Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phần I : Mở đầu

I. Lý do chọn đề tài
Từ ngàn đời xưa cha ông ta đã dạy :
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn thơ ngây.
Thấm nhuần lời dạy đó của ông cha, ngày nay thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và thế hệ mầm non nói riêng đang nhận được sự quan tâm chăm sóc của toàn xã hội với tinh thần “hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” Bởi vì trẻ em không những là niềm hạnh phúc của gia đình mà còn là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, việc chăm sóc giáo dục trẻ em hiện nay không chỉ là trách nhiệm của các gia đình mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Trong đó vai trò quan trọng nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ theo đúng phương pháp khoa học là các trường mầm non. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi càng phải quan tâm , giáo dục cho chu đáo. Bởi vì trẻ 5 tuổi đang chuẩn bị bước vào một môi trường học tập mới, đó là hoạt động học tập ở trường phổ thông.
Dân cư trên địa bàn Tam Nông nói chung và xã Dị Nậu nói riêng thường hay phát âm sai và hay lẫn lộn các phụ âm như : s - x; r - d; tr- ch; n- l…
Chính vì vậy mà trẻ em trường mầm non sống trên địa bàn này cũng chịu ảnh hưởng các lỗi phát âm trên. Đặc biệt là các cháu mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi khi vào học ở trường phổ thông vẫn mắc phải những lỗi phát âm sai đó vì vậy trẻ thường gặp khó khăn trong phát âm khi tập đọc hay viết chính tả dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập.
Là hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường mẫu giáo Dị Nậu, tui thường xuyên tiếp xúc với các cháu qua việc dự giờ, thăm lớp; qua việc tổ chức các hoạt động của trẻ trong nhà trường. tui luôn suy nghĩ tìm tòi các biện pháp rèn phát âm cho trẻ, giúp trẻ khắc phục những lỗi phát âm sai hay nói ngọng. Rèn luyện cách phát âm đúng biết điều chỉnh âm lượng, thể hiện đúng ngữ điệu lời nói, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng sau này bước vào trường phổ thông được tốt. Chính vì vậy tui đã chọn đề tài nghiên cứu :
“Tìm hiểu khả năng phát âm đúng của trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Dị Nậu - Huyện Tam Nông - Phú Thọ”

II. Mục đích Nghiên cứu
Tìm hiểu khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi. Từ đó nêu ra các biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
2. Khảo sát khả năng phát âm của trẻ
3. Một số biện pháp tác động
4. Kết luận sư phạm.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Đọc tài liệu
2. Quan sát ghi chép
3. Thực nghiệm sư phạm
4. Xử lý số liệu
V. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu : Khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo và biện pháp rèn phát âm cho trẻ.
2. Khách thể : 30 cháu ở độ tuổi mẫu giáo lớn của trường mầm non
Dị Nậu - Tam Nông - Phú Thọ

Phần II
Nội dung nghiên cứu
Chương I
I. Cơ sở lý luận ngữ âm
1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt :
Là tính phân tiết cao, mỗi âm tiết nó đứng cách nhau. Mỗi âm tiết bao giờ cũng gắn liền với thanh điệu cũng làm thay đổi ý nghĩa của âm tiết.
Vì vậy : Lời nói của con người bao giờ cũng là lời nói thành tiếng. Khi nói chúng ta phải phát âm ra thành từ, thành câu, thành văn bản để truyền đạt nội dung thông báo. Khi nghe chúng ta tiếp nhận các âm thanh người nói phát ra, từ đó hiểu được nội dung của lời nói. Trong âm thanh của lời nói do một cá nhân phát ra, ngoài những đặc điểm cụ thể còn có một cái chung nhất mang chức năng xã hôị. Những âm thanh cụ thể của lời nói, của mỗi cá nhân là những thực thể mang chức năng xã hội.
2. Hệ thống ngữ âm của âm tiết tiếng Việt
Có 5 thành phần : Sắp xếp theo sơ đồ sau :

Âm đầu
1 Thanh điệu
5
Vần
Âm điệu
2 Âm chính
3 Âm cuối
4

* Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6 thanh điệu:
- Thanh ngang :Trên chữ không ghi dấu khi viết
- Thanh huyền
- Thanh sắc
-Thanh nặng
- Thanh hỏi
- Thanh ngã.
* Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm
* Thành phần ở vị trí 2 là do âm đệm, đó là nguyên âm trong chữ viết, được thể hiện bằng chữ O chẳng hạn (Loan,); bằng chữ U (Xuân)…
* Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm chính là hạt nhân của âm tiết.
* Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối, do các phụ âm bán nguyên âm (i, y, u, o) đảm nhiệm.
* Các thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần. Âm bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn lại có thể có hay không.
-Âm tiết tiếng việt có cấu trúc hai bậc : Bậc thứ nhất bao gồm những thành tố của thành phần vần.

