kun_nhox

New Member

Download Đề tài Một số phương pháp dạy luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 miễn phí





-Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh lớp 4 mà tôi trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu. Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình của giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ốn từ theo chủ điểm, những bài tập về từ, câu.
2. Yêu cầu cần đạt:
-Nắm kiến thức về từ ngữ qua các chủ điểm.
-Nắm kiến thức sơ giản về câu.
-Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
-Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu; có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
3. Nội dung dạy học:
Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết : HKI : 32 tiết ; HKII 30 tiết. Bao gồm các nội dung sau:
*Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: (19 tiết)
-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đương các chủ điểm.
+ HK I: 9 tiết
Nhân hậu – Đoàn kết( tuần 2,3)
Trung thực – Tự trọng ( tuần 5,6)
Ước mơ ( tuần 9)
Ýchí – Nghị lực( tuần 12,13)
Đồ chơi – Trò chơi ( tuần 15;16)
+ HK II: 10 tiết
Tài năng ( tuần 19)
Sức khoẻ ( tuần 20)
Cái đẹp ( tuần22, 23)
Dũng cảm ( tuần 25, 26)
Du lịch – Thám hiểm ( tuần 29,30)
Lạc quan – Yêu đời ( tuần 33,34)
-Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập. Tìm từ ngữ theo chủ điểm. Tìm hiểu nắm nghĩa của từ; Phân loại từ ngữ. Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; luyện sử dụng từ ngữ.
* Tiếng , cấu tạo từ:( 5 tiết)
-Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ
+ Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết
+ Từ đơn và từ phức tuần 3: 1 tiết
+ Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết
-Các dạng bài tập : Nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng , từ; Phân loại từ theo cấu tạo; Tìm từ theo kiểu cấu tạo; Luyện sử dụng từ.
* Từ loại : (9 tiết)
-Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của tiếng Việt .
+ Danh từ ( tuần 5,6,7,8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng)
+ Động từ( tuần 9 và 11: 2 tiết)
+ Tính từ ( tuần 11 và 12: 2 tiết)
-Các dạng bài tập: Nhận diện từ theo loại; Luyện viết danh từ riêng; Tìm và phân loại từ theo từ loại; Luyện sử dụng từ.
* Câu : 26 tiết
-Cung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng, và cách sử dụng các kiểu câu:
+ Câu hỏi : tuần 13,14,15 – 4 tiết .
+ Câu kể : tuần 16,17,19,20,21,22,24,25,26 – 12 tiết bao gồm các kiểu câu: ai làm gì; ai thế nào; ai là gì?
+ Câu khiến : tuần 27,29- 3 tiết
+ Câu cảm : tuần 30 – 1 tiết
+ Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31,32,33,34 - 6 tiết
-Các dạng bài tập: Nhận dạng các kiểu câu; Phân tích cấu tạo câu; Đặt câu theo mẫu nhằm thực hiện các mục đích cho trước; Lựa chọn kiểu câu để đảm bảo lịch sự trong giao tiếp; Luyện sử câu trong các tình huống khác nhau; Luyện mở rộng câu.
* Dấu câu: 3 tiết
-Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu :
+ Dấu hai chấm ( tuần 2: 1 tiết )
+ Dấu ngoặc kép ( tuần 8: 1 tiết )
+ Dấu chấm hỏi( tuần 13 học cùng câu hỏi)
+ Dấu gạch ngang ( tuần 13: 1 tiết )
-Các dạng bài tập: Tìm công cụ của dấu câu; Luyện sử dụng dấu câu ( đặt dấu câu vào chỗ thích hợp, tập viết câu , đoạn có sử dụng dấu câu).
III/. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1). Cung cấp kiến thức mới:
-Giáo viên tổ chức cho HS làm các bài tập ở phần nhận xét theo các hình thức:
+ Trao đổi chung cả lớp.
+ Trao đổi từng nhóm ( tổ; bàn; hay 2,3HS).
+ Tự làm cá nhân, qua đó HS rút ra kết luận theo các điểm cần ghi nhớ về kiến thức.
2). Luyện tập và mở rộng vốn từ:
