ngoceo04

New Member

Download Tiểu luận Dạy tiết luyện tập phát huy tính tích cực với mọi đối tượng học sinh – môn toán 8 miễn phí





MỤC LỤC:
Trang
A/ MỞ ĐẦU 1
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
B/ NỘI DUNG 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
II. CƠ SỞ THỰC TIỂN 4
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ 4
1/ Vấn đề đặt ra 4
2/ Khảo sát thực tế 5
3/ Giải pháp chứng minh 7
4/ Thực hành 1 tiết dạy minh hoạ 9
5/ Kết quả khảo sát 18
6/ Kết quả chất lượng bộ môn 18
C/ KẾT LUẬN 19
Tài liệu tham khảo 20
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

y học: Các biện pháp đòi hỏi phải có kĩ thuật, kinh nghiệm được dùng hỗ trợ cho việc thực hiện phương pháp dạy học có hiệu quả.
Do đặc điểm bộ môn toán nên người giáo viên phải đặc biệt chú ý sử dụng các thủ thuật dạy học một cách hợp lý nhằm giúp cho tiết dạy đạt hiệu quả, nhất là các tiết luyện tập . Vậy môn toán có những đặc điểm nào?
2/ Đặc điểm của môn toán:
Theo Ăng-ghen “Đối tượng của toán học thuần tuý là những hình dạng và những quan hệ số lượng của thế giới khách quan” (Trích theo Hoàng Chúng, 1978, tr.20), tức là đặc điểm trước nhất của toán học là tính trừu tượng cao và tính thực tiễn phổ dụng. Tính trừu tượng không phải chỉ có trong toán học mà là đặc điểm của mọi khoa học. Nhưng trong toán học, cái trừu tượng được tách ra khỏi mọi chất liệu của đối tượng, chỉ giữ lại những quan hệ số lượng dưới dạng cấu trúc mà thôi. Như vậy, toán học có tính chất trừu tượng cao độ. Sự trừu tượng hoá trong toán học diễn ra trên các bình diện khác nhau, tuy nhiên tính trừu tượng cao độ chỉ che lấp chứ không làm mất đi tính thực tiễn của toán học. Toán học có nguồn gốc thực tiễn. Số học ra đời trước hết do nhu cầu đếm. Hình học phát sinh do sự cần thiết phải đo ruộng đất bên bờ sông Nin (Ai Cập) sau những trận lụt hằng năm…. Do đó toán học còn có tính phổ dụng, có thể áp dụng vào các môn học khác.
Thứ hai, cần phải nhấn mạnh tính logic và tính thực nghiệm của toán học. Khi xây dựng toán học, người ta dùng suy diễn logic, cụ thể là phương pháp tiên đề – xuất phất từ các khái niệm nguyên thuỷ và các tiên đề rồi dùng các quy tắc logic để định nghĩa các khái niệm khác và chứng minh các mệnh đề khác. Nhưng do đặc điểm lứa tuổi và yêu cầu của cấp học, bậc học, nên một số khái niệm được trình bày trong sách giáo khoa không phải là nguyên thuỷ, và thừa nhận (không chứng minh) một số mệnh đề không phải tiên đề hoặc chấp nhận một số chứng minh chưa thật chặt chẽ: Định lý Ta lét (Thuận, đảo), …
Vì vậy khi giảng dạy, người dạy phải nắm vững các đặc điểm trên của toán học và phải đảm bảo sự thống nhất giữa suy đoán và suy diễn – là một đặc điểm tư duy của toán học – nhất là khi dạy tiết luyện tập. Nhằm mang lại kết quả cao nhất mà tiết dạy cần đạt.
3/ Vai trò, vị trí và ý nghĩa của môn toán:
Môn toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông – phát triển nhân cách, phát triển năng lực trí tuệ, rèn luyện những đức tính, phẩm chất của người lao động (Tính cẩn thận, chính xác, tính kỷ luật, phê phán, và óc thẩm mỹ,..).
Môn toán cung cấp vốn văn hoá toán học phổ thông một cách có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh.
Ngoài ra, môn toán còn là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác.
