Download Đề tài Rèn luyện khả năng suy luận - giải toán tìm tỉ số, tìm phân số của một số miễn phí





Bài toán 4: Một người dự định đi từ A đến B trong 3 giờ, nhưng khi đi anh ta tăng vận tốc thêm 6 km/giờ nên đã tới B chỉ hết 2 giờ. Tính:
a) Quãng đường AB.
b) Vận tốc của người đó thực đi ?
* Ở bài toán này cũng cho học sinh áp dụng tỉ số:
- Học sinh muốn giải được bài toán này thì vận dụng kiến thức ở bài 3. Dùng phép suy luận khi quãng đường không đổi thì thời gian và vận tốc là hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Cho học sinh tìm tỉ số thời gian thực đi với thời gian dự định. Từ đó suy ra tỉ số vận tốc thực đi với dự định. Bài toán xác định được tỉ số của hai vận tốc, biết hiệu của hai vận tốc. Ap dụng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số, học sinh dễ dàng giải được.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hông nhỏ đối với việc rèn khả năng suy luận cho học sinh.
4. Cơ sở và thời gian tiến hành:
Đề tài này được rút ra trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của nhiều năm dạy lớp năm và kết quả đã đạt được của từng năm. Đề tài được thực hiện ở lớp khoảng 5 năm trở lại đây.
PHẦN II. KẾT QUẢ.
A. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI MỘT SỐ DẠNG TOÁN CƠ BẢN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN SỐ – TỈ SỐ CHO HỌC SINH.
Toán về phân số là một chủ đề quan trọng trong chương trình. Vì thế giải thành thạo các bài toán về phân số là yêu cầu đối với tất cả các em học sinh ở cuối bậc tiểu học. Thế nhưng, thực tế giảng dạy ở lớp 5 của trường Tiểu học Ân Hữu trong nhiều năm, tui thấy học sinh thường hay giải toán một cách máy móc, phương pháp không rõ ràng, hay nhầm lẫn từ dạng này sang dạng khác. Cụ thể ở các dạng toán sau:
I. Dạng thứ nhất: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của chúng.
1. Mô tả: Ở dạng toán này học sinh thường nhầm lẫn với dạng toán khác.
Ví dụ 1: Một mảnh đất chữ nhật có tổng độ dài chiều dài và chiều rộng là 70 m. Biết rằng chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó?
2. Thực trạng:
Những sai lầm thường gặp là:
- Một số học sinh không xác định được tỉ số, không biết là tỉ số giữa chiều rộng với chiều dài.
- Học sinh cứ xem các tổng đã đánh giá là một số nên nhầm tìm số kia lấy tổng nhân cho tỷ số đã cho.
- Học sinh thường tìm chiều dài: 70 x .
- Học sinh nhầm với dạng toán tìm phân số của một số. Đó là sai lầm tui gặp rất nhiều ở học sinh khi giải các bài toán trên. Cụ thể:
Tổng số học sinh
Số học sinh giải đúng
Số hoc sinh sai lầm
Kết quả sau áp dụng phương pháp này
35
10
25
30
3. Giải pháp khắc phục:
Để khắc phục sai lầm trên, để học sinh không nhầm lẫn tui tiến hành như sau:
Bước 1: Củng cố kiến thức về phân số, tỉ số.
* Giúp cho học sinh biết:
- Phân số là thương đúng của một phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên ( khác 0 ).
Ví dụ: 5 : 8 = ; 9 : 7 = ,…
- Các phân số lớn hơn đơn vị còn được viết dưới dạng hỗn số như sau: = 1( đọc là Một hai phần bảy ).
- Các tính chất của phân số.
- Cách đọc, viết các phân số.
* Giúp cho học sinh biết tỉ số là gì ?
- Tỉ số của hai số là thương trong phép chia số thứ nhất cho số thứ hai.
Ví dụ: + Tỉ số của hai số 3 và 6 là: 3 : 6 =
+ Tỉ số của hai số 6 và 3 là: 6 : 3 = 2
- Rèn cho học sinh lập tỉ số.
Ví dụ: số cam thì bằng số quýt. Tính tỉ số giữa số cam và số quýt.
+ Tỉ số giữa số cam và số quýt là: Cam gồm 2 phần bằng nhau thì số quýt gồm 3 phần như thế.
Cam :
Quýt:
Vậy tỉ số giữa số cam và số quýt là:
- Học sinh hiểu được tỉ số, biết tìm tỉ số. Ta rèn kỹ năng giải toán.
Bước 2: Rèn kỹ năng giải toán.
Khi dạy dạng toán này cần có bài toán tương tự để học sinh so sánh tìm chỗ khác nhau và thường sai lầm.
Ví dụ 2: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 70 m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó ?
Điểm giống nhau của hai bài toán này là chiều rộng đều bằng chiều dài ( tỉ số giữa chiều rộng và chiều dài ) và đều tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật. Điều học sinh thấy giống nhau nữa là có độ dài 70 m, nhưng số đo này là của hai đại lượng khác nhau.
