coca2510

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I.Lời mở đầu 1
II.Nội dung chính .1
1.Vài nét về phong trào Không Liên Kết .1
2.Nguyên nhân hình thành phong trào Không Liên Kết . 2
2.1.Những biến đổi sâu sắc của cục diện thế giới sau
chiến tranh Thế giới thứ hai .2
2.2.Tình hình quốc tế cuối thập kỷ 1940 và suốt thập kỷ 1950
trở nên hết sức căng thẳng 3
2.3.Sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng của các nước
thế giới thứ ba đầu thập kỷ 1960 4
2.4.Nhận thức của giới lãnh đạo các nước đang phát triển 5
3.Những sự kiện nổi bật dẫn tới sự hình thành
phong trào Không Liên Kết 6
III.Kết luận .7

Phong trào Không Liên Kết là một tổ chức quốc tế liên chính phủ , liên lục địa rộng lớn nhất của các nước đang phát triển mà Việt Nam được kết nạp làm thành viên chính thức ngay từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang trong giai đoạn quyết liệt nhất. Mặc dù hết sức đa dạng về văn hóa tín ngưỡng, về chế độ chính trị xã hội, về lợi ích dân tộc, nhưng các nước không liên kết có nhiều điểm tương đồng: phần lớn đều bị thực dân đô hộ, kinh tế kém phát triển, cùng chung nguyện vọng muốn có hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, thoát khỏi cùng kiệt nàn lạc hậu. Đó là cơ sở khách quan để phong trào có thể trở thành một tập hợp lực lượng rộng rãi, đoàn kết, gắn bó trong một cương lĩnh hoạt động tối thiểu.
Việc nghiên cứu nguyên nhân hình thành phong trào Không Liên Kết sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự ra đời của phong trào, từ đó có những định hướng đúng đắn khi Việt Nam cũng là một thành viên chính thức của tổ chức này.
II.Nội dung chính:
1.Vài nét về Phong trào Không Liên Kết
Phong trào Không Liên Kết, tên tiếng anh là Non–Aligned Movement, viết tắt là NAM, chính thức ra đời từ hội nghị cấp cao Belgrade (Nam Tư) tháng 9 năm 1961. Phong trào cho đến nay đã tồn tại gần 40 năm, có 114 thành viên, gồm tất cả các nước thuộc 5 châu lục, hơn 1/2 dân số thế giới, 2/3 tổng số nước thành viên Liên Hợp Quốc.
Phong trào Không Liên Kết là một phong trào quốc tế rộng lớn bao gồm những nước có chính sách đối ngoại không liên kết, không tham gia vào bất cứ khối, nhóm quân sự-chính trị nào.
Phong trào Không Liên Kết ra đời vào lúc cao trào giải phóng dân tộc .làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh chiến tranh lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. “Phong trào chủ trương chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đấu tranh giành độc lập về chính trị, kinh tế, văn hoá, hợp tác quốc tế trên cơ sở công bằng và cùng có lợi, thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý và bảo vệ hoà bình và an ninh của các dân tộc” 1.
2.Nguyên nhân hình thành Phong trào Không Liên Kết
2.1.Những biến đổi sâu sắc của cục diện thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai
Chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. Sự hình thành của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, mở đầu một thời cao trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, một thời cách mạng sôi nổi nhất trong lịch sử cách mạng thế giới. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới gắn liền với một sự kiện quan trọng là sự lớn mạnh của Liên Xô sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Sau chiến tranh, Liên Xô đã trở thành một cường quốc phát triển nhất lục địa châu Âu về quân sự, có uy tín chính trị và vị trí quốc tế mà không một cường quốc đế quốc nào sánh nổi. Như vậy, trên thế giới hình thành hai hệ thống chính trị đối lập nhau, song song cùng tồn tại.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ tại nhiều khu vực, đặc biệt là tại các nước Á, Phi, Mỹ La tinh, đã làm sụp đổ một mảng lớn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. “Ngay sau khi Nhật đầu hàng, ở Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Phillipines…liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang. Do kết quả của sự suy yếu toàn diện của chủ nghĩa đế quốc trong chiến tranh và sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội, một làn sóng giải phóng dân tộc mạnh chưa từng thấy, bắt đầu nổ ra ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, rồi tiếp đến Trung Cận Đông, Bắc Phi và cuối cùng, châu Mỹ La tinh cũng chuyển động”2.
