Download Đề tài Vật lý 10 - Ứng dụng định luật bảo toàn động lượng miễn phí





1) Thực trạng của học sinh trước khi thực hiện đề tài
Phần lớn học sinh không nhớ biểu thức Định lí hàm số cosin, Định lí Pitago, không xác định được giá trị của các hàm số lượng giác ứng với các góc đặc biệt (300, 450, 600, 900, 1200, ).
 Trên 90% học sinh không có và không biết sử dụng máy tính bỏ túi.
 Trên 50% học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn.
2) Biện pháp thực hiện
 Trang bị cho học sinh các kiến thức toán học cần thiết: lượng giác, giá trị các hàm số lượng giác, định lí hàm số cosin.
 Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.
 Yêu cầu học sinh kẻ sẵn một số bảng giá trị các hàm số lượng giác để tìm được kết quả nhanh chóng.
 Giáo viên khai thác triệt để các bài toán trong sách giáo khoa và sách bài tâp bằng cách giao bài tập về nhà cho học sinh tự nghiên cứu tìm phương pháp giải.
 Trong giờ bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày lời giải và nhiều học sinh có thể cùng tham gia giải một bài.
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬT LÝ 10
ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN
ĐỘNG LƯỢNG
Tác giả: Lê Phước Sang
Giáo viên Tổ: Lý – Địa
Trường THPT Trường Xuân
Năm học 2010 – 2011
A – MỞ ĐẦU
Mỗi môn học trong chương trình Vật lý phổ thông đều có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, người thầy luôn phải đặt ra cái đích đó là giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn để học sinh có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh những nội dung kiến thức mới theo xu thế phát triển của thời đại.
Môn Vật lý là môn khoa học nghiên cứu những sự vật, hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn cao, cần vận dụng những kiến thức toán học. Học sinh phải có một thái độ học tập nghiêm túc, có tư duy sáng tạo về những vấn đề mới nảy sinh để tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Trong phần Cơ học lớp 10, Động lượng là một khái niệm khá trừu tượng đối với học sinh vì nó chỉ là một đại lượng trung gian để xác định vận tốc hay khối lượng của vật. Trong các bài toán liên quan đến động lượng học sinh thường gặp khó khăn trong việc biểu diễn các vectơ động lượng và rất hạn chế trong việc sử dụg toán học để tính toán.
Mặt khác, động lượng cũng là một đại lượng có tính tương đối nên phụ thuộc vào hệ quy chiếu, học sinh thường quên đặc điểm này nên hay nhầm lẫn khi giải bài toán.
Để khắc phục được những khó khăn trên, giáo viên cần đưa ra các yêu cầu cơ bản, ngắn gọn để học sinh nắm được phương pháp giải của bài toán động lượng.
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Động lượng là một khái niệm Vật lý trừu tượng đối với học sinh. Trong các bài toán Vật lý, động lượng chỉ một đại lượng trung gian để xác định vận tốc hay khối lượng của vật.
Động lượng có ý nghĩa rất quan trọng đối với học sinh khi giải bài tập Vật lý có áp dụng Định luật bảo toàn (ĐLBT) động lượng trong va chạm đàn hồi, va chạm mềm ở lớp 10 và bài toán phản ứng hạt nhân ở lớp 12.
Việc kết hợp các ĐLBT để giải một bài toán Vật lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển tư duy của học sinh, phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh.
II/ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của ĐLBT động lượng và biết vận dụng linh hoạt trong các bài toán cơ học ở lớp 10.
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức toán học và sử dụng máy tính điện tử vào việc giải bài toán Vật lý.
Giáo dục kỹ thuật tổng hợp: học sinh giải thích được các hiện tượng va chạm thường gặp trong đời sống.
III/ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thực hiện trong 2 tiết bài tập 61 và 64 (theo phân phối chương trình).
IV/ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Hệ thống bài tập có liên quan đến động lượng trong Sách giáo khoa và sách Bài tập vật lý lớp 10 khá đầy đủ, tuy nhiên học sinh thường gặp khó khăn do kiến thức toán học có nhiều hạn chế.
Để học sinh nắm được phương pháp giải bài toán động lượng, trước hết giáo viên cần kiểm tra và trang bị lại cho học sinh một số kiến thức toán học cơ bản, đặc biệt là công thức lượng giác.
Định lí hàm số cosin, tính chất của tam giác vuông.
Giá trị của các hàm số lượng giác với các góc đặc biệt.
Kỹ năng sử dụng máy tính điện tử bỏ túi.
1) Thực trạng của học sinh trước khi thực hiện đề tài
Phần lớn học sinh không nhớ biểu thức Định lí hàm số cosin, Định lí Pitago, không xác định được giá trị của các hàm số lượng giác ứng với các góc đặc biệt (300, 450, 600, 900, 1200,…).
