Download Đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh miễn phí





MỤC LỤC
 
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TTHTCĐ
1.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu Trung tâm học tập cộng đồng
1.1.1. Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở một số nước trên thế giới
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu, phát triển mô hình TTHTCĐ ở Việt Nam
1.2. Trung tâm học tập cộng đồng (mô hình của Việt Nam)
1.2.1. Khái niệm trung tâm học tập cộng đồng
1.2.2. Mục tiêu hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng
1.2.3. Đặc điểm tổ chức của trung tâm học tập cộng đồng
1.2.4. Nội dung, phương pháp, hình thức học và dạy ở các TTHTCĐ
1.2.5. Người học và người dạy trong trung tâm học tập cộng đồng
1.2.6. Đặc điểm các nguồn lực của trung tâm học tập cộng đồng
1.3. Hoạt động quản lý TTHTCĐ và người cán bộ quản lý TTHTCĐ
1.3.1. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng
1.3.2. Người cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng
1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các TTHTCĐ
1.4.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng
1.4.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng
* Kết luận chương 1
Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ Ở HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quy mô và chất
lượng hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Yên Hưng
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện Yên Hưng
2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Yên Hưng
2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng
2.2.1. Quá trình chỉ đạo tổ chức xây dung các trung tâm học tập cộng đồng
2.2.2. Nội dung hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng
2.2.3. Kết quả hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng
2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng
2.3.1. Về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL TTHTCĐ
2.3.2. Về động cơ tham gia hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ
2.3.3. Khả năng phù hợp đặc điểm công việc quản lý TTHTCĐ của đội ngũ CBQL
2.3.4. Kỹ năng quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm học tập cộng đồng
2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở Yên Hưng
2.4.1. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp xã
2.4.2. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp huyện
* Kết luận chương 2
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tự chủ của cộng đồng và phát huy cao nhất sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý TTHTCĐ
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và liên kết trong chỉ đạo phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng và tương hỗ trong đội ngũ CBQL từng TTHTCĐ
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích trong công tác và trong đãi ngộ cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa từng ban giám đốc TTHTCĐ với tất cả đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện
3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên điạ bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Xây dựng quy hoạch CBQL theo đặc thù tổ chức,hoạt động TTHTCĐ
3.2.2. Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu – thẩm định trong khâu tuyển chọn
3.2.3. Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL trên cơ sở phối hợp thế mạnh cá nhân
3.2.4. Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho CBQL
3.2.5. Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời
3.2.6. Đảm bảo các chế độ đãi ngô hợp lý và kịp thời
3.2.7. Xây dung hệ thống hỗ trợ công tác quản lý trên phạm vi toàn huyện
3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất
3.3.1. Mục đích và đối tượng khảo nghiệm
3.3.2. Quá trình khảo nghiệm
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét
* Kết luận chương 3
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

507
78
1625
96
1.692
84
1.714
110
Mầm non
233
-
254
-
249
-
265
-
268
-
Tiểu học
573
-
535
-
564
-
596
-
598
-
TH cơ sở
524
-
565
-
648
-
659
-
662
-
TH P T
154
78
145
78
154
96
162
84
174
110
TTGDTX
8
-
8
-
10
-
10
-
12
-
(Nguồn “Niên giám thống kê huyện Yên Hưng năm 2008”)[36.Tr59]
Đáng chú ý là công tác vận động toàn xã hội chăm sóc, hỗ trợ sự nghiệp giáo dục của huyện được phát triển khá tốt: Hội đồng giáo dục các cấp hoạt động đều đặn; đã có 3 trường THPT tư thục. Đặc biệt là năm 2009 đã có cá nhân hiến tặng cho xã toàn bộ một ngôi trường tiểu học trị giá trên 10 tỷ đồng.
