự, trộm cắp từ 500 nghìn đồng trở lên (Đ138), trốn thuế từ 50 triệu đồng trở lên (Đ161), cố ý gây thương tích cho người khác từ 11% trở lên (Đ104)... thì là tội phạm. Nguyễn Văn A lấy cắp của hợp tác xã X số tài sản là dưới 500.000 đồng mà không có tình tiêt nào khác thì chỉ bị xử phạt hành chính. Như vậy, nếu như mức độ gây thiệt hại dưới mức Bộ luật hình sự đã qui định mà không thêm tình tiết nào thì người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính.
+ Mức độ tái phạm hay vi phạm nhiều lần.
A trốn thuế Nhà nước dưới 50 triệu đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính hay đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì hành vi của A đã cấu thành tội trốn thuế theo khoản 1 điều 161 Bộ luật hình sự. Như vậy trong nhiều trường hợp, nếu như chỉ đánh giá về hành vi thì khó xác định được đó là tội phạm hay là vi phạm hành chính. Có những tội phạm, dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính phải có, là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội đó. VD: A tổ chức kết hôn cho con của mình (16 tuổi) và người khác, thì nếu như là lần đầu, A chỉ bị coi là vi phạm hành chính và chỉ bị xử phạt hành chính. Còn nếu như A đã bị xử phạt hành chính rồi thì hành vi của A cấu thành tội tổ chức tảo hôn theo khoản 1 điều 148 Bộ luật hình sự.
+ Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm.
A cố ý gây thương tích cho B mà tỉ lệ thương tật dưới 11%, vi phạm lần đầu thì chỉ là vi phạm hành chính nhưng nếu thuộc các tình tiết sau thì là tội phạm: dùng hung khí nguy hiểm (dùng dao, rìu) hay thủ đoạn gây nguy hiểm cho nhiều người (bỏ thuốc sâu vào nguồn nước nhà B); thuê gây thương tích hay gây thương tích thuê.
Như vậy, công cụ, phương tiện phạm tội cũng là một căn cứ để đánh giá mức độ nguy hiểm cho hành vi vi phạm.
- Mặt chủ quan: Lỗi:
Trong Bộ lu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top