Âm tiết


Bậc 1 : Thanh điệu Âm đầu phần vần




Bậc 2 : Âm đệm Âm chính Âm cuối
* Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết : la, lá, lã đối lập với là, lả, lạ. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau phát âm với cao độ thấp.
* Thanh điệu là sự thay đổi về âm điệu, trong những âm tiết trên thì những âm tiết cùng thuộc độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên của độ cao, trong thời gian âm tiết “la” được phát âm với cao độ hoàn toàn bằng phẳng; còn “lã” với đường nét biến thiên, cao độ không bằng phẳng, âm điệu là những đường nét biến thiên về cao độ.
* Nguyên âm trong Tiếng Việt được coi là âm chính, nguyên âm là khi nói âm vị phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở.
VD : Khi phát âm “a, á â” hơi thoát ra tự do không bị cản ở chỗ nào cho nên “” cũng là nguyên âm. Xét về mặt cấu tạo người ta phân chia phân biệt nguyên âm đơn và nguyên âm đôi.
+ Nguyên âm đôi là âm vị gồm 2 nguyên âm ghép lại liền nhau. Khi phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia đầu mạnh sau yếu hơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm đầu quyết định. Có 3 nguyên âm đôi đó là : uô, ươ, ie. Xét về độ dài, cần phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài, nguyên âm ngắn khi phát ra không thể kéo dài, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến nghĩa.
+ Phụ âm : Các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết Tiếng Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi; có loại bị cản ở răng, có loại bị cản ở lưỡi; có loại bị cản ở thanh hầu. Về cách phát âm người ta chia phụ âm thành :
- Phụ âm tắc : Hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi : b, d, t, s c, k, m,r, p, ng.
- Phụ âm sát : Hơi đi qua kẽ hở miệng : p, v, s, z, l, x, y, h
- Phụ âm vang : Hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi : m, n, nh.
- Phụ âm ồn : Hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn : b, d, t, c, k, p, f, v, x, z, y, h.
- Phụ âm hữu thanh, vô danh trong các âm ồn: Căn cứ vào chỗ dây thanh có rung hay không rung người ta chia ra :
+ Phụ âm hữu thanh : Dây thanh rung (d, v, y)
+ Phụ âm vô thanh : Dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h)
- Về vị trí cấu âm ta phân phụ âm thành :
+/ Phụ âm môi : p, b, m, f, v
+/ Phụ âm lưỡi : d, t, s, z, l, n
+/ Phụ âm hầu : h
Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi hẹp : r, t, s, z, l, n; đầu lưỡi quật : đ, a.
Phần vần là do thành phần của âm đệm, âm chính, âm cuối ghép với nhau thành một bộ phận gọi là phần vần.
Ví dụ : Âm tiết Loan :
O là âm đệm

