giamdocnhamoi

New Member

Download Đề tài Một vài biện pháp giúp học sinh lớp Một trường Tiểu học Trần Bình Trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp khi học môn Mĩ thuật miễn phí





MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: 2
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 3
III. PHẠM VI, NHIỆM VỤ CỦA KINH NGHIỆM: 4
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM 4
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6
I. THỰC TRẠNG 6
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 7
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 15
C. KẾT LUẬN 17
D. KIẾN NGHỊ . .18
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với truyền thống Việt Nam. Yếu tố cơ bản và nền tảng để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đó là phát triển nguồn nhân lực con người. Hay nói cách khác là phát triển và đổi mới giáo dục trong đó có môn Mĩ thuật – một môn học chính thức của cấp tiểu học. Xuất phát từ nhận thức trước đây thường xem môn Mĩ thuật là một môn phụ cho nên các ngành, các cấp chưa quan tâm nhiều về trí tuệ, thời gian cũng như trang thiết bị, đồ dùng học tập, đặc biệt là phương pháp dạy học chủ yếu còn mang nặng phương pháp dạy học cổ truyền, máy móc, rập khuôn, chưa chú trọng đến giáo dục thẩm mĩ. Vì vậy hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được mục tiêu môn học. Mà chúng ta đã biết giáo dục thẩm mĩ cho học sinh là nhiệm vụ chính của môn Mĩ thuật. Bởi con người ta luôn có khát vọng vươn tới cái đẹp, mà muốn cho mỗi người trong đó có trẻ em tiếp cận và cảm thụ một cách đầy đủ về cái đẹp nói chung, về màu sắc nói riêng thì việc rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh lớp 1 là một việc làm hết sức cần thiết. Có năng khiếu và yêu thích môn vẽ nhưng phải có kĩ năng chuẩn mực để vẽ đẹp, hợp lí và sáng tạo. Đối với lớp 1 là lứa tuổi nhỏ nhất trong bậc tiểu học, cần có sự uốn nắn, rèn luyện ngay từ đầu.
Trong chương trình giáo dục mới, môn Mĩ thuật được xem như là một phương tiện giáo dục quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức mĩ thuật phổ thông còn giúp các em hiểu biết về cái đẹp, hoàn thành các bài tập của chương trình, đồng thời còn tạo điều kiện để học tốt các môn học khác. Và điều quan trọng hơn vận dụng những hiểu biết kiến thức mĩ thuật vào học tập cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Môn Mĩ thuật rèn luyện cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy, sáng tạo để góp phần hình thành phẩm chất của người lao động mới. Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và có ý thức giữ gìn và bảo tồn nền mĩ thuật đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta. Vì vậy, muốn giáo dục cái đẹp để các em tiếp nhận và cảm thụ được một cách đầy đủ, biến nó thành những giá trị thẩm mĩ thực sự cho bản thân thì việc giáo dục thẩm mĩ nói chung và rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh đặt ra phải được giải quyết tốt ở những năm học đầu cấp Tiểu học.
Để giúp các em biết bộc lộ tình cảm của bản thân mình với mọi người, với tự nhiên, xã hội, thì những người thầy giáo, cô giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng để đạt được mục tiêu môn học đề ra. Gắn giáo dục thẩm mĩ với các môn học khác, với đặc thù của địa phương phải được tiến hành một cách thường xuyên, nghiêm túc để các em có những tư duy tốt về thẩm mĩ, để các em mang lại nhiều cái hay, cái đẹp cho cuộc sống, cho xã hội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong cuộc sống hàng ngày, khi ngôn ngữ con người chưa hình thành và phát triển thì đã có nhu cầu thiết thực về màu sắc. Trẻ mới sơ sinh nằm chơi đã muốn nhìn các màu sắc rực rỡ có cách nhìn màu sắc đẹp như (hoa, quần, áo…). Từ đôi mắt nhận biết màu sắc đến bàn tay vẽ, sử dụng màu bất kì ở đâu, nơi nào trẻ cũng thích màu sắc rực rỡ, ngộ nghĩnh.
Thực tế cho thấy môn vẽ trang trí đối với học sinh lớp 1 các em rất thích, dạy cũng vẽ, không dạy cũng vẽ, vẽ theo ngẫu hứng, theo ý thích như: vẽ bông hoa, chiếc lá, con vật…
Qua sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên, các em vẽ đẹp hơn, vẽ màu mạnh dạn và tự tin hơn, có ý thức lựa chọn màu sắc thích hợp, sắp đặt màu phù hợp, có màu đậm, có màu nhạt, không lạm dụng màu quá nhiều. Điều đó khẳng định nhiệm vụ của nhiều giáo viên cần quan tâm nắm vững phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học khoa học và có tâm huyết trong những giờ giảng thì kết quả càng tốt hơn, chất lượng bài vẽ ngày càng tiến bộ, khả năng sử dụng màu vẽ của các em ngày càng đẹp hơn.
Xuất phát từ các lý do trên, sau nhiều năm giảng dạy môn Mĩ thuật cho học sinh tiểu học, tui đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh lớp Một trường Tiểu học Trần Bình Trọng rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp khi học môn Mĩ thuật”. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị đồng nghiệp.
III. PHẠM VI, NHIỆM VỤ CỦA KINH NGHIỆM:
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu cách rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh lớp 1.
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Trần Bình Trọng.
2. Nhiệm vụ của kinh nghiệm
Đánh giá thực trạng kết quả học vẽ của học sinh được xem xét nghiên cứu qua bài thực hành.
Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng màu sắc phù hợp cho học sinh lớp 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM
Phương pháp điều tra quan sát.
Phương pháp đàm thoại vấn đáp.
Phương pháp trắc nghiệm.
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ màu.
Phương pháp nghiên cứu xem xét sản phẩm của học sinh.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chương trình và sách giáo viên từ khối 1 đến khối 5.
Vở tập vẽ từ khối 1 đến khối 5.
Sách giáo khoa từ khối 4 đến khối 5.
Tài liệu đổi mới chương trình, sách giáo khoa từ khối 1 đến khối 5 và một số tài liệu tham khảo khác.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MÀU SẮC KHI HỌC MĨ THUẬT CỦA HỌC SINH KHỐI LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN BÌNH TRỌNG
Trường tui đang công tác đóng trên địa bàn Phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và đại đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em, học sinh có tương đối đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Phương tiện, thiết bị dạy học cơ bản đảm bảo cho hoạt động của thầy và trò. Học sinh ham thích học vẽ, so với một số nơi khác thì môn Mĩ thuật ở đơn vị tui công tác sớm được quan tâm. Bởi vậy, tranh vẽ của các em học sinh khá đẹp, hình vẽ dí dỏm, ngộ nghĩnh, hồn nhiên, màu sắc tươi sáng, phong phú và hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống. Đó chính là kết quả của những giá trị thẩm mĩ mà các em thể hiện qua tranh.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trong việc dạy học Mĩ thuật cho học sinh lớp Một như đã nêu trên, hiện vẫn còn tồn tại không ít hạn chế gây khó khăn cho việc dạy học Mĩ thuật, đó là một số cha mẹ học sinh làm nghề sông nước, công việc không ổn định, đời sống kinh tế còn