oanh12ls

New Member

Download Tiểu luận Tìm hiểu quy định của pháp luật về quản lý động thực vật hoang dã quý hiếm miễn phí





MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 2
CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
Phần I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
Phần II. NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
2.1. Vai trò của động thực vật hoang dã trong tự nhiên và đời sống con người 5
2.1.1. Vai trò có lợi của động thực vật 5
2.1.2. Tính có hại của động thực vật 7
2.2. Thực trạng động thực vật hoang dã Việt Nam 7
2.2.1. Sự gia tăng về số loài nguy cấp 7
2.2.2. Các mối đe dọa và nguyên nhân của thực trạng trên 10
2.3. Tình hình quản lý bảo vệ hiện nay 14
2.4. Quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ động thực vật hoang dã 15
2.5. Danh mục văn bản pháp luật liên quan 16
2.5.1. Pháp luật Việt Nam 16
2.5.2. Công ước quốc tế 16
KẾT LUẬN 19
Danh mục tài liệu tham khảo 20
PHỤ LỤC 21
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trong Điều 37 có quy định chi tiết tiêu chí loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và việc ban hành danh mục của chính phủ.
Trong phạm vi bài viết, nội dung chủ yếu tập trung làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến công tác quản lý bảo tồn động thực vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay, bao gồm:
- Vai trò của động thực vật hoang dã trong tự nhiên và trong đời sống con người
- Sự gia tăng hoạt động buôn bán trái phép động thực vật hoang dã làm suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng loài; nguyên nhân cửa thực trạng đó.
- Hệ thống pháp luật, chính sách có liên quan đến công tác quản lý bảo tồn và tình hình thực hiện trong thực tế.
Phần II. NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Vai trò của động vật, thực vật hoang dã trong tự nhiên và đời sống con người
2.1.1. Vai trò có lợi của động thực vật
Với sự đa dạng, phong phú, động thực vật có thể được con người sử dụng với các mục đích sau:
Giá trị bảo tồn: ĐTVHD có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái, nơi chúng sống từ đó các hệ sinh thái được bền vững, diễn thế đi theo con đường tự nhiên. Chúng tạo nên các mắt xích trong chuỗi thức ăn hay lưới thức ăn. Chúng tạo lên các giá trị bảo tồn vô cùng quan trọng, các giá trị này không chỉ có ý nghĩa thực tại mà còn có tiềm năng sử dụng sau này. Các loài động vật đặc hữu mang những nguồn gen quý hiếm đối với toàn bộ thế giới. Nhiều loài động vật đặc hữu mang các gen qúy chứa đựng những tính trạng tốt mà các loài động vật khác không có. Thông qua các loài hoang dại, con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các gen này đạt hiệu quả cao nhất. Theo đánh giá của các nhà khoa học, khu hệ động vật Việt Nam có tính đặc hữu khá cao so với các nước vùng Đông Dương: Có tới 15 loài phân bố ở Việt Nam trong tổng số 21 loài linh trưởng đặc hữu của vùng Đông Dương; khu hệ chim có tới 10,17% số loài và phân loài đặc hữu và có tới ít nhất là 3 trung tâm chim đặc hữu quan trọng của thế giới.
Giá trị kinh tế: Động thực vật có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng với đời sống con người. Giá trị kinh tế của động thực vật tập trung vào một số nội dung sau:
Nguồn thức ăn: Từ khi loài người mới xuất hiện trên trái đất thì nguồn thức ăn chính cho con người là các sản phẩm tự nhiên thu được từ săn bắt động vật và hái lượm. Nhiều loài động thực vật đã được con người sử dụng làm thức ăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều loài động vật được con người thuần hoá, nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ tạo thành những giống gia súc, gia cầm để phục vụ mình. Có thể nói nguồn đạm động vật là không thể thiếu đối với loài người. Cho đến ngày nay vẫn còn một số lượng lớn cộng đồng địa phương dựa vào các sản phẩm săn bắn để tồn tại.