Phần III
Kết luận - kiến nghị sư phạm
I Kết luận :
1. Tầm quan trọng của việc rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ là dạy trẻ phát âm đúng những thanh của âm tiết (thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, phần vần, âm chính, âm cuối). Dạy trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn là biết điều chỉnh âm lượng khi nói, đồng thời phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giúp trẻ có thuận lợi trong học tập cũng như trong giao tiếp với những người xung quanh.
Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải dùng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và trao đổi các vấn đề với nhau. Thông qua ngôn ngữ nói, nếu muốn người nghe hiểu được thì phải có ngôn ngữ mạch lạ, muốn có ngôn ngữ mạch lạc thì trước tiên phải luyện phát âm tốt, cho nên việc luyện phát âm đúng có một vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy trẻ phát âm đúng.
2. Khả năng phát âm của trẻ :
Sự phát âm của trẻ phụ thuộc vào bộ máy phát âm của trẻ, cho nên lứa tuổi mẫu giáo bé phát âm còn mắc nhiều lỗi, không phát âm được những âm khó. Đến tuổi mẫu giáo nhỡ các cháu phát âm sai giảm nhiều nhưng những âm khó và thanh điệu gãy thì một số cháu phát âm vẫn chưa đúng.Vì vậy cô giáo mẫu giáo phải thường xuyên luyện phát âm cho trẻ.
3. Thông qua ba biện pháp tác động tới trẻ ta thấy nếu có sự tác động tích cực của cô giáo và người lớn xung quanh thì các cháu sẽ nhanh chóng phát âm đúng làm cho ngôn ngữ nói của trẻ được mạch lạc. Khi nói người nghe dễ hiểu nội dung muốn trình bày.
II. Kiến nghị sư phạm
Thông qua những biện pháp tác động vào trẻ ta thây khả năng phục vụ tốt hơn. Vậy ở các trường mầm non phải coi trọng biện pháp luyện phát âm cho trẻ bằng cách tích cực dạy trẻ học thuộc các bài thơ có tác dụng luyện phát âm. Các trường mầm non nên sử dụng các biện pháp trò chơi cho trẻ bằng cách bắt chước tiếng con vật và tiếng đồ vật, biện pháp trò chuyện với trẻ không những luyện phát âm tốt mà còn giúp trẻ phát triển cảm giác, trí nhớ, tư duy; để làm giàu vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ mạch lạc, đồng thời giúp trẻ hiểu được thế giới xung quanh và các mối quan hệ của chúng.



Tài liệu tham khảo
1. Phương pháp phát triển lời nói trẻ em : T.s Đinh Hồng Thái - 2003
2. Tâm lý trẻ em : PTS Nguyễn Công Hoàn và Nguyễn Mai Hà - 1994
3. Sinh lý trẻ em : PGS - T.s Tạ Thuý Loan và Trần Thị Loan -1995
4. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non từ lọt lòng đến 6 tuổi : Nguyễn ánh Tuyết - Nguyễn Như Mai - Đinh Kim Thoa -1994
5. phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo : Nguyễn Xuân Khoa - 1997
6. Tiếng Việt dùng cho hệ đào tạo giáo viên mầm non (Tập II) : Nguyễn Xuân Khoa - 1997
Phụ lục
Phần I : mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Phần II
Nội dung nghiên cứu
Chương I : cơ sở lý luận
I. Cơ sở ngữ âm
II. Những đạc điểm phát âm của trẻ mẫu giáo
III. Nội dung và phương pháp luyện phát âm cho trẻ
Chương II : Khảo sát thực trạng khả năng phát âm của trẻ mẫu giáo
I. Cơ sở tiến hành khảo sát
II. Cách tiến hành khảo sát
III. Kết quả khảo sát thực trạng khả năng phát âm đúng ở 3 lứa tuổi (bé, nhỡ, lớn) cho thấy kết quả phát âm của trẻ
Chương III. Một số biện pháp luyện phát âm cho trẻ
Phần III
Kết luận - Kiến nghị s ư phạm
I. Kết luận
II. Kiến nghị sư phạm

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Xác định thành phần của bã bùn từ hệ thống xử lý nước thải Công ty Giấy Bãi Bằng và tìm hiểu khả năn Luận văn Sư phạm 0
O Tìm hiểu khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh cuối tiểu học ở khu vực miền núi phía Bắc Văn hóa, Xã hội 0
G Tìm hiểu khả năng nhận diện từ Hán - Việt của sinh viên ngữ văn cao đẳng Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng thanh toán số tiền bảo hiểm cho Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu điều tra nguồn Ribonuclease từ nội tạng của động vật nhằm tìm hiểu khả năng khai thác để Tài liệu chưa phân loại 0
N Nghiên cứu sự hút thu Cu, Pb, Zn và tìm hiểu khả năng sử dụng phân bón để giảm thiểu sự tích lũy chú Tài liệu chưa phân loại 0
T MỘT SỐ DỰ ĐOÁN VỀ MẶT ĐỊNH TÍNH ĐỐI VỚI LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG THÔNG QUA VIỆC TÌM HIỂU KHẢ NĂNG CH Khoa học kỹ thuật 0
P Tìm hiểu khả năng công nghệ để cứng hoá các thuật toán mật mã Tài liệu chưa phân loại 0
T Đồ án Tìm hiểu về bộ điều khiển khả trình PLC, họ PLC S7-300 Tài liệu chưa phân loại 0
S Tìm hiểu khả năng ứng dụng WiMAX tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top