quykyky

New Member

Download Đề tài Quản lí, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở trường THPT Thái Hoà miễn phí





- Ngay từ đầu năm học, họp BCM cùng các tổ trưởng chuyên môn bàn về kế hoạch, biện pháp quản lý, tổ chức, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng sớm và trong suốt năm học.
- Yếu tố giáo viên cũng rất quan trọng vì thế phải phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm bồi dưỡng để kích thích tinh thần học tập của học sinh. Giáo viên bộ môn sẽ bồi dưỡng học sinh yếu kém chịu trách nhiệm về chất lượng học sinh môn mình dạy.
- Yêu cầu các tổ chuyên môn và các giáo viên bộ môn được phân công phải có chương trình bồi dưỡng học sinh yếu kém riêng, xem đây là một chuyên đề của tổ hay giải pháp cá nhân có đánh giá khen thưởng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa Ban giam hiệu – BCM, tổ trưởng CM trong việc theo dõi các giờ giảng, nhất là tạo điều kiện về thời gian, tài liệu để tiết dạy có hiệu quả, tránh dạy không đủ tiết, chất lượng không cao hay dạy còn bỏ sót kiến thức theo chương trình để còn lỗ hổng kiến thức.
- Giáo viên bộ môn phải chú ý cải tiến phương pháp dạy học, giúp học sinh tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu nhằm lấy lại kiến thức căn bản
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảng và nhà nước ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35). Luật giáo dục năm 2005 cũng đã nêu rõ: “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục” (Điều 53) nhằm giúp học sinh hoàn thành chương trình và tốt nghiệp bậc học, người thầy giáo còn có một nhiệm vụ rất quan trọng là quan tâm bồi dưỡng học sinh yếu kém để các em có được những kiến thức cơ bản. Trong năm học 2010 – 2011 chúng ta tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ thị 33 của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, thực hiện nghiêm túc quy chế thi, quy chế về chuyên môn….
Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, công tác kiểm tra và đánh giá khách quan chất lượng học sinh, không để tình trạng học sinh không đạt yêu cầu được lên lớp, nhất là học sinh ở cuối cấp.
Vấn đề học sinh yếu kém là một vấn đề nan giải cần được quan tâm và giải quyết. Qua 5 năm thực hiện theo cuộc vận động “Hai không” của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và thời gian làm công tác chuyên môn tui nhận thấy ở trường THPT Thái Hoà vẫn còn tồn tại nhiều học sinh yếu kém, đa số học sinh sống ở vùng nông thôn, trình độ dân trí kém phát triển, là con nông nhân lao động cùng kiệt chưa được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các em, mặt khác em đã bị rỗng kiến thức từ các lớp dưới. Chính vì thế, người phụ trách về chuyên môn cần tìm ra giải pháp quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, cho nên tui quyết định chọn đề tài “Quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở trường THPT Thái Hoà ”.
1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Công tác chỉ đạo của tổ chuyên môn.
- Biện pháp nâng cao chất lượng và phụ đạo học sinh yếu kém của giáo viên bộ môn.
- Thực trạng học sinh qua các bài kiểm tra, khảo sát chất lượng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng trong phạm vi quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở nhà trường.
Từng bộ môn giảng dạy.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình thực hiện đề tài tui đã sử dụng các phương pháp sau:
Nghiên cứu tài liệu:
Đọc tài liệu nghiên cứu về quản lý giáo dục.
Điều lệ trường Trung học PT.
Công văn số 920/SGD&ĐT-GDTrH V/v:Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.
b.- Điều tra nghiên cứu về thực trạng chất lượng học sinh trong trường 3 năm qua.
Đối chiếu kết quả và tìm ra giải pháp thích hợp cho việc quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM .
Khái niệm giải pháp quản lý giáo dục
“Giải pháp quản lý là phương pháp được sử dụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý” (trích Đại từ điển tiếng Việt).
Mặt khác, “Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng …đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
Như vậy quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục chính là quản lý nhà trường, tìm ra cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể để tác động đến đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo kế hoạch đề ra từng năm học và theo yêu cầu phát triển giáo dục.
2.1.2. Chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của giáo viên
Các khái niệm bàn về phạm trù chất lượng và hiệu quả giáo dục có nêu: “Chất lượng dạy học của giáo viên được thể hiện bằng chất lượng học tập của học sinh dựa vào tiêu chí, thành tích về học tập, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp …”
Chất lượng ngày nay được gắn với thị trường: “Chất lượng bằng sự thoả mãn của khách hàng”, cần tạo ra những môi trường học tập lớn lao để nâng cao chất lượng của quá trình cơ bản là học và dạy. Nếu như những phương sách cải tiến của nhà trường không gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và thành tích của học sinh thì chắc chắn là chúng ta chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi.
Cho nên, việc nâng cao chất lượng học sinh yếu kém là nhằm mang lại hiệu quả thật sự, là giúp học sinh lấy lại được căn bản, củng cố lại kiến thức. Và người quản lý về chuyên môn phải tìm ra được giải pháp, cách nghĩ, cách làm, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần để giáo viên có thể toàn tâm, toàn ý với công việc giảng dạy của mình.
Hơn nữa, sản phẩm giáo dục được tạo ra không chỉ do từng giáo viên riêng lẻ, mà của tập thể giáo viên qua từng lớp học phải có sự tác động quản lý của người gần gũi với mình sao cho các hoạt động giáo dục được diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng và cuối cùng đạt hiệu quả cao.
2.1.3 Yêu cầu đối với giáo viên
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức phong phú, đa dạng, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ thự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học, nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và điều kiện cụ thể của nhà trường.
2.1.4. Yêu cầu đối với cán bộ quản lí giáo dục
- Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông thể hiện ở chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện, thiết bị, hình thức tổ chức dạy học và đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top