vnn_vn

New Member

Download Bài tập Tình huống Luật miễn phí





Như chúng ta đã biết, con người với ý nghĩa vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội có thể là chủ thể của nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Trong số những quan hệ xã hội đó có những quan hệ xã hội chỉ có thể gây thiệt hại khi có sự biến đổi tình trạng bình thường của con người. Đó là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng về sức khỏe. Đối với tội giết người, thì đối tượng tác động là con người. Ở đây, A có ý định muốn giết B nên đã thực hiện hành vi dùng dao đâm B. Như vậy, đối tượng tác động của tôi phạm trong trường hợp này là B- nạn nhân.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đề bài số 6
Vì nghen tuông, A có ý định giết B, A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS.
Câu hỏi:
Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.
Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.
Giả sử A mới đâm B một nhát, thấy B bị thương, máu ra nhiều, A sợ quá, bỏ đi không tiếp tục đâm B đến chết. B bị chết với tỉ lệ thương tật là 21%. A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích rõ tại sao?
Giả sử A đâm B 3 nhát, tưởng rằng B đã chết. A bỏ đi nhưng do được phát hiện kịp thời, B đã được cứu sống. Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 93 BLHS tuyên hình phạt đối với A là 13 năm tù thì hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với A có đúng không? Giải thích rõ tại sao?
Giả sử A là người nước ngoài đang là nhân viên làm thuê trong một công ty liên doanh ở Hà Nội. Hành vi nói trên của A xảy ra ở Hà Nội thì A có bị xử lí theo luật Hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?
BÀI LÀM
1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.
Tội phạm tuy có những dấu hiệu chung nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Luật hình sự Việt Nam phân tội phạm ra thành 4 loại tội phạm: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Điều 8 Bộ luật hình sự quy định:
“Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hay tử hình”.
Như vậy, ứng với các mức độ nguy hiểm cho xã hội của mỗi loại tội phạm thì mức cao nhất của khung hình phạt cũng có sự khác nhau là: đến 3 năm tù; đến 7 năm tù; đến 15 năm tù và trên 15 năm tù, tù chung thân hay tử hình.
Đối chiếu tội giết người được quy định tại Điều 93 BLHS với Khoản 3 Điều 8, ta có sự phân loại tội phạm đối với tội giết người như sau:
Theo khoản 1 Điều 93, tội giết người là tội đặc biệt nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt là… đến 20 năm tù, tù chung thân hay tử hình: “ Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hay tử hình”.
Theo khoản 2 Điều 93, tội giết người là tội rất nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình phạt là đến 15 năm tù: “Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm dến mười lăm năm”
Khoản 3 Điều 93 chỉ là hình phạt bổ sung mà với mỗi tội, kèm theo hình phạt chính có thể tuyên một, nhiều hay không tuyên hình phạt bổ sung nào, nên không thể phân loại tội phạm đối với hình phạt bổ sung.
2. Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao.
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các mức độ thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Trong đó:
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết chon việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó.
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Tội phạm hoàn thành là trường hợp hành vi phạm tội đã thỏa mãn hết các dấu hiệu được mô tả trong CTTP.
Phân tích các dấu hiệu phạm tội của A ta thấy:
Thứ nhất, A đã bắt đầu thực hiện tội phạm, biểu hiện ở chỗ A đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong CTTP của tội giết người là đã thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng người khác, cụ thể là đã rút dao đâm B ba nhát. Đã có hành vi “đâm” cho nên dù hậu quả có xảy ra hay không thì vẫn có thể kết luận người phạm tội ở dây là A đã thực hiện tội phạm.
Thứ hai, A không thực hiện tội phạm được đến cùng, hành vi của A chưa thoả mãn hết các dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong CTTP của tội giết người Hành vi của A tuy có mục đích, động lực thúc đẩy, lỗi của A là cố ý, đã có hành vi nguy hiểm diễn ra trong thực tế, có hậu quả xảy ra, nhưng vì B không chết nên tội phạm mà A đã thực hiện là chưa đạt.
Thứ ba, A không thực hiện được tội giết người đến cùng là do nguyên nhân ngoài ý muốn. A có ý định giết B vì ghen tuông, sau khi đâm B ba nhát tưởng rằng B đã chết nên A mới bỏ đi, nghĩa là bản thân A vẫn muốn tội phạm hoàn thành nhưng do B được cấp cứu kịp thời nên đã dược cứu sống và hành vi tội phạm của K đã không hoàn thành được.
Như vậy, trong trường hợp này, người phạm tội là A đã thực hiện hết các hành vi đánh giá là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân ngoài ý muốn, hậu quả vẫn không xảy ra. Vì tất cả các lí do trên, đối chiếu với các giai đoạn thực hiện tội phạm có thể kết luận giai đoạn phạm tội của T là phạm tội chưa đạt, cụ thể hơn là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
3. Hãy chỉ ra đối tượng tác động của tội phạm và công cụ phạm tội trong vụ án.
3.1 Đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án.
Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến gây thiệt hại hay đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ.
Các bộ phận của khách thể có thể bị tác động là:
Chủ thể của các quan hệ xã hội;
Nội dung của các quan hệ xã hội: là các hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội;
Đối tượng của các quan hệ xã hội : là các sự vật khác nhau của thế giới bên ngoài cũng như các lợi ích mà qua đó cac quan hệ xã hội phát sinh và tồn tại.
Như chúng ta đã biết, con người với ý nghĩa vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội có thể là chủ thể của nhiều quan hệ xã hội khác nhau. Trong số những quan hệ xã hội đó có những quan hệ xã hội chỉ có thể gây thiệt hại khi có sự biến đổi tình trạng bình thường của con người. Đó là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng về sức khỏe. Đối với tội giết người, thì đối tượng tác động là con người. Ở đây, A có ý định muốn giết B nên đã thực hiện hành vi dùng dao đâm B. Như vậy, đối tượng tác động của tui phạm t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top