peheo_078

New Member

Download Đề tài Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay miễn phí





MỤC LỤC
 
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 3
1.1. Gia đình và chức năng của gia đình 3
a. Khái niệm gia đình 3
b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại. 3
1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. 4
a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 4
b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ. 6
3. Một số sai lầm thường gặp trong giáo dục gia đình 8
4. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng môi trường giáo dục gia đình. 10
II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
1. Thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay 15
a. Vai trò của gia dình trong việc giáo dục đạo đức học sinh 15
b. Gia đình với việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ` 17
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận chung 19
2. Rút ra bài học cho bản thân 19
* Tài liệu tham khảo 20
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại.
Trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản:
- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thoả mãn tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình (thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia đình là “tổ ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn.
- Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn.
- Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của  xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
- Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng.
- Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.
Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.
1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.
a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.
* Giáo dục gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường và xã hội rất quan trọng, nhưng những môi trường giáo dục này chỉ có thể phát huy đầy đủ khi kết hợp được với môi trường giáo dục gia đình, vì giáo dục gia đình là cội nguồn.
* Học tập văn hoá đối với thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nếu không khao khát nắm lấy tri thức khoa học, thế hệ trẻ không thể trở thành người có khả năng làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống. Học tập văn hoá sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người.
Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, từng ngày, từng giờ thì việc giáo dục học tập văn hoá cho thế hệ trẻ là việc làm đặc biệt cần thiết. Chỉ khi được trang bị một cách toàn diện, đầy đủ những tri thức văn hoá của nhân loại, thì thế hệ trẻ mới  có điều kiện làm chủ tri thức, biết vận dụng những tri thức khoa học, văn hoá vào cuộc sống.
* Giáo dục lao động - nghề nghiệp và rèn luyện tính tự lập cho thế hệ trẻ trong mỗi gia đình cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với mỗi con người, lao động vừa là cách hình thành nhân cách, phát triển tình cảm, bộc lộ năng lực cá nhân, vừa tạo ra nguồn của cải nuôi sống bản thân và xã hội. Chỉ  thông qua lao động, thế hệ trẻ mới có điều kiện hoàn thiện nhân cách, trở thành con người phát triển toàn diện và những năng lực, năng khiếu bẩm sinh, mầm mống tài năng ở thế hệ trẻ mới có điều kiện phát lộ và chín muồi.
* Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách và quan trọng hơn nữa là giáo dục đạo hiếu. Đây là cốt lõi của luân lý gia đình, là gốc của đạo đức. Đạo hiếu không chỉ là ăn ở tốt với bố mẹ, mà còn là phải giữ gìn thân thể (giữ sức khoẻ, giữ tư cách, giữ bản lĩnh của mình); làm điều lành, giảng điều lành.
* Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những phương pháp tốt để xây dựng và giữ gìn niềm vui, hạnh phúc trong mỗi “tế bào của xã hội”.
b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ.
Một đứa trẻ khi thành đạt, bậc phụ huynh thường nghĩ rằng: đó là công lao dưỡng dục của cha mẹ. Khi đứa trẻ không thành đạt, lại thường cho rằng: đó là lỗi của con. Bởi:
“Cá không ăn muối cá ươn
Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư’’.
          Câu ca dao đó đúng, nhưng chưa đủ. Nghe gì? -Điều đó đúng hay sai, tốt hay xấu, phù hợp hay chưa phù hợp… Đây là cả một vấn đề lớn mà người lớn phải bàn đến nguồn cội. Cha mẹ nói để con nghe cũng chưa đủ bởi không ít trường hợp “nói như nước đổ là khoai’’. Lời nói mang tính lý thuyết nhiều hơn. Mà nhân cách cha mẹ, lối sống của cha mẹ, của gia đình mới là thực tế và tấm gương để cho trẻ học tập, noi theo. Ở đây tui muốn nói đến vai trò người sinh thành, dưỡng dục. Sự thành, bại trong giáo dục con cái là do cha mẹ quyết định.
          Trong quá trình trưởng thành, bú mẹ là phản xạ không điều kiện - tạo hoá sinh ra mà thôi. Còn tất thảy đều do bắt chước, tập luyện mà nên.  Mỗi vùng dân cư, mỗi địa phương khác nhau có giai điệu ngôn ngữ khác nhau, phát âm khác nhau và những đứa trẻ ra đời bắt chươc đúng giai điệu mà cha mẹ nó truyền lại. Thói quen, nếp sống trong mỗi gia đình du nhập vào đứa trẻ để rồi hình thành thói quen của chính nó. Sự bắt chước đầu tiên là từ  bậc sinh thành ra nó. Vậy thì, người cha , người mẹ chính là tấm gương cho trẻ soi theo. Cha mẹ là tấm gương sáng  - đứa trẻ sáng theo. Cha mẹ là tấm gương mờ thì đứa trẻ sẽ mờ theo. Ông cha ta có câu: ‘’Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’’ là triết lý kinh nghiệm từ ngàn đời.
Hình ảnh tuổi thơ , đầu đời của đứa trẻ có thể là phiên bản của bậc sinh thành ra chúng. Chúng ta phải thừa nhận rằng, xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội hiện đại tạo ra muôn vàn môi quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Một số trẻ sẽ thóat khỏi  tục lệ gia đình để hoà nhập vào xã hội. . Sự hoà nhập đó theo chiều hướng xấu hay tốt phụ thuộc rất nhiều vào nêp sống, tục lệ và sự giáo dục của gia đình. Gia đình nào cũng giáo dục con cái; Song, việc giáo dục thế nào mới là điều quyêt định. Thiết nghĩ rằ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top