Rambert

New Member

Download Đề tài Tự chủ về nội dung và phương pháp dạy học chương trình lớp 4 miễn phí





Một số GV đã hiểu máy móc tinh thần chỉ đạo theo “Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ ngày” (Công văn số 7632/ BGD&ĐT, ngày 29/8/2005) là không đưa thêm nội dung, kiến thức mới vào dạy buổi 2 mà chủ yếu khai thác kiến thức đã có trong SGK, củng cố và rèn luyện các kỹ năng đã học. Nên chưa mạnh dạn trong việc nâng cao kiến thức theo nhu cầu học của HS. Ở lớp tôi ngoài những tiết học được cơ cấu cứng ở buổi 2 như Ngoại ngữ, Tin học (4 tiết/ tuần) tôi đã tự chủ hoàn toàn trong việc lựa chọn nội dung cũng như sắp xếp thời khóa biểu (có thể thay đổi thời khóa biểu trong từng ngày, từng tuần cho phù hợp với nội dung dạy học buổi 1) cho hợp lý, không cắt bỏ chương trình. Trong thực tế ở lớp tôi có rất nhiều em HS giỏi và cũng không ít HS đạt chuẩn nhưng chưa chắc chắn. Việc chọn nội dung cho những HS trung bình và HS yếu dễ dàng hơn vì những em này chỉ cần tự giác ôn luyện để đạt chuẩn vững chắc là đã thành công rồi. Còn những em HS khá, giỏi thì GV phải tạo cơ hội để các em phát triển khả năng của mình đồng thời tránh tạo áp lực nặng nề cho các em.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