Huyện đã hoàn thành và được công nhận đạt chuẩn Xóa mù chữ và Phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000, đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi năm 2003 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2004.. (Diễn biến số lớp, học sinh và giáo viên trong 5 năm gần đây xin xem tại bảng 2.3).
Tuy nhiên, với đặc điểm là một huyện nông nghiệp ven biển, số hộ làm ngư nghiệp và vận tải thủy khá cao, Yên Hưng đang phải cố gắng để nâng cao tỷ lệ người học sau xóa mù chữ, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục THCS và tăng cường dạy nghề cho thanh thiếu niên.
2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng
2.2.1. Quá trình chỉ đạo tổ chức xây dựng các TTHTCĐ
Mô hình TTHTCĐ bắt đầu được giới thiệu ở huyện Yên Hưng từ đầu năm 2003 với sự phối hợp chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Ninh. Được sự chỉ đạo và hỗ trợ của Sở GD&ĐT (với tư cách là huyện chỉ đạo điểm của tỉnh về xây dựng TTHTCĐ), năm 2004, Yên Hưng đã tổ chức 2 đoàn cán bộ lãnh đạo chính quyền và CBQL giáo dục cấp huyện và cấp xã đi tham quan nghiên cứu trực tiếp về kinh nghiệm tổ chức mô hình TTHTCĐ tại hai tỉnh Nam Định và Thái Bình để xây dựng phương án thí điểm phát triển mô hình này nhằm rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn huyện và toàn tỉnh.
Để khởi động công tác xây dựng TTHTCĐ trên địa bàn, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho Huyện uỷ Yên Hưng ban hành Chỉ thị số 23-CT/HU ngày 16 tháng 11 năm 2004 và UBND huyện ban hành bản Kế hoạch số 63/KH-UB ngày 29 tháng 11 năm 2004 “về tăng cường lãnh đạo công tác Khuyến học và tổ chức thành lập các TTHTCĐ”. Huyện uỷ và UBND huyện đã tổ chức Hội nghị quán triệt và giao nhiệm vụ cho các cấp uỷ cơ sở, các cơ quan, mặt trận và các đoàn thể triển khai thực hiện Chỉ thị và Kế hoạch này. UBND huyện đã ban hành quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng các TTHTCĐ cấp huyện do đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, các thành viên gồm lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên Giáo huyện uỷ, Hội Khuyến học, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và một số phòng, ban, cơ quan của huyện. Ban chỉ đạo đã xây dựng kế hoạch, lập các tiểu ban, phân công nhiệm vụ phụ trách địa bàn cho từng thành viên, chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình TTHTCĐ ở 3 xã tiêu biểu cho các vùng của huyện (gồm vùng ven biển, vùng đồng bằng và vùng miền núi).
Trên cơ sở rút kinh nghiệm chỉ đạo điểm, căn cứ Dự thảo về “Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ các xã, phường, thị trấn” của Bộ GD&ĐT và Hướng dẫn thực hiện tạm thời về tổ chức hoạt động của TTHTCĐ theo Quy chế dự thảo của Bộ do Sở GD&ĐT ban hành, Phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện ra Quyết định số 24/2005/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2005 ban hành “Quy chế tạm thời về tổ chức hoạt động của TTHTCĐ các xã, thị trấn” làm cơ sở pháp lý để thực hiện trên địa bàn huyện. (Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành chính thức “Quy chế tổ chức hoạt động của TTHTCĐ các xã, phường, thị trấn” theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 và căn cứ vào các văn bản Hướng dẫn của Sở GD&ĐT Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT Yên Hưng đã kịp thời thực hiện chấn chỉnh theo các nội dung quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý các TTHTCĐ, thủ tục quyết định thành lập TTHTCĐ và công nhận Giám đốc, Phó giám đốc TTHTCĐ theo đúng quy định thống nhất của Bộ GD&ĐT).
