Download Đề tài Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý giáo dục – Một biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Cát Hiệp miễn phí





MỤC LỤC
Trang
A. Lời nói đầu 2
B. Nội dung nghiên cứu tiểu luận 4
I. Một số vấn đề lí luận chung 4
1. Khái niệm pháp chế XHCN 4
2. Những nguyên tắc của pháp chế XHCN 6
3. Pháp chế XHCN trong quản lý giáo dục 7
II. Thực trạng pháp chế XHCN trong quản lý giáo dục ở
Trường THCS Cát Hiệp 11
1. Đặc điểm chung 11
2. Thực trạng tình hình pháp chế trong quản lý giáo dục ở
Trường THCS Cát Hiệp, Phù Cát 14
III. Các giải pháp và kiến nghị 17
1. Cơ sở đề ra giải pháp 18
2. Các giải pháp 19
3. Các kiến nghị 24
C. Kết luận 26
D. Danh mục tài liệu tham khảo 28
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

a nhà nước ta nói chung.
Khái niệm quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là việc xây dựng, hoạch định các đường lối, chính sách để giáo dục phát triển, đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của một địa phương , đơn vị nói riêng.
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động. Về cơ bản có thể coi: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Hoạt động dạy học và giáo dục là những hoạt động cơ bản trong nhà trường phổ thông. Chủ thể quản lý các hoạt động này là Hiệu trưởng. Tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng ngoài nhà trường, những nhân tố trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục là đối tượng quản lý.
Vậy, quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng đến tập thể giáo viên và học sinh, những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học và giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu dự kiến.
Khái niệm về chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục được hiểu là tổng hoà những phẩm chất và năng lực được tạo nên trong quá trình giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cho người học so với những thang chuẩn giá trị của Nhà nước hay xã hội nhất định.
Có chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng giáo dục từng mặt,tuỳ theo góc độ đánh giá. Chất lượng giáo dục có tính lịch sử, cụ thể và luôn luôn tuỳ từng trường hợp vào các điều kiện xã hội nhất định, vào các thiết chế, chính sách và lực lượng tham gia giáo dục.
Chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần là trình độ học tập, rèn luyện được đánh giá bằng những điểm số các môn thi, mà quan trọng hơn là bằng những kết quả thực tế và bằng hiệu quả sử dụng những phẩm chất và năng lực của học sinh trong hoạt động thực tiễn ở nhà trường, gia đình và xã hội.
Quan hệ giữa pháp chế với quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục:
Như đã trình bày ở trên, quản lý giáo dục là việc xây dựng, hoạch định các đường lối, chính sách để giáo dục phát triển, đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của một địa phương , đơn vị nói riêng.
Việc xây dựng, hoạch định các đường lối, chính sách để giáo dục phát triển phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với quy định của Luật giáo dục và mục tiêu phát triển giáo dục Việt Nam. Đó là “ Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”. Đảm bảo đúng tính chất, nguyên lý giáo dục: “1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. 2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”
Pháp chế trong giáo dục định hướng cho quá trình hoạch định đường lối phát triển giáo dục của các nhà quản lý giáo dục. Quá trình hoạch định đường lối phát triển đúng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của đất nước và của địa phương sẽ đảm bảo cho hoạt động giáo dục phát triển thuận lợi, có như vậy chất lượng giáo dục mới được nâng cao.
Để thực hiện đúng pháp chế trong giáo dục cần xây dựng kỷ cương, nền nếp trong ngành giáo dục, việc xây dựng ấy phải bắt đầu từ các cơ quan chỉ đạo giáo dục và đào tạo; từng phòng, ban quán triệt các chủ trương, đường lối chỉ đạo giáo dục; tiến đếùn các nhà trường, cấp học thể hiện nền nếp kỷ cương thông qua hành động cụ thể từ việc soạn giảng, xây dựng hồ sơ, sổ sách, việc kiểm tra đánh giá … đến các quy định cụ thể đến từng bộ phận, từng giáo viên và học sinh.
Một khi tính pháp chế trong ngành giáo dục nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng được quán triệt và thực hiện nghiêm, thì vấn đề cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành giáo dục sẽ không còn tình trạng vi phạm các quy định về chuyên ngành; học sinh không còn hiện tượng vi phạm nội quy trường, lớp … và như vậy quá trình đào tạo của các nhà trường lo gì đến việc không đảm bảo chất lượng . Vì suy cho cùng, sự tuân thủ và chấp hành nghiêm theo các quy định trong lĩnh vực giáo dục đã giải quyết được vấn đề về đổi mới và cập nhật phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục – giảng dạy trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của xã hội.
Như vậy, mối quan hệ về pháp chế với quản lý giáo dục và chất lượng giáo dục là mối quan hệ nhân quả và bổ trợ phát triển: pháp chế thực hiện nghiêm minh giúp cho hoạt động quản lý thực hiện tốt vai trò chức năng của mình, khi quản lý thực hiện đúng vai trò, chức năng , nhiệm vụ thì tổ chức, đơn vị sẽ hoạt động đảm bảo theo tiến trình, theo kế hoạch, đúng theo quy định của ngành và như vậy hiệu quả công việc chắt chắn được nâng cao. Ngược lại, chất lượng, hiệu quả công tác của cơ quan đơn vị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn xã hội , hay nói cách khác chất lượng giáo dục của nhà trường cao phản ánh sự quản lý có hiệu quả và khoa học của lãnh đạo, đồng thời nó cũng phản ánh sự chấp hành nghiêm minh các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục.
Vì vậy, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý giáo dục là tiền đề, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo của các nhà trường trong giai đoạn hiện nay và mai sau.
II. THỰC TRẠNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT HIỆP.
Đặc điểm chung:
1.1. Sơ lược về nhà trường.
Trường THCS Cát Hiệp nằm trong địa bàn thôn Hòa Đại, Xã Cát Hiệp về phía tây của Huyện Phù Cát, thuộc tỉnh Bình Định.
Cát Hiệp là xã trung du, có diện tích tự nhiên 4102 ha, gồm 1784 hộ với 7780 nhân khẩu, trong đó 90% dân số làm nghề nông, nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp. Xã có điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, với vùng bán sơn địa có nền đất cát xám bạc màu, không có hệ thống thủy lợi như những địa phương khác, nguồn nước phụ thuộc vào thiên nhiên là chính, hoạt động sản xuất chủ yếu của nhân dân là sản xuất nông nghiệp. Điều kiện thiên nhiên không được ưu đãi, với vị trí địa lí không mấy thuận lợi nên nhìn chung đời sống của nhân dân trong địa phương rất khó khăn. Chính vì vậy, mức độ đầu tư cho giáo dục của địa phương không cao, phụ huynh học sinh chú trọng nhiều trong...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top