Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU

Có thể khẳng định rằng trong hầu hết mọi hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất - kinh doanh hiện nay giữa các doanh nghiệp trong nước đều được các bên cụ thể hoá bằng hợp đồng kinh tế.
Hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết, đồng thời nó cũng là cơ sở để Toà án và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi có tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện.
Doanh nghiệp và cá nhân tham gia đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế ngoài những kiến thức về chuyên ngành, cần hiểu biết rõ về pháp luật kinh tế, các ngành luật và các chế độ chính sách khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của hợp đồng kinh tế trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như ứng dụng trong thực tiễn các vụ tranh chấp, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và cán bộ Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh. Em đã được chọn đề tài : “Tìm hiều về tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh và Công ty CP Vĩnh Hà” cho bài tiểu luận của mình về môn học Pháp luật kinh tế.
Mặc dù bản thân đã có sự chuẩn bị và chủ động trong việc lựa chọn đề tài nghiên cứu, nhưng do có sự hạn chế về kiến thức chuyên sâu và hoạt động thực tiễn cho nên bài viết của em chắc chắn sẽ có những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, của các bạn và của Công ty An Thịnh để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1
HỢP ĐỒNG KINH TẾ & GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
HỢP ĐỒNG KINH TẾ

1. Lý luận chung về Hợp đồng kinh tế
1.1. Khái niệm Hợp đồng kinh tế
Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 quy định : “Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ rằng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.”
1.2. Đặc điểm của Hợp đồng kinh tế.
- Hợp đồng kinh tế là mối quan hệ kinh tế được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể ký kết.
- Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Chủ thể của Hợp đồng kinh tế là pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh, trong đó ít nhất một bên tham gia quan hệ hợp đồng là pháp nhân.
- Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch : công văn, điện báo, điện chào hàng, đơn đặt hàng.
1.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự – kin htế ở Việt Nam hiện nay.
- Bộ luật Dân sự được Quốc hội thông quan ngày 28/10/1995.
- Luật Thươngg mại được Quốc hội thông quan ngày 10/05/1997.
- Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế được Hội đồng Nhà nước thông quan 25/09/1989.
1.4. Vai trò của Hợp đồng kinh tế
- Là xơ sở xây dựng thực hiện kế hoạch của mỗi đơn vị kinh tế
- Góp phần quan trọng vào việc củng cố công tác hanchj toán kinh tế.
- Góp phần quan trọng vào việc đảm bảo và phapt huy quyền tự chủ kinh doanh.
1.5. Nội dung của Hợp đồng kinh tế.
Nội dung của hợp đồng kinh tế bao gồm hai loại điều khoản :
- Điều khoản chủ yếu : Là các điều khoản bắt buộc, nếu thiếu các điều khoản này thì hợp đồng kinh tế coi như chưa được ký kết.
Điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kin htế quy định, các Hợp đồng kinh tế bao gồm các loại điều khoản chủ yếu sau :
+ Ngày tháng năm ký kết hợp đồng kinh tế; địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên; họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
+ Đối tượng của Hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hay giá trị quy ước đã thoả thuận.
+ Chất lượng, chủng loại, quy cách phẩm chất, tính đồng bộ của sản phẩm hàng hoá hay yêu cầu kỹ thuật của công việc.
+ Giá cả.
- Các điều khoản lựa chọn : do các bên tự thoả thuận và ghi nhận trong Hợp đồng kinh tế bao gồm : Bảo hành; điều kiện nghiệm thu, giao nhận; cách thanh toán; Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng kinh tế bao gồm : Bảo hành; điều kiện nghiệm thu, giao nhận; cách thanh toán; Trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng kinh tế; thời gian có hiệu lực của Hợp đồng kinh tế; Các biện pháp đảm bảo thực hiện Hợp đồng kinh tế; Các thoả thuận khác.
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế.
2.1. Tranh chấp Hợp đồng kinh tế.
Tranh chấp Hợp đồng kinh tế là một trong những loại hình của tranh chấp kinh tế, nó được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên tham gia ký kết hợp đồng về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế.

Xét về mặt bản chất, tranh chấp Hợp đồng kinh tế phản ánh những xung đột chủ yếu liên quan đến gài sản, đến lợi ích kinh tế giữa các tham gia ký kết. Mức độ tranh chấp thường gay gắt, tính chất phức tạp do đó nếu tranh chấp không giải quyết ngay thì không để lại hậu quả xấu cho các bên có tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến các chủ thể khác, đến các quan hệ kinh tế khác và thậm chí đến toàn bộ nền kinh tế.
2.2. Các cách giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế.
Với tình hình hoạt động kinh tế sôi nổi và chứa đựng nhiều tính chất phức tạp hiện nay ở nước ta thì việc xẩy ra tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong cộng đồng các doanh nghiệp là điều tất yếu. Song vì hiệu quả kinh tế, vì sự công bằng và bình đẳng của các bên tham gia hợp đồng kinh tế trước pháp luật mà càn thiết phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp.
Hiện nay, Việt Nam có các cách giải quyết tranh chấp Hơpự đồng kinh tế; thương lượng; hoà giải; toà án; Trọng tài thương mại.
- Thương lượng : cách giải quyết tranh chấp này không cần đến vai trò tác động của bên thứ ba. Khi có tranh chấp các bên cùng nhau bàn bạc, thoả thuận để tự giải quyết. Đây là cách giải quyết khá đơn giản, không tốn kứem gít gây phương hại đến quan hệ giữa các bên.
- Hoà giải : Có 2 loại hoà giải.

MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương 2: Hợp đồng kinh tế và giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế 2
1. Lý luận chung về Hợp đồng kinh tế 2
1.1. Khái niệm Hợp đồng kinh tế 2
1.2. Đặc điểm của Hợp đồng kinh tế. 2
1.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự – kin htế ở Việt Nam hiện nay. 2
1.4. Vai trò của Hợp đồng kinh tế 3
1.5. Nội dung của Hợp đồng kinh tế. 3
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. 4
2.1. Tranh chấp Hợp đồng kinh tế. 4
2.2. Các cách giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế. 4
Chương 2:Tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa công ty CP TM & DV quốc tế An Thịnh và công ty CP Vĩnh Hà. 6
1. Một số diễn biết chính dẫn đến vụ tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty CP TM&DV Quốc tế An Thịnh và Công tty CP Vĩnh Hà. 6
2. Công ty CP TM & DV Quốc tế An Thịnh khởi kiện toà án việc Công ty CP Vĩnh Hà vi phạm Hợp đồng kinh tế. 9
3. Quá trình thụ lý và giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa hai Công ty của Toà án kinh tế – Toà án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. 10
Chương 3 : Nhận xét và đánh giá việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa công 13
ty cp An Thịnh & Công ty CP Vĩnh Hà 13
1. Hậu quả của việc xay ra tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa 2 Công ty. 13
2. Nhận xét về kết quả của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng giữa 2 Công ty. 13
Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 16
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

KalyoLoan

New Member
Re: [Free] Tìm hiều về tranh chấp Hợp đồng kinh tế giữa Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Quốc tế An Thịnh và Công ty cổ phần Vĩnh Hà

cho minh xin link down thanks.
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top