phuong_viet

New Member

Download Đề tài Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học miễn phí





Mục lục
Các chữ viết tắt.2
Mục lục.3
Lời giới thiệu.5
 
Phần 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới phương pháp
dạy học.
Phần 2. Một số định hướng, quan điểm, phương pháp và kỹ thuật
dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo.6
2.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .6
2.1.1. Một số định hướng từ các khoa học giáo dục.6
2.1.2. Những định hướng từ chính sách và chương trình giáo dục.9
2.1.3. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học.9
2.2. Dạy học nhóm.15
2.2.1. Khái niệm.15
2.2.2. Các cách thành lập nhóm .16
2.2.3. Tiến trình dạy học nhóm .18
2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm.21
2.5.6. Những chỉ dẫn đối với giáo viên.22
2.3. Dạy học giải quyết vấn đề.24
2.3.1. Khái niệm vấn đề và dạy học giải quyết vấn đề.24
2.3.2. Cấu trúc của quá trình giải quyết vấn đề.25
2.3.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.26
2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp .27
2.4.1. Khái niệm và đặc điểm .27
2.4.2. Các dạng của phương pháp nghiên cứu trường hợp.28
2.4.3. Tiến trình thực hiện .29
2.4.4. Ưu điểm và nhược điểm .30
2.4.5. Cách xây dựng trường hợp và yêu cầu đối với trường hợp.31
2.4.6. Một số ví dụ về phương pháp nghiên cứu trường hợp.31
2.5. Dạy học theo dự án .36
2.5.1. Khái niệm dự án và dạy học theo dự án .36
2.5.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án .37
2.5.3. Các dạng của dạy học theo dự án .38
2.5.4. Tiến trình thực hiện dạy học theo dự án .39
2.5.5. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án.40
2.5.6. Một số ví dụ về dạy học theo dự án.41
2.6. WebQuest – Khám phá trên mạng.46
2.6.1. Khái niệm WebQuest.46
2.6.2. Đặc điểm của học tập với WebQuest.48
2.6.3. Quy trình thiết kế WebQuest.49
2.6.4. Tiến trình thực hiện WebQuest.52
2.6.5. Các dạng nhiệm vụ trong WebQuest.53
2.6.6. Ví dụ về WebQuest: “Thực phẩm biến đổi gien” .56
2.7. Một số kỹ thuật dạy học tích cực.58
2.7.1. Động não .59
2.7.2. Động não viết .60
2.7.3. Động não không công khai.61
2.7.4. Kỹ thuật XYZ.62
2.7.5. Kỹ thuật “bể cá”.62
2.7.6. Kỹ thuật “ổ bi”.63
2.7.7. Tranh luận ủng hộ – phản đối .63
2.7.8. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học.64
2.7.9. Kỹ thuật “tia chớp”.65
2.7.10. Kỹ thuật “3 lần 3”.65
2.7.11. Lược đồ tư duy .65
Tài liệu tham khảo.67
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ể luyện tập vận dụng cách giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau.
Trong các tài liệu về DH GQVĐ người ta đưa ra nhiều mô hình cấu trúc gồm nhiều bước khác nhau của DH GQVĐ, ví dụ cấu trúc 4 bước sau:
Tạo tình huống có vấn đề (nhận biết vấn đề);
Lập kế hoạch giải quyết (tìm phương án giải quyết);
Thực hiện kế hoạch (giải quyết vấn đề);
Vận dụng (vận dụng cách GQVĐ trong những tình huống khác nhau).
Vận dụng DH GQVĐ
DH GQVĐ không phải một PPDH cụ thể mà là một quan điểm dạy học, nên có thể vận dụng trong hầu hết các hình thức và PPDH. Trong các phương pháp dạy học truyền thống cũng có thể áp dụng thuận lợi quan điểm DH GQVĐ như thuyết trình, đàm thoại để giải quyết vấn đề. Về mức độ tự lực của HS cũng có rất nhiều mức độ khác nhau. Mức độ thấp nhất là GV thuyết trình theo quan điểm DH GQVĐ, nhưng toàn bộ các bước trình bày vấn đề, tìm phương án giải quyết và giải quyết vấn đề đều do GV thực hiện, HS tiếp thu như một mẫu mực về cách GQVĐ. Các mức độ cao hơn là HS tham gia từng phần vào các bước GQVĐ. Mức độ cao nhất là HS độc lập giải quyết vấn đề, thực hiện tất cả các bước của GQVĐ, chẳng hạn thông qua thảo luận nhóm để GQVĐ, thông qua thực nghiệm, nghiên cứu các trường hợp, thực hiện các dự án để GQVĐ.
s Câu hỏi và bài tập
1. Ông/Bà hãy so sánh ưu, nhược điểm của dạy học giải quyết vấn đề với phương pháp thuyết trình truyền thống.
2. Ông/Bà hãy phân tích sự vận dụng lý thuyết nhận thức trong dạy học giải quyết vấn đề.
3. Ông/Bà hãy thảo luận với đồng nghiệp về khả năng áp dụng dạy học giải quyết vấn đề trong môn học mà mình phụ trách, tìm ra một số chủ đề có thể vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
4. Hãy xây dựng một ví dụ phác thảo một kế hoạch dạy học cho một đề tài cụ thể trong môn học trong đó vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
Khái niệm và đặc điểm
