nhnoyb

New Member

Download Đề tài Đặc điểm quá trình dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ và xu hướng vận dụng vào Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Mở đầu Trang
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 4
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng nghiên cứu 6
4. Khách thể nghiên cứu 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6. Cơ sở phương pháp luận của đề tài 7
7. Phương pháp nghiên cứu 7
8. Phạm vi nghiên cứu 7
9. Cấu trúc của đề tài 7
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm kiếm, phát hiện và dạy
học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 8
1. Một số quan niệm về tài năng và trẻ em tài năng. 8
1.1. Khái niệm về tài năng. 8
Năng lực 8
Năng khiếu 9
Giỏi 10
Thiên tài 11
Tài năng 12
1.2. Khái niệm trẻ tài năng theo quan điểm của các nhà khoa học Mỹ 18
1.3. Bồi dưỡng và đào tạo trẻ tài năng 19
2. Những cơ sở lý thuyết của việc lựa chọn và dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ.21
Những tiền đề lịch sử của cách dạy học trẻ em tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 21
Dạy học trẻ tài năng với hình thức dạy học phân hóa trong trường tiểu học ở Mỹ. 26
3. Tìm kiếm, phát hiện và tuyển chọn trẻ tài năng trong hệ thống giáo dục tiểu học của Mỹ. 38
Chương II: Hình thức tổ chức, nội dung, phương pháp dạy trẻ tài năng trong trường tiểu học của Mỹ và một số phương hướng vận dụng vào Việt Nam. 57
1. Hình thức tổ chức dạy học nổi bật trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 58
2. Nội dung dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ 61
3. Phương pháp dạy học trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học ở Mỹ. 71
4. Một số phương hướng vận dụng trong dạy học trẻ tài năng bậc tiểu học tại Việt Nam. 82
Quan điểm về đào tạo trẻ tài năng ở Việt Nam 82
Một số phương pháp vận dụng trong công tác nhận dạng, tìm kiếm và phát hiện tài năng trẻ em ở bậc tiểu học tại Việt Nam. 84
Một số phương hướng vận dụng cơ bản trong việc xây dựng nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho trẻ tài năng trong nhà trường tiểu học. 86
Kết luận. 91
Tài liệu tham khảo 92
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của các bài thử nghiệm này so với các phương pháp cổ điển là ở chỗ nhiệm vụ của các bài thử nghiệm này không phải là đánh giá năng lực của trẻ bằng cách so sánh chúng với các kết
quả lấy riêng của những người đồng tuổi bởi vì mục đích cơ bản là xác định mức độ nắm vững các khái niệm và kỹ năng, chỗ dựa cơ bản để đánh giá là xem trẻ biết làm cái gì và biết những gì? Phương pháp trên cho phép người giáo viên theo dõi quá trình phát triển của đứa trẻ là nguồn gốc đáng giá của thông tin khi so sánh chương trình học tập cá nhân của mỗi đứa trẻ.
Một công cụ quan trọng nữa để phát hiện trẻ tài năng ở Mỹ đó là sử dụng các thang đánh giá và ghi chép, kiểm tra theo dõi. Phương pháp quan sát và thang đánh giá trên cơ sở các thông số đã được ấn định là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến ở Mỹ trong việc xác định tài năng của trẻ. Thực tế chỉ ra rằng nếu những giáo viên có đủ kinh nghiệm trong việc dùng các thang đánh giá đặc biệt này thì ý kiến của họ có thể coi là cơ sở đáng tin cậy của thông tin trong quá trình phát hiện sớm tài năng của trẻ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu theo dõi sự chính xác giữa những đánh giá do cha mẹ cung cấp và giữa các kết quả thử nghiệm về trí tuệ giữa các học sinh lớp dưới. Những nghiên cứu này nói lên rằng: "Những bản ghi chép kiểm tra do cha mẹ viết hoàn toàn có thể được sử dụng như những thông tin có giá trị về những năng lực trí tuệ của trẻ". Như vậy những đánh giá của những người quan sát lớn tuổi có tiếp xúc chặt chẽ và thường xuyên với đứa trẻ, có kinh nghiệm sử dụng các thang đánh giá, biết xác định câu trả lời và phản xạ của đứa trẻ, biết nhận xét một cách rõ ràng nhất tài năng là những đánh giá khách quan nhất.
Trong các trường Tiểu học Mỹ người ta sử dụng rộng rãi những bản tự khai và trưng cầu ý kiến khác nhau đối với người lớn cũng như trẻ em nhằm mục đích phát hiện mức độ và tính chất năng lực của học sinh, mối quan tâm và sở thích của chúng. Ví dụ: Thang đánh giá đặc thù tài năng của trẻ; Bản mẫu đánh giá tài năng trong đề án "RAPYHT"; Bản thăm dò dư luận đối với cha mẹ trong đề án "Seattle"...v.v (T6)
Việc điền vào tờ khai là bắt buộc khi chuyển từ trường này sang trường khác ở Mỹ. Chúng tui xin đưa ra một số mẫu tờ khai dành cho cha mẹ của tác giả F.Vecnon:
1. Tên đứa trẻ
2. Giới tính, lứa tuổi
3. Tên trường
4. Lớp
5. Những tính chất nào cho phép ông bà kết luận rằng đứa trẻ có năng khiếu trên mức bình thường? Hãy chọn một vài điểm được liệt kê dưới đây hay có thể thêm vào những điểm khác nếu ông bà muốn:
a, Nói lưu loát và ghi nhớ những từ khó ở lứa tuổi 2 b, Học đọc trước 5 tuổi
c, Bộc lộ sự hiểu biết khác thường về những vấn đề và ý tưởng không
tương ứng với lứa tuổi.