Sau khi UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành “Chương trình thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” (tháng 6/ 2006), đồng thời triển khai “Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các TTHTCĐ theo mức 15 triệu đồng/trung tâm/năm”, Phòng GD&ĐT đã tích cực tham mưu với UBND huyện tổ chức đợt chỉ đạo cao trào, quyết tâm thành lập xong các TTHTCĐ tại tất cả các xã và thị trấn trong năm 2006
Như vậy, công tác chỉ đạo tổ chức thành lập TTHTCĐ của huyện Yên Hưng là rất tích cực (với nhiều hình thức: tổ chức tham quan trực tiếp mô hình của tỉnh bạn, ban hành sớm và khá đầy đủ các văn bản chỉ đạo, tổ chức hội nghị triển khai, chỉ đạo mô hình điểm để rút kinh nghiệm) và có sự chủ động, sáng tạo (lập Ban chỉ đạo cấp huyện, ra Quyết định ban hành Quy chế tạm thời) so với toàn tỉnh. Những ưu điểm đó đã tạo được tốc độ phát triển nhanh, hoàn thành sớm việc thành lập các TTHTCĐ trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, việc chỉ đạo quyết liệt theo kiểu đồng loạt đó đã dẫn đến sự ra đời vội vã, mang nặng tính hình thức tạo tiền đề cho hoạt động thiếu hiệu quả của TTHTCĐ ở một số địa phương: Do chưa hoàn toàn dựa trên nguyện vọng đích thực của người dân, chưa tương ứng với mức độ trưởng thành của cộng đồng nên ở nhiều địa bàn, TTHTCĐ ra đời chưa đúng thời điểm và chưa phát huy được tác dụng rõ rệt đối với cộng đồng. Thực tế chuyển biến tại các cộng đồng dân cư theo từng xã, thị trấn trước và sau khi các TTHTCĐ ra đời cho thấy điều đó. (xin xem số liệu trước và sau năm 2006 ở Bảng 2.4).
Bảng 2.4: SỐ THÔN XÓM ĐẠT TIÊU CHUẨN THÔN - XÓM VĂN MINH
TÍNH THEO TỪNG XÃ, THỊ TRẤN TRONG HUYỆN 5 NĂM (2004-2008)
Đơn vị tính: Thôn, xóm
STT
Tên xã, thị trấn
2004
2005
2006
2007
2008
*
Toàn huyện
76
37
36
32
59
1
Thị trấn: Quảng Yên
6
2
7
8
6
2
Xã: Đông mai
3
1
2
1
4
3
Minh thành
4
1
1
1
4
4
Sông khoai
1
6
3
3
4
5
Hiệp hoà
8
3
2
2
6
6
Cộng hoà
4
4
4
3
4
7
Tiền an
2
3
2
2
6
8
Hoàng tân
5
-
-
1
2
9
Tân an
2
-
-
-
-
10
Yên giang
3
3
4
3
2
11
Nam hoà
6
3
2
1
3
12
Hà an
5
2
3
1
5
13
Cẩm la
1
-
-
-
-
14
Phong hải
8
1
1
-
3
15
Yên hải
2
-
-
-
-
16
Liên hoà
1
-
-
-
3
17
Phong cốc
7
4
4
4
3
18
Liên vị
5
2
1
-
4
19
Tiền phong
2
-
-
-
-
(Nguồn “Niên giám thống kê huyện Yên Hưng năm 2008”)[36.Tr91]
2.2.2. Nội dung hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng
Với đặc điểm là một huyện đồng bằng ven biển, có truyền thống lịch sử - văn hoá lâu đời, các cộng đồng dân cư vốn đã phát triển khá mạnh (hầu hết các làng, xã đã xây dựng được Hương ước, nhiều dòng họ có các Quy ước chặt chẽ, nền nếp sinh hoạt cộng đồng thông qua Đình làng - Miếu Tiên công, nhà thờ họ...từng là nếp sinh hoạt được trân trọng và duy trì, số lượng cá nhân có uy tín cao trong từng cộng đồng dân cư khá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top