sooiinlee

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


mục lục

A. phần mở đầu Từ tr 6 dến tr 9
I. Lí đo chọn đề tài.
II. Mục đích ngiên cứu.
III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
V. Giả thuyết khoa học
VI. Phạm vi nghiên cứu
VII. Phương pháp nghiên cứu
VIII. Kế hoạch tổ chức nghiên cứu Trang 6
Trang 7
Trang 7
Trang 8
Trang 8
Trang 8
Trang 8
Trang 9
B. phần nội dung
Lịch sử nghiên cứu
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài đề tài:
Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa dạy trẻ trong trường mầm non.
I. Khái quát chung về nghệ thuật múa
1. Lí luận nghệ thuật múa
2. Thực tiễn nghệ thuật múa
3. Định nghĩa về nghệ thuật múa
4. Khái niệm về múa mẫu giáo
II. Mối liên hệ giữa nghệ thuật múa với đời sống
1. Chức năng nghệ thuật múa
2. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ mầm non
III. Mối quan hệ giữa múa với các loại hình nghệ thuật
khác nhau
1. Mối quan hệ giữa múa với âm nhạc
2. Mối quan hệ giữa múa với văn học
3. Mối quan hệ giữa múa với sân khấu - Mĩ thuật - Hội hoạ
IV. Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng cảm thụ nghệ
thuật múa của trẻ
1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ
2. Khả năng cảm thụ nghệ thuật múa tuổi mầm non
V. Một số hình thức múa của trẻ mẫu giáo
1. Múa minh họa
2. Múa sinh hoạt
3. Múa biểu diễn
Chương II: Thực trạng trong chương trình tổ chức tiết dạy múa cho trẻ mầm non hiện nay.
1. Địa bàn điều tra
2. Mục đích điều tra
3. Phương pháp điều tra
4. Thực trạng về tổ chức dạy múa cho trẻ mầm non
Chương III: Thực nghiệm – Kết quả thực nghiệm
I. Nội dung thực nghiệm
1. Quan điểm về chất liệu múa cơ bản và bài hát lựa chọn để biên đạo múa
2. Phân tích một số động tác chất liệu cơ bản
3. Phân tích bài hát đã được chọn
II. Cách thức tiến hành thực nghiệm
1. Địa bàn thực nghiệm
2. Mục đích của thực nghiệm
3. Tiêu chuẩn và thang đánh giá
4. Tiến hành thực nghiệm
III. Kết quả thực nghiệm
1. Kết quả thực nghiệm khảo sát
2. Kết quả thực nghiệm hình thành và kiểm chứng. Từ tr 9 dến tr 45



c. Phần kết luận.
1/ Kết luận chung.
2/ Khuyến nghị sư phạm.
d. Tài liệu tham khảo.




