p thu được bài và sao cho 14 em HS giỏi không lãng phí thời gian.
Dựa vào “Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học” (Ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐBG&ĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT) và sau này là “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học - Lớp 4”, tui đã xác định mục tiêu cần đạt cho lớp mình trong từng bài, từng tiết học. Để đạt được mục tiêu đó, tui đã phải trăn trở, suy nghĩ xem nên thiết kế bài giảng như thế nào cho phù hợp cả về nội dung lẫn thời lượng.
a, Tự chủ trong việc điều chỉnh các ngữ liệu, thông số, các thuật ngữ ... trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng HS , phù hợp với điều kiện dạy học.
Điều chỉnh được nội dung thời lượng dạy học sao cho phù hợp với HS, với điều kiện dạy học của lớp mình, mỗi tiết học, mỗi buổi học, GV đều phải đầu tư nhiều cho việc thiết kế bài giảng của mình. Có khi nội dung đoạn văn, bài toán không phù hợp với đối HS trường mình tui mạnh dạn chuyển nội dung của đoạn văn hay bài toán đó cho phù hợp. Ngoài nội dung SGK, GV phải nghiên cứu tìm tòi thêm ở các loại sách tham khảo phục vụ cho dạy học.
Ví dụ 1: Để phù hợp với đồ dùng dạy học, các bài toán ở tiết “ Phân số và phép chia số tự nhiên” nên thay đổi đơn vị bài toán từ “ cái bánh” thành “hình tròn” để bài toán gần gũi với HS hơn, HS dễ hiểu hơn, GV sử dụng đồ dùng dạy học dễ dàng hơn.
Ví dụ 2: Để tránh thắc mắc của HS khi học đến tiết “Luyện tập chung” trang 176 - Toán 4, ở bài tập 1, có sách thì in: Đắc Lắc; Con Tum, có sách thì in: Đăk Lắc, Kon Tum, ngay ở bài “Viết tên người, tên địa lý Việt Nam” – Luyện từ và câu – GV đưa thêm những danh từ riêng này vào, vận dụng sách tham khảo để giải thích cho HS luôn.
Ví dụ 3: Ở một số tiết kể chuyện dạng “Kể chuyện được chứng kiến tham gia”, có một số đề bài rất khó, xa lạ đối với HS nông thôn chúng tui nên tui đã điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể ở tuần 31, đề bài: “ Kể về một cuộc du lịch hay cắm trại mà em được tham gia”. tui nghĩ HS chúng tui có nhiều em chưa từng được đi du lịch hay cắm trại thì làm sao kể được? Với đề bài này tui đã điều chỉnh cho HS: Nếu em nào chưa từng đi du lịch, cắm trại thì có thể kể một lần đi thăm ông bà, người thân hay cũng có thể kể về một chuyến đi chơi xa.
Ví dụ 4: Khi dạy các bài “Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm”, “Ăn nhiều rau và quả chín”, “ Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn”- Môn Khoa học – tui đưa thêm một số nội dung, một số ví dụ cụ thể hiện hữu trên địa bàn HS cư trú, đồng thời cho HS liên hệ nhiều đến thực tế nơi các em ở. Vì ở địa phương tôi, vấn đề này rất nhạy bén với cả cộng đồng dân cư...
Ví dụ 5: Khi dạy bài Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối - Tập làm văn - Tuần 22 – tui đã thay đoạn văn tả thân cây sồi già bằng đoạn văn tả thân cây tre để HS dễ khai thác tìm hiểu hơn vì cây tre nó gần gũi hơn với HS nông thôn chúng tôi.
b, Tự chủ trong việc chọn nội dung phù hợp để giao cho từng đối tượng HS:
Theo chuẩn KT – KN thì có một số nội dung, một số bài tập trong SGK HS không phải thực hiện hết. Nhưng làm sao để cho những HS trung bình đạt được chuẩn và HS khá giỏi không lãng phí thời gian thì mỗi GV cần suy nghĩ, lựa chọn.
Ví dụ 1: Ở tiết Toán thứ tư - Tuần 6, yêu cầu cần đạt là HS làm được các bài tập: BT1; BT2(a,c); BT3(a,b,c); BT4( a,b).
tui đã thiết kế cho tiết học này với thời lượng khoảng 42 -43 phút. Cụ thể như sau:
Bài tập1: (7 phút)
a, Viết số tự nhiên liền sau của số 2 835 917.
b, Viết số tự nhi ên li ền tr ư ớc c ủa s ố 2 835 917.
c, Đọc số rồi nêu giá trị của chữ s ố 2 trong mỗi số sau: 82 360 945;
7 283 096; 1 547 238.
Ở vế a, vế b tui cho HS sử dụng bảng con để viết số theo yêu cầu. Vế c, tui cho HS lần lượt đọc số rồi nêu giá trị của chữ số 2 trong mỗi số (số được viết sẵn trên bảng)- phần này tui dành cho HS trung bình nêu trước lớp. Còn HS khá, giỏi tui đặt thêm câu hỏi: Tại sao chữ số 2 trong số đó lại có giá trị 2 triệu, 2 trăm,... hay 2 nghìn?
Bài tập2: Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm hỏi(?)
a, 475 ?36 > 475 836; b, 9? 3 876 < 913 000.
c, 5 tấn 175 kg > 5 ?75 kg; d, ? tấn 750 kg = 2750 kg.
Bài tập này theo chuẩn chỉ yêu cầu HS làm 2 vế, tui giao cho cả lớp cùng làm cả 4 vế, nhưng khi quan sát thấy HS trung bình đã làm được 2 -3 vế (lúc đó HS khá, giỏi đã làm xong cả 4 vế) tui cho cả lớp nhận xét bài của bạn và cùng chữa bài. Với cách làm như thế thì BT2 hết khoảng 8 phút.
Bài tập3: ( Biểu đồ được tui chuẩn bị sẵn)
HS đọc yêu cầu BT, trao đổi nhóm đôi để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu. Sau đó lần lượt thay mặt từng nhóm trả lời trước lớp. Làm như thế thì số HS khá, giỏi có thể giúp đỡ HS trung bình hoàn thành hết cả 4 yêu cầu bài tập. Với yêu cầu 4 – yêu cầu khó hơn- tui cho HS khá (giỏi) nêu kết quả và giải thích cách làm trước lớp. Bài tập này chiếm khoảng 10 phút.
Bài tập4: ( khoảng 8 phút)
Bài tập này tui thực hiện tương tự Bài tập2 - vế c không bắt buộc cả lớp làm nên tui dành cho HS khá, giỏi. Ngoài ra tui còn nêu thêm một số câu hỏi để HS nhận biết thêm:
+ Năm 2000 là năm thứ mấy của thế kỷ XX?
+ Năm 2005 là năm thứ mấy của thế kỷ XXI?
+ Các em đang sống ở năm thứ mấy của thế kỷ XXI?
Bài tập5: Tìm số tròn trăm x, biết: 540 < x < 870.
Theo yêu cầu cần đạt thì HS không phải làm bài tập này nhưng ở lớp tui có nhiều HS giỏi nên tui yêu cầu tất cả HS cùng làm. Bài tập này tui dễ hoá cho HS trung bình bằng cách cho cả lớp cùng tìm hiểu rồi nêu một số câu hỏi gợi mở cho HS tring bình sau đó cả lớp cùng làm. Trong thời gian 5 - 6 phút tui đặt thêm cho HS khá, giỏi một yêu cầu nữa:
Nếu x là số tròn chục thì 540 < x < 870 sẽ có bao nhiêu giá trị?
HS sẽ vận dụng cách tính số hạng trong dãy số để tính: số số hạng = (số cuối - số đầu) : khoảng cách + 1 để tính luôn vế GV ra thêm
(860 – 550) : 10 + 1 = 32. Vậy x có 32 giá trị.
Thời gian Củng cố bài tui cho lấn sang tiết Khoa học khoảng 2 -3 phút.
Như vậy trong thời gian khoảng 42 - 43 phút bằng một số cách điều chỉnh về nội dung và thời lượng tui đã tạo điều kiện cho tất cả HS đều đạt chuẩn và HS khá giỏi có điều kiện phát triển khả năng của mình.
Ví dụ 2: Ở tiết Toán - thứ năm Tuần 6 - Bài tập cần làm BT1;BT2.
Nghiên cứu SGK tui thấy BT1 là bài tập trắc nghiệm (khoanh vào đáp án đúng). Bài tập này tui thiết kế cho HS làm và chữa bài trong thời gian khoảng 10 phút và tui đã điều chỉnh nội dung như sau:
HS trung bình tui cho các em làm theo kiểu trắc nghiệm (dạng phiếu bài tập) như trong SGK.
HS khá, giỏi tui yêu cầu các em làm theo kiểu tự luận; tui ghi đề lên bảng lớp, các em làm vào vở bài tập:
a, Số năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là: .....
b, Giá trị của chữ số 8 trong số 548 762 là : ....
c, Số lớn nhất trong các số 684 257; 684 275; 684 752; 684 725 là: ....
d, 8 tấn 45 kg = ... kg.
e, 2 phút 10 giây = ... giây.
Với cách làm như thế thì HS cả lớp làm xong bài trong ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top