Mỹ lợi dụng ưu thế kinh tế và quân sự nhờ chiến tranh thế giới đem lại, đặc biệt là độc quyền về vũ khí nguyên tử, ra sức thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới, dùng “chiến lược trả đũa ồ ạt” hòng đẩy lùi “chủ nghĩa Cộng sản”, thành lập Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO (1949) và các khối quân sự khác, tiếp tay cho bọn thực dân cũ hòng bóp chết phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Chiến lược quân sự cơ bản của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là duy trì ưu thế quân sự áp đảo đối với Liên Xô, đặc biệt là về vũ khí hạt nhân, coi đó là công cụ chủ yếu để thực hiện sự thống trị của chúng đối với toàn thế giới.
2.2.Tình hình quốc tế cuối thập kỷ 1940 và suốt thập kỷ 1950 trở nên hết sức căng thẳng
Sau thất bại của Pháp ở Việt Nam và thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, đặc biệt là sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa 1949, đế quốc thực dân tăng cường câu kết, tập hợp đồng minh và bạn bè hòng “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản”, đối phó với phong trào giải phóng dân tộc đang phát triển mạnh mẽ chẳng những ở châu Á mà ở cả châu Phi và Mỹ Latinh. Ngoài khối quân sự NATO ở châu Âu, Mỹ thành lập ở châu Á và châu Đại Dương một loạt khối quân sự như ANZUS, SEATO, CENTO.
Từ sau hội nghĩ Bangdung, các nước độc lập non trẻ Á, Phi, Mỹ Latinh phải đương đầu với những diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế. Nhằm chống chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ một mặt đẩy mạnh chính sách chiến tranh lạnh, mặt khác ra sức lôi kéo một số nước mới độc lập tham gia các khối quân sự, đồng thời huy động đồng minh và phe cánh thân Mỹ phản kích quyết liệt cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc tại nhiều khu vực
Tình hình đó làm cho nhiều nhà lãnh đạo các nước Á, Phi, Mỹ La tinh mới độc lập hay đang đấu tranh để giành độc lập hết sức lo ngại. Các nước này có nhu cầu cấp bách là phải đoàn kết lại để có tiếng nói chung có trọng lượng đối với các vấn đề quốc tế nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc, ủng hộc các dân tộc đang đấu tranh thoát khỏi chủ nghĩa thực dân, không để bị lôi kéo vào các liên minh quân sự và để góp phần bảo vệ hòa bình thế giới, tạo một môi trường quốc tế hòa bình để tồn tại và phát triển.
Ngay trong năm 1945, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ Indonesia ra Tuyên bố chung về việc phối hợp đấu tranh giữa hai nước để tránh chủ nghĩa thực dân, đồng thời thành lập Ủy ban trù bị về hợp tác giữa các nước Đông Nam Á. Sáng kiến của Hồ Chí Minh không thực hiện được vì thực dân Pháp và Hà Lan đưa quân tái chiến Việt Nam và Indonesia, nhân dân hai nước phải tiến hành kháng chiến tự giải phóng lần hai.
Trong bài phát biểu năm 1946, tức trước ngày Ấn Độ được chính thức trao trả độc lập, Thủ tướng J.Nehru đã đưa ra những nguyên tắc của chính sách đối ngoại Ấn Độ là quyền tự quyết, độc lập, bình đẳng. Ông nói rằng Ấn Độ sẽ không tham gia bất cứ nhóm quân sự nào, sẽ không thụ động và không trung lập trong những vấn đề như chiến tranh và hòa bình, nhưng sẽ cố gắng hết sức mình vì sự nghiệp hòa bình.
“Các vị lãnh đạo đó đã chọn con đường riêng của mình trong quan hệ quốc tế mà sau này gọi là chính sách trung lập tích cực, hay bằng nhiều tên khác nhau, nhưng thực chất là chính sách không liên kết”3.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

yanti206

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Nguyên nhân hình thành Phong trào Không Liên Kết

ad oi, cho mình link download vs :)
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top