a. phần mở đầu
i/ lí do chọn đề tài
Trong mỗi chúng ta ai cũng biết rằng: trẻ em chính là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước.Chính vì vậy việc bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em không chỉ là trách nhiệm của một cá nhân nào đó. Mà là trách nhiệm của tất cả mọi người, của nhà nước và toàn xã hội. Cũng chính vì điều đó mà toàn xã hội đã có những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Nhằm tạo ra những con người mới, những con người được phát triển về mọi mặt( đức, trí, thể, mĩ ) để có thể tiếp thu những khoa học tiên tiến nhất, nhằm đưa đất nước ta phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực. Vấn đề này mang tính thời đại và rất cấp thiết với ngành giáo dục. Đặc biệt giáo dục mầm non- là khâu đầu tiên trong nền giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển và giáo dục con người trong tương lai.
Nghệ thuật múa không phải tự nhiên có được mà qua quá trình luyện tập, thực sự là lao động nghệ thuật, đòi hỏi con người “ Phải khổ luyện ” thì mới có được nghệ thuật ở đỉnh cao.
Cha ông ta có câu:
“ Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn thơ ngây ”
Đối với nghệ thuật múa, muốn có những tài năng tương lai cho đất nước ngay từ thuở ban đầu ta cần đưa nghệ thuật múa vào vào trong các trường mần non, nghệ thuật múa còn góp phần hình thành bước đầu nhân cách trẻ. Khi trẻ được nhảy múa, ca hát sẽ đẩy mạnh quá trình phát triển ngôn ngữ, tập trung trí nhớ, tăng cường trí tưởng tượng, đặc biệt là phát triển thể chất đạo đức thẩm mĩ, tạo nên hình dáng cân đối, hồn nhiên, ngây thơ, vui sướng một cách tự nhiên. Trẻ vui vẻ phấn chấn hoạt động, sôi nổi hào hứng, hòa mình vào tập thể, cuộc sống của trẻ trở nên phong phú đa dạng hơn.
Với lợi ích mà nghệ thuật múa mang lại cho chúng ta, ngành học mầm non đã và đang quan tâm đến việc đem nghệ thuật múa vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Tuy nhiên nghệ thuật múa chưa được tách biệt thành môn học riêng như các môn học khác mà chỉ có chung tên gọi: “ Làm quen với âm nhạc ”. Trong đó nghệ thuật múa chỉ chiếm 1/4 thời của chương trình bộ môn, với các động tác vận động đơn giản theo lời ca, theo nhạc, chưa phải là nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa cơ bản cần có về hình dáng, góc độ, động tác, tư thế…Muốn giáo dục trẻ ngay từ đầu về nghệ thuật múa chúng ta cần tách biệt thành một môn học riêng, phần chương trình và cấu trúc tiết học cho từng bộ phận, cho từng độ tuổi để phù hợp với tâm sinh lí của trẻ.
Thực tế hiện nay nghệ thuật múa ở một số trường mần non còn rất hạn chế. Khi tổ chức cho trẻ một số ngày hội ngày lễ chọn đội văn nghệ rất khó khăn và chỉ chọn được một số cháu tiếp thu nhanh, có khả năng nhún nhảy đúng nhạc để biểu diễn. Thực sự về nghệ thuật múa còn cùng kiệt nàn.
Mặt khác các biện pháp mà các giáo viên đang sử dụng trong chương trình chưa linh hoạt, phong phú, chưa gây được hứng thú cho trẻ. Đa số giáo viên còn hạn chế về kiến thức nghệ thuật múa. Và nghệ thuật múa ở trường mầm non còn hạn chế về thời gian, chưa phát huy được lợi ích của nghệ thuật múa đối với trẻ mầm non.
Bản thân tui sau khi được đào tạo, trang bị thêm kiến thức cơ bản về nghệ thuật múa và biên đạo múa tại khoa Giáo dục mần non và công tác thực tế trẻ tui đã có thêm nhiều kiến thức trong bộ môn nghệ thuật múa. Vì vậy tui đã mạnh dạn vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Xuất phát từ vấn đề trên tui đã nghiên cứu và chọn đề tài “ Bước đầu
nghiên cứu hoạch định tiết học múa dạy trẻ trong trường mầm non ”.
ii. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu,tìm hiểu và bước đầu đưa tiết học múa vào trường mầm non là một việc làm cần thiết.
Tiếp thu nghệ thuật múa theo một hình thức thoải mái, cơ bản từ thấp đến cao phù hợp với khả năng phát triển tâm sinh lí của trẻ. Trẻ tích cực và phấn khởi hơn.Thúc đẩy việc cải thiện dạy trẻ múa ở trường mần non.tui đã xác định rõ tác dụng của nghệ thuật múa đối với giáo dục trẻ, từ đó mở rộng và khắc phục những khả năng của chương trình đang thực hiện. Để cho vai trò vị trí nghệ thuật thực sự được tách rời thành môn học.
iii. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
1.Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu bước đầu: Nghiên cứu tiết học múa ở trường mần non.
2.Khách thể nghiên cứu:
- 20 cháu mẫu giáo bé
- 25 cháu mẫu giáo nhỡ
- 25 cháu mẫu giáo lớn
Trường mầm non Quốc Tuấn – An Lão – Hải Phòng