Trên 90% học sinh không có và không biết sử dụng máy tính bỏ túi.
Trên 50% học sinh chưa có động cơ học tập đúng đắn.
2) Biện pháp thực hiện
Trang bị cho học sinh các kiến thức toán học cần thiết: lượng giác, giá trị các hàm số lượng giác, định lí hàm số cosin.
Hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi.
Yêu cầu học sinh kẻ sẵn một số bảng giá trị các hàm số lượng giác để tìm được kết quả nhanh chóng.
Giáo viên khai thác triệt để các bài toán trong sách giáo khoa và sách bài tâp bằng cách giao bài tập về nhà cho học sinh tự nghiên cứu tìm phương pháp giải.
Trong giờ bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày lời giải và nhiều học sinh có thể cùng tham gia giải một bài.
B – KIẾN THỨC CƠ BẢN
I/ Kiến thức Toán học
Định lý hàm số cosin: a2 = b2 + c2 – 2bccos
Giá trị của các hàm số lượng giác cơ bản ứng với các góc đặc biệt:
Hàm\Góc
300
450
600
900
1200
sin
1
cos
0
tan
1
||
II/ Kiến thức Vật lý
Kiến thức động học
Chuyển động ném xiên
Kiến thức về Động lượng
Động lượng của một vật:
Động lượng của hệ vật:
Kiến thức về ĐLBT Động lượng
Nội dung: SGK
Biểu thức áp dụng cho hệ 2 vật:
C – BÀI TOÁN CƠ BẢN
Bài tập 1:
Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1 = m2 = 1kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn v1 = 1m/s và có hướng không đổi. Vận tốc của vật 2 có độ lớn v2 = 2m/s và:
Cùng hướng với vật 1.
Cùng phương, ngược chiều.
Có hướng nghiêng góc 600 so với v1.
Tóm tắt:
m1 = m2 = 1kg
v1 = 1m/s
v2 = 2m/s
a)
b)
c)
Yêu cầu:
+ Học sinh biểu diễn được các vectơ động học
+ Xác định được vectơ tổng trong mỗi trường hợp.
+ Biết áp dụng Định lí hàm số cosin.
Nhận xét:
+ Học sinh thường gặp khó khăn khi xác định vectơ tổng động lượng của hệ các vectơ .
+ Không nhớ ĐLHS cosin, xác định góc tạo bởi 2 vectơ .
Lời giải:
Động lượng của hệ:
Trong đó: P1 = m1v1 = 1.1 = 1 (kgms-1)
P2 = m2v2 = 1.2 = 2 (kgms-1)
a) Khi
P = P1 + P2 = 3 (kgms-1)
b) Khi
P = P2 – P1 = 1 (kgms-1)
c) Khi
Áp dụng ĐLHS cosin:
(kgms-1)
Bài tập 2: Sau va chạm 2 vật chuyển động cùng phương.
Một toa xe khối lượng m1 = 3T chạy với tốc độ v1 = 4m/s đến va chạm vào 1 toa xe đứng yên khối lượng m2 = 5T. Toa này chuyển động với vận tốc v2’ = 3m/s. Toa 1 chuyển động thế nào sau va chạm?
Tóm tắt:
m1 = 3T v1 = 4m/s
m2 = 5T v2 = 0
m1
m2
+
v2’ = 3m/s
Yêu cầu:
+ Nêu được điều kiện hệ kín.
+ Nêu được kiến thức ĐLBT động lượng cho hệ 2 vật.
+ Giả sử chiều chuyển động của 2 xe sau va chạm.
+ Chiếu biểu thức động lượng xác định vận tốc
Lời giải:
+ Xét sự va chạm xảy ra trong thời gian ngắn.
+ Chọn chiều dương theo chiều chuyển động của xe 1 ().
+ Áp dụng ĐLBT động lượng ta có:
(*)
+ Giả sử sau va chạm 2 xe cùng chuyển động theo chiều dương của ().
+ Chiếu PT (*) lên chiều dương ta có:
m1v1 + 0 = m1v1’ + m2v2’
v1’ < 0 chứng tỏ sau va chạm 1 chuyển động theo chiều ngược lại.
Nhận xét: Học sinh gặp khó khăn khi chuyển biểu thức động lượng dạng vectơ sang biểu thức đại số để tính toán.
Bài tập 3: Sau va chạm 2 vật chuyển động khác phương.
Một viên đạn khối lượng 2kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành 2 mảnh khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay lên với vận tốc 250m/s theo phương lệch góc 600 so với đường thẳng đứng.
Tóm tắt:
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top