Yêu cầu học sinh đọc kĩ bài toán và tìm sự khác nhau của hai bài toán.
Bài .1.
- Tìm chiều dài và chiều rộng khi biết tổng của chiều dài và chiều rộng; và tỉ số của chiều rộng bằng chiều dài.
- Bài toán này giải theo cách: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ số.
Bài.2.
- Tìm chiều rộng dựa vào chiều dài tức là tìm phân số của một số.
Tránh nhầm với dạng bài 1.
- Bài toán này giải theo cách: Tìm phân số của một số.
* Để tránh nhầm lẫn là học sinh giải hai bài toán này thường giống nhau. Đôi khi bài toán 2 lại giải tìm hai số biết tổng và tỷ. Bài 1 lại tìm phân số của một số.
- Cần xác định cho học sinh là: Ở bài toán 1 là tìm hai số khi biết tổng và tỷ của chúng. Còn bài 2 là tìm một số dựa vào phân số của nó với một số đã cho. Cho nên hai cách trên giải hoàn toàn khác nhau.
- Giáo viên cần giải 2 bài toán cùng một lúc để học sinh nhận xét rút ra cách giải của từng bài tránh nhầm lẫn cách giải của bài này sang cách giải của bài khác.
II. Dạng thứ hai: Tìm phân số của một số.
1. Mô tả:
Ví dụ 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài 45m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó ?
Ví dụ 4: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 25m và bằng chiều dài. Tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó ?
2.Thực trạng:
Qua nhiều năm dạy học ở lớp 5 ở trường Tiểu học Aân Hữu. tui thấy học sinh thường hay giải một số dạng toán về phân số một cách máy móc, phương pháp không rõ ràng, hay nhầm lẫn từ dạng này sang dạng khác.
Có thể đối với bài toán 3 nếu học sinh học kỹ sẽ giải quyết dễ dàng. Nhưng ở học sinh lại nhầm tưởng rằng: Ở bài toán 3 học sinh lại giải toán dạng Tổng- tỉ ( Tổng số phần: 2 + 3 = 5 phần ). Sự nhầm lẫn lớn ở đây là bài toán 4, học sinh nhầm như bài toán 3. Tức là học sinh tìm chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật: 25 x = 16,66….Từ đó học sinh không giải được bài toán.
3. Giải pháp khắc phục:
Để giải quyết sai lầm này, học sinh không nhầm lẫn hai dạng toán trên. Khi dạy tui giải hai bài cùng một lúc. Cho học sinh nhận xét, so sánh tìm ra chỗ giống nhau và khác nhau đểà hướng học sinh tìm ra chỗ nhầm lẫn thường gặp.
- Điểm giống nhau.
Bài 3:
+ Chiều rộng bằngchiều dài
+ Chiều rộng 2 phần, chiều dài 3 phần.
Bài 4:
+ Chiều rộng cũng bằngchiều dài.
+ Chiều rộng cũng 2 phần, chiều dài 3 phần.
Đây là điểm giống nhau của hai bài toán trên nên khi giải học sinh thường nhầm lẫn từ bài này sang bài khác, trong đó có một số em còn áp dụng giải toán dạng Tổng – Tỉ. Vì vậy, giáo viên cần xác định kiến thức cụ thể.
- Điểm khác nhau của 2 bài toán trên dẫn đến hai cách giải khác nhau:
+ Cho chiều dài 45m tức là chiều dài gồm 3 phần. Tìm chiều rộng tức là tìm 2 phần.
Vẽ sơ đồ:
? m
Chiều rộng:
Chiều dài:
45m
Như vậy chiều rộng 2 phần cần tìm chính là lấy 45 : 3 tìm 1 phần rồi nhân với 2, ta có chiều rộng.
Cách làm:
Chiều rộng thửa ruộng là:
45 x = 30 (m)
Hay 45 : 3 x 2 = 30 (m)
+ Cho chiều rộng bằng chiều dài và bằng 25m. Tìm chiều dài tức là tìm 3 phần biết chiều rộng 2 phần là 25m.
25 m
Chiều rộng:
Chiều dài
? m
Như vậy bài toán này cần tìm chiều dài tức là tìm 3 phần khi biết chiều rộng 2 phần là 25m.
Chiều dài thửa ruộng là:
25 : 2 x 3 = 37,5 (m)
25 : = 37,5 (m)
Như vậy ở bài 3 không thể làm như bài 4. Đây là sai lầm lớn của học sinh mà tui thường thấy.
Vậy kiến thức cần khắc sâu cho học sinh ở dạng toán này là:
- Nếu cho biết giá trị mẫu số, tìm giá trị tử số. Ta lấy số đã cho chia cho mẫu số nhân tử số.
- Nếu cho biết giá trị tử số, tìm giá trị mẫu số. Ta lấy số đã cho chia cho tử số nhân mẫu số.
*Tóm lại: Sau khi áp dụng những phương pháp trên khi dạy toán có liên...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top