iv/ Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài tiết dạy múa trong trường mần non.
- Tìm hiểu thực trạng về khả năng thực hiện nghệ thuật múa cho trẻ trong trường mần non.
- Nội dung phương pháp tiết dạy múa ở trường mầm non.
- Múa minh họa, múa sinh hoạt, múa biểu diễn và một số động tác cơ bản.
- Đề xuất bước đầu đưa tiết dạy múa vào trường mầm non .
- Đề xuất sư phạm.
v/ Giả thuyết khoa học
-Việc nghiên cứu đưa tiết dạy múa vào trường mầm non thông qua nghệ thuật múa giáo dục trẻ là một việc làm cần thiết.
- Trẻ tiếp nhận các hình thức múa đa dạng, phong phú theo một trình tự khoa học sẽ hình thành và phát triển một cách có hiệu quả, tích cực.
- Nếu tổ chức tiết dạy múa ở trường mần non tốt thì nghệ thuật múa đem lại cho trẻ sảng khoải tâm hồn, trẻ hồn nhiên và tạo diiều kiện cho trẻ phát triển một cách hoàn thiện hơn.
vi/ Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu qua trình phát triển của trẻ thông qua nghệ thuật múa.
- Nghiên cứu chương trình dạy vận động múa cho trẻ mầm non 3 độ tuổi ( bé, nhỡ, lớn ) ở trường mầm non Quốc Tuấn – An Lão – Hải Phòng.
- Chọn một số động tác cơ bản và một số bài học ( trong và ngoài chương trình ) để hình thành tiết dạy múa làm thực nghiệm.
vii/ Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc tài liệu cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu.
- Thiết kế tiết dạy múa về : + Nội dung
+ Hình thức
+ Phương pháp
- Thực nghiệm trên trẻ.
- Kết hợp phương pháp quan sát, trực quan hành động, giảng giải câu đố với trẻ.
v/Kế hoạch tổ chức nghiên cứu
- Nhận đề tài
- Thời gian sưu tầm nghiên cứu tài liệu
- Xây dựng đề cương
- Bố cục toàn phần và làm công tác thực nghiệm
- Thời gian tổ chức thực nghiệm
- Thời gian hoàn thành bài tập.
C. Phần kết luận
1. Kết luận chung:
Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tui thấy rằng nghệ thuật múa rất phù hợp với lứa tuổi mầm non. Chúng ta dạy trẻ múa có mục đích, có định hướng là góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Qua múa còn phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, lĩnh hội được vẻ đẹp của thế giới xung quanh.
Trẻ được tham gia hoạt động với nghệ thuật múa giúp trẻ thấy được cái hay, cái đẹp dễ tiếp thu một cách nhẹ nhàng và gây ấn tượng...
Trẻ mầm non rất thích hoạt động âm nhạc, múa và thích tham gia biểu diễn văn nghệ trong các hoạt động, những thực trạng dạy múa ở một số trường còn bị động, gò bó vào chương trình, một số giáo viên có năng khiếu, có sáng tạo chưa được phát huy. Số trẻ tham gia vào biểu diễn không nhiều, đặc biệt là số trẻ có năng khiếu ít vì chưa được rèn luyện và học các bài hát trong chương trình mang tính chất máu còn được sử dụng. Chỉ có một số bài nhưng khi múa phải tuần tự các động tác đã nhắc biên soạn múa, có bài còn cùng kiệt nàn, cứng nhắc, không được sửa đổi. Đội hình trong bài múa hoàn toàn không có. Chỉ múa tại chỗ hay nghiêng phải, nghiêng trái, nhún mềm ... Do vậy ít phát huy được khả năng hiếu động của trẻ cũng như thiếu sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ.
Do đó cho ta thấy trẻ gặp nhiều khó khăn khi thể hiện những động tác mang yếu tố múa hay di chuyển.
Kết quả thực nghiệm cho ta thấy rằng nếu chúng ta hoạch định chương trình dạy múa cho trẻ mầm non theo 3 loại tiết trên sẽ nâng cao kỹ năng và khả năng thể hiện nghệ thuật múa đặc biệt khi thể hiện tiết mục múa cho số đông trẻ tham gia.
Trẻ rất tích cực và ham thích môn nghệ thuật múa, trẻ tiếp thu nhanh chóng và tập trung với tâm trạng thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẻ. Trên cơ sở lý luận và thực tiến đề tài: " Bước đầu nghiên cứu hoạch định tiết học múa dạy trẻ trong trường mầm non" cho trẻ mẫu giáo nhằm nâng cao khả năng thể hiện cho trẻ và số đông trẻ được tham gia trong môn học này. Đó là phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ là một trong những môn học cần thiết cần được xây dựng và hoạch định riêng.
2. Khuyến nghị sư phạm:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp oxit nano MnAl2O4, CoAl2O4 và bước đầu thăm dò ứng dụng của chúng Luận văn Sư phạm 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
S Bước đầu nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khoa học Tự nhiên 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
H Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
J Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm Công ty dệt Nam Định Luận văn Kinh tế 2
R Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top