Nguyên liệu cho công nghiệp: Nhiều nhóm động vật cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác nhau: Các loài thú và bò sát có thể cung cấp lông, da; các loài côn trùng cung cấp mật hay sáp (ong), cánh kiến, tơ (tằm); một số loài thân mềm cung cấp nhiều sản phẩm quý: Ngọc trai, ...
Dược liệu: Nhiều sản phẩm từ động vật được con người sử dụng với mục đích dược liệu (mật ong, gan cá, mật gấu, nọc rắn, sừng tê giác, ...). Nhiều chế phẩm sinh học được chiết xuất từ nuôi cấy mô động vật hay động vật sống (các loại vắc xin, hoóc môn ...).
Làm cảnh, phục vụ đời sống sinh hoạt, giải trí cho con người: Một số lượng lớn động thực vật được buôn bán trên thị trường hay được bẫy bắt, hái lượm là phục vụ mục đích làm cảnh. Đặc biệt là các loài chim như vẹt, yểng, sáo hay các loài ăn thịt như cắt ... Nhiều vườn thú và công viên quốc gia phục vụ mục đích tham quan du lịch.
Trong chu trình vật chất: Chu trình sinh học trong tự nhiên có tất cả ba pha - ba mắt xích có vai trò tương đương nhau bao gồm: pha sản xuất, pha tiêu thụ và pha tái sản xuất. Từ những chất đơn giản này, thực vật dễ dàng hấp thụ để tạo ra các chất hữu cơ phức tạp một lần nữa và cứ tiếp tục chu trình tuần hoàn vật chất như vậy. Do đó, dễ dàng nhận thấy động vật chiếm vai trò rất quan trọng, là "mắt xích" không thể thiếu trong vòng tuần hoàn vật chất tự nhiên, trong đó con người là một thành phần có tổ chức cao nhất của "mắt xích đó".
Sử dụng cho nghiên cứu khoa học và giáo dục: Đây là vai trò rất quan trọng của động thực vật đối với con người. Thông qua động thực vật, nhất là các loài động vật có cấu tạo cơ thể gần giống con người, con người có thể tiến hành các nghiên cứu khoa học với mục đích phục vụ ngày một tốt hơn đời sống. Con người đã "học" được nhiều điều từ động vật: Chế tạo thành công máy bay khi quan sát, phân tích các chuyển động bay từ chim; chế tạo nhiều loại thuốc chữa bệnh trên cơ sở đã thử nghiệm trên cơ thể động vật có cấu tạo cơ thể gần giống người, ...
2.1.2. Tính có hại của động thực vật
Bên cạnh các mặt lợi, động thực vật cũng có một số mặt gây tác hại đến đời sống của con người.
Nhiều loài động vật là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp gây ra một số bệnh dịch nguy hiểm cho con người: Chuột truyền dịch hạch; muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét; các loài giun sán ký sinh trong cơ thể người; một số loài dơi truyền các bệnh virus; amíp (amoeba) gây một số bệnh phụ khoa, ...
Gây hại, tàn phá lương thực, mùa màng, kho tàng, công trình xây dựng của con người: Chuột, côn trùng phá hoại mùa màng, cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và cây lâm nghiệp
2.2. Thực trạng động thực vật hoang dã Việt Nam
2.2.1. Sự gia tăng về số loài nguy cấp
Theo Sách Đỏ Việt Nam 2004, tình hình về đa dạng sinh học ở nước ta sau 10 năm có nhiều biến đổi. Tổng số loài động vật, thực vật hoang dã trong thiên nhiên đang bị đe dọa ở các mức khác nhau đã lên tới 857 loài, trong đó có 407 loài động vật và 450 loài thực vật. So với số liệu công bố trong Sách Đỏ Việt Nam 1992 -1996 là 709 loài bị đe dọa (359 loài động vật và 350 loài thực vật), có thể thấy rằng số loài hiện thời bị đe dọa tăng lên đáng kể. Mức độ bị đe dọa ở từng thành phần động, thực vật trong thiên nhiên cũng có sự thay đổi rất đáng báo động.
Trong thành phần động vật, ở Sách Đỏ Việt Nam 1992, mức độ bị đe dọa cao nhất của các loài chỉ ở thứ hạng Nguy cấp thì năm 2004 đã có tới 6 loài bị coi là tuyệt chủng trên lãnh thổ. Hiện có 149 loài được coi là Nguy cấp, tăng hơn rất nhiều so với 71 loài trong Sách Đỏ Việt Nam 1992. Có 46 loài được coi là Rất nguy cấp,  nhiều nhất là ở các nhóm: Thú rừng (12 loài), Chim (11), Bò sát lưỡng cư (9), Côn trùng (4)... Ở thành phần thực vật,  trong Sách Đỏ Việt Nam 1996, một số loài trước đây được xếp trong diện Sẽ nguy cấp nay phải chuyển sang diện Nguy cấp và Rất nguy cấp. Sách Đỏ Việt Nam 1996 mới chỉ có 24 loài thuộc diện Nguy cấp thì nay đã lên tới 192 loài, trong đó có 45 loài được coi là Rất nguy cấp ̣(2).
Theo Sách đỏ Việt Nam 2007, được công b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top