-Giáo viên cho học sinh nhắc lại một số kiến thức có liên quan, rồi tổ chức cho học sinh làm các bài tập theo các hình thức trao đổi nhóm, thi đua giữa các nhóm, cá nhân. Cần lưu ý các vấn đề sau:
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu kĩ yêu cầu của bài tập.
+ Chữa mẫu cho học sinh một phần hay 1 bài để hướng dẫn cách làm.
+ Hướng dẫn học sinh làm vào vở ( bảng con, bảng phụ, bảng nháp…)
+ Hướng dẫn HS nêu kết quả, chữa bài tậpvà tự kiểm tra kết quả luyện tập.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
I. THỰC TRẠNG DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4.
1. Đối với giáo viên:
-Những năm gần đây, do ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động rộng rãi trong các trường Tiểu học. Vận dụng phương pháp theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học đã đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, việc dạy phân môn luyện từ và câu không ít giáo viên vẫn chưa thoát khỏi quỹ đạo của phương pháp dạy học truyền thống. Một số giáo viên vẫn coi học sinh tiểu học là đối tượng nói theo, làm theo khuôn mẫu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 cũ tách từ ngữ, ngữ pháp thành hai phân môn riêng biệt. Sách giáo khoa Tiếng Việt mới tích hợp từ ngữ, ngữ pháp thành phân môn luyện từ và câu. Do đó việc tiếp cận phương pháp dạy học phù hợp với sách giáo khoa mới phần nào còn khó khăn.
-Chính vì vậy cần cải tiến phương pháp dạy học "Luyện từ và câu" theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học để giờ học sinh động, hấp dẫn, hiệu quả. Là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, khi nghiên cứu về phương pháp dạy học phân môn "Luyện từ và câu". tui đã thấy được mục đích, yêu cầu của một đơn vị kiến thức mà học sinh được chiếm lĩnh thuộc hệ thống vấn đề nào trong bài giảng. Mặt khác tui biết cách phối hợp nhịp nhàng, khoa học và logic giữa kiến thức về từ và câu.
-Với đặc thù của phân môn luyện từ và câu là trang bị những kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt để các em học tốt các môn học khác. Bởi vậy, việc bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết về từ, câu, kĩ năng sử dụng tiếng Việt văn hoá góp phần kích thích sự phát triển tư duy, hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
2. Đối với học sinh:
-Phải nói rằng việc nắm kiến thức từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh lớp 4 mà tui trực tiếp giảng dạy đầu năm học còn rất yếu. Các em chưa hiểu nghĩa của từ, cấu tạo từ, vốn từ của các em còn nghèo, không diễn đạt một cách trôi chảy những cảm nhận của mình. Nên các em dùng từ còn sai, khi nói, viết chưa trọn câu. Câu văn các em đặt chưa đạt yêu cầu. Song một điều kiện thuận lợi là các em được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng học tập, cùng với sự tận tình của giáo viên các em thích tìm hiểu, khám phá kiến thức về tiếng mẹ đẻ.
II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Trước khi lên lớp:
-Đầu năm họp cha mẹ học sinh, tui đã báo cáo tình hình học tập của từng em. Cho cha mẹ học sinh hiểu tầm quan trọng của vốn từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt, bàn bạc cách giúp các em học tập ở nhà. Đặc biệt là ôn các kiến thức đã học ở lớp 2-3, các bài đã học, định hướng những việc cần làm cho bài mới. Vì vậy, khi lên lớp các em không bỡ ngỡ trước câu hỏi của giáo viên. Khi lập kế hoạc bài dạy, tui luôn chú trọng đến đối tượng học sinh để lựa chọn nội dung, hình thức dạy - học hiệu quả nhất.
-Trong quá trình lên lớp tui luôn tìm câu hỏi gợi mở giúp học sinh giải nghĩa từ hay phát hiện ra lỗi đặt câu...thông qua các chủ điểm của môn tiếng Vi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top