Phương pháp nghiên cứu trường hợp (PP NCTH ) trong giáo dục và đào tạo có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 20. Từ năm 1908 ở trường thương mại Harvard ở Boston (Mỹ) đã sử dụng trong việc đào tạo các nhà kinh tế xí nghiệp, với mục đích chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên vào thực tiễn nghề nghiệp. Trong dạy học theo trường hợp, thay vì trình bày lý thuyết, người ta bàn thảo về những trường hợp cụ thể trong thực tiễn. Như vậy PP NCTH trường hợp là một PP dạy học, trong đó trọng tâm của quá trình dạy học là việc phân tích và giải quyết các vấn đề của một trường hợp (tình huống) được lựa chọn trong thực tiễn.
PP NCTH là một PPDH, trong đó HS tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra, hình thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. PP trường hợp là PP điển hình của DH theo tình huống và DH giải quyết vấn đề
PP NCTH đề cập đến một tình huống từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp, tình huống đó đã gặp hay có thể gặp trong cuộc sống và công việc nghề nghiệp hàng ngày. Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết. Để giải quyết các vấn đề đó đòi hỏi có những quyết định dựa trên cơ sở lập luận. Các trường hợp cần được xử lý về mặt lý luận dạy học. Bên cạnh việc mô tả trường hợp (mô tả sự kiện) cần có sự lý giải, phân tích về mặt lý luận dạy học, dưới dạng những định hướng, trợ giúp cho việc dạy và học phù hợp với mục đích đặt ra.
Có thể đưa ra những đặc điểm sau đây của PP trường hợp:
Trường hợp được rút ra từ thực tiễn dạy học hay phản ánh một tình huống thực tiễn dạy học. Do đó một trường hợp thường mang tính phức hợp.
Mục đích hàng đầu của PP trường hợp không phải là việc truyền thụ tri thức lý thuyết mà là việc vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề trong những tình huống cụ thể.
HS được đặt trước những tình huống cần quyết định, họ cần xây dựng các phương án giải quyết vấn đề cũng như đánh giá các phương án đó, để quyết định một phương án giải quyết vấn đề.
Học viên cần xác định những phương hướng hành động có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra quyết định.
Các dạng phương pháp nghiên cứu trường hợp
Cùng với sự phát triển của PP trường hợp, có nhiều dạng trường hợp khác nhau được xây dựng, chúng khác nhau ở quy mô và tính chất của vấn đề được mô tả cũng như trọng tâm của nhiệm vụ khi nghiên cứu trường hợp. Có trường hợp trọng tâm là việc phát hiện vấn đề, hay trọng tâm là việc giải quyết vấn đề, hay trọng tâm là việc đánh giá, phê phán cách giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Sau đây là bảng tóm tắt một số dạng trường hợp.
Các dạng của PP NCTH
Bước
Dạng PP
Nhận biết vấn đề
Chiếm lĩnh thông tin
Tìm các phương án giải quyết vấn đề/
Quyết định
Phê phán cách giải quyết
Trường hợp tìm vấn đề
Trọng tâm: cần phát hiện các vấn đề ẩn: Vấn đề chưa được nêu rõ.
Thông tin được cho trước nhiều; trong đó có cả các thông tin nhiễu
Tìm các phương án giải quyết vấn đề đã phát hiện, quyết định phương án giải quyết.
So sánh phương án giải quyết vấn đề với quyết định trong thực tế.
Trường hợp giải quyết vấn đề
Các vấn đề đã được nêu rõ trong trường hợp
Thông tin được cung cấp đầy đủ.
Trọng tâm:
Tìm các phương án giải quyết và quyết định phương án giải quyết vấn đề
So sánh phương án GQ vấn đề với phương án thực tế.
Trường hợp tìm thông tin
Thông tin chưa được đưa ra đầy đủ trong khi mô tả trường hợp
Trọng tâm: Tự thu thập thông tin cho việc giải quyết VĐ
Tìm các phương án giải quyết và quyết định phương án giải quyết trường hợp
Trường hợp đánh giá phương án GQ vấn đề
Các vấn đề đã được đưa ra
Các thông tin đã được cung cấp
Phương án giải quyết cũng đã được đưa ra. Người học cần tìm những phương án thay thế khác
Trọng tâm: Phê phán phương án giải quyết đã đưa ra trước
Tiến trình thực hiện
Tiến trình các giai đoạn được trình bày sau đây là tiến trình lý tưởng của PP trường hợp. Trong thực tiễn vận dụng có thể linh hoạt, chẳng hạn có những giai đoạn được rút gọn, kéo dài hơn hay bỏ qua tuỳ theo các trưòng hợp cụ thể.
Các bước tiến hành PP trường hợp
Các giai đoạn
Mục đích
1. Nhận biết trường hợp: Làm quen với trường hợp.
Nắm được vấn đề và tình huống cần quyết định. Tự nhận biết các mối quan hệ về chuyên môn.
2. Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về trường hợp từ các tài liệu sẵn có và tự tìm.
Học cách tự lực thu thập thông tin, hệ thống hoá và đánh giá thông tin.
3. Nghiên cứu, tìm các phương án giải quyết: Tìm các phương án giải quyết và thảo luận (tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, điều tra).
Phát triển tư duy sáng tạo, tư duy theo nhiều hướng, làm việc trong nhóm, hiểu các ý kiến khác nhau, biết trình bày ý kiến trong nhóm.
4. Quyết định: Quyết định trong nhóm về phương án giải quyết.
Đối chiếu và đánh giá các phương án giải quyết trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top