d, Bộc lộ những kiến thức trong nhiều lĩnh vực và có trí nhớ tốt. e, Có năng khiếu tưởng tượng khác thường.
f, Biểu hiện sáng kiến trong khi vui chơi cũng như học tập. g, Nói rằng ở trường rất buồn vì quá đơn điệu.
h, Luôn nhận được sự đánh giá cao. Hãy chỉ ra một số tính chất khác nữa:
6. Bao nhiêu giờ trong tuần (không tính ở trường) nó dành cho việc đọc?
7. Trẻ say mê cơ bản trong việc đọc với loại sách, tạp chí hay báo nào?
8. Trẻ say mê và có sở thích đặc biệt nào? ( Sưu tầm, vẽ mẫu, chụp ảnh, hội hoạ...)
9. Ông bà làm gì nhằm mục đích phát huy tài năng và những hứng
thú đặc biệt ở trẻ? Hãy kiểm tra theo các mức độ cho dưới đây:
a, Cung cấp sách để nâng cao trình độ.
b, Đảm bảo phương tiện để học các môn khoa học tự nhiên, hình mẫu, vẽ...
c, Đưa chúng đến thư viện địa phương. d, Tổ chức những bài học nhạc.
e, Tổ chức những cuộc tham quan của gia đình đến viện bảo tàng hoặc
triển lãm.
f, Tạo điều kiện để đứa trẻ thường xuyên được xem những buổi truyền hình nghiêm túc hơn là xem những bộ phim trinh thám, thể thao hay các chương trình hài.
g, Giúp trẻ hoàn thành công việc nội trợ.
h, Dạy trẻ học toán, các môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ ở trình độ
cao hơn.
y, Đi nghe hoà nhạc hay xem những bộ phim hay.
k, Thảo luận cùng đứa trẻ về những sự kiện thế giới.
10. Ông bà, Chồng (bà), Vợ (ông) có những say mê hay tài năng gì có thể có ích trong hoạt động nhóm với trẻ tài năng?
Những bản khai trên đây đã giúp nhiều cho việc phát hiện tài năng, bởi vì chúng bổ xung cho sự theo dõi của giáo viên, làm cho giáo viên quen với năng lực phát triển của học sinh, với hứng thú, với hoàn cảnh gia đình, truyền thống gia đình, cho phép giáo viên đưa ra kết luận về trình độ và tính chất năng lực của học sinh.(T1+T6)
Khi phát hiện trẻ tài năng các nhà bác học Mỹ nhấn mạnh rằng "không một bài thử nghiệm hay một phương pháp quan sát nào có thể cố giành được vai trò đặc biệt trong quá trình phát hiện trẻ tài năng. Độ tin cậy và tính khách quan của quá trình này tỉ lệ với khối lượng thông tin thu thập một cách tương đối từ đứa trẻ".
Những chứng minh cụ thể đã nêu trên về tiểu sử chỉ ra rằng đặc điểm về hoạt động đời sống của đứa trẻ là rất quan trọng. Sau khi thu thập những thông tin đó có thể tiến hành việc phân tích toàn diện làm cơ sở cho việc so sánh các chương trình học tập khi phát hiện trẻ tài năng.
Mỗi chương trình cần được định hướng bởi một hệ thống các phương pháp phát hiện tài năng riêng. Ví dụ, phương pháp tìm kiếm được soạn thảo ở trường Đại học tổng hợp bang Ilinoi - Mỹ: (phương pháp này cũng được áp dụng ở nhiều bang khác như: Caliphonia, Philađenphia, Phloriđa...) quá trình phát hiện tài năng gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tìm kiếm nhờ các thông báo rộng rãi cho tất cả các bậc cha mẹ trong một vùng cụ thể, các trẻ em vào nhóm học theo một chương trình đặc biệt.
Giai đoạn 2: Thể thức đánh giá: Các bậc cha mẹ được yêu cầu điền vào các bản thăm dò ý kiến, trong đó có chứa những câu hỏi có liên quan đến năng lực và hứng thú của đứa trẻ. Đồng thời nhà tâm lý học cũng tiến hành cuộc thử nghiệm cá nhân với đứa trẻ. Như vậy thông tin về trình độ phát triển năng động sáng tạo và trí tuệ của đứa trẻ được rút ra từ 2 nguồn độc lập : từ cha mẹ của trẻ và từ các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm riêng với đứa trẻ.
Giai đoạn 3: Tuyển chọn.
Hội đồng tuyển chọn phân tích kết quả nghiên cứu và thành lập các nhóm. Mục đích của giai đoạn này là lựa chọn thành phần học sinh phù hợp nhất với việc học tập theo chương trình đặc biệt. Hơn nữa cần đảm bảo sự bao trùm bởi chương trình này đối với tất cả trẻ em thuộc nhiều chủng tộc khác nhau, các tộc người và của các tầng lớp kinh tế - xã hội khác nhau cũng như sự tương ứng về số lượng trẻ em cùng tuổi và giới tính.
Quá trình tìm kiếm và phát hiện trẻ tài năng kéo dài từ 2-3 tháng. Kết
quả của quá trình này là việc hình thành các nhóm học sinh nhỏ tuổi để học
theo chương trình mà xu hướng đặc thù của nó cho phép chúng phát huy tài
năng của mình.
Dưới đây là mô hình về những nguyên tắc cơ bản trong việc xâ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top