Do đó người dạy cần phải đảm bảo cung cấp cho học sinh đầy đủ các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình, phải giúp học sinh thấy được vai trò, vị trí và ý nghĩa quan trọng của môn toán trong cuộc sống cũng như đối với những môn học khác. Vì vậy, khi dạy tiết luyện tập giáo viên cần xây dựng bài học một cách hệ thống, khoa học đảm bảo cung cấp đầy đủ cho học sinh các kỷ năng cơ bản mà mục tiêu đặt ra; cũng như phải củng cố khắc sâu cho học sinh những kiến thức trọng tâm đã học. Đây là một việc không dễ dàng thực hiện được do trình độ, tâm lý của từng học sinh trong một lớp không giống nhau.
II. CƠ SỞ THỰC TIỂN:
1. Thực tiễn vấn đề:
Ngay từ tiểu học, học sinh đã quen và biết đến tiết luyện tập. Nhưng do nhận thức chưa đúng về vai trò của tiết luyện tập – tiết luyện tập chỉ đơn thuần là tiết giải bài tập – do đó thái độ học tập của các em chưa tích cực, dẫn đến tình trạng các em ngán học các tiết toán, nhất là các tiết luyện tập; bởi “Không khí của lớp trong các tiết luyện tập rất trầm lắng, các em chủ yếu theo dõi thầy (cô) giải bài, các bạn khá giỏi làm rồi chép vào tập”, hay “ Bài tập thầy (cô) cho quá dễ, nhìn vào là biết kết quả”.. .
Trong phân phối chương trình toán học THCS các khối lớp hiện nay, số lượng tiết luyện tập được tăng đáng kể, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra “Tăng thực hành, giảm lý thuyết”.
Tuy số lượng tiết luyện tập được tăng đáng kể, vai trò của tiết luyện tập được nâng cao, nhưng việc dạy tiết luyện tập nhằm đạt hiệu quả cao nhất – phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mọi đối tương học sinh – là điều không dễ dàng.
2. Sự cần thiết của vấn đề:
Chúng ta đều thấy: Kích thích sự hứng thú để học sinh yêu thích học tập bộ môn là một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc dạy học, là mục tiêu mà bất kỳ người thầy người cô nào cũng mong muốn đạt tới.
Trình độ nhận thức của các em học sinh trong một lớp học thực tế không bằng nhau. Có những em học rất tốt, rất khá, giỏi môn toán, tiếp thu nhanh những gì giáo viên cung cấp. Bên cạnh đó, cũng có những em tiếp thu rất chậm. Cho nên khi dạy tiết luyện tập, người thầy phải tìm cách lôi cuốn tất cả các em, làm cho các em thấy được cái hay, sự cần thiết và những lợi ích của môn toán trong cuộc sống cũng như đối với các môn học khác khi đề ra hệ thống bài tập hợp lý.
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1. Vấn đề đặt ra:
- Dạy tiết luyện tập như thế nào để phát huy tính tích cực với mọi đối tượng học sinh?
- Nếu một tiết luyện tập không phát huy tính tích cực của học sinh sẽ dẫn tới kết quả như thế nào?
- Những phương pháp nào cần sử dụng để dạy tiết luyện tập?
- Khi dạy tiết luyện tập cần lưu ý những gì?
- Học sinh cần làm gì để tiết luyện tập đạt được hiệu quả cao nhất?
2. Khảo sát thực tế:
a/ Thực tế giảng dạy của giáo viên:
Trong nhiều năm qua, khi dạy tiết luyện tập tui vẫn luôn chú ý xây dựng thành một tiết học sinh động, tạo được hứng thú cho học sinh. Và khi tiến hành thực hiện đề tài này tui đã trao đổi với thầy cô, đồng nghiệp trong tổ về sự lợi ích của việc dạy tiết luyện tập nhằm phát huy tính tích cực của mọi đối tượng học sinh. Qua trao đội nhận thấy rằng giáo viên có chú ý thực hiện, nhưng không thường xuyên, chỉ thực hiện khi gặp tiết có số lượng bài tập ít, hoặc khi có thao giảng, dự giờ. Một số giáo viên thì có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao.
tui tiến hành hợp tác dự giờ với đồng nghiệp trong tổ khối 6 (2 tiết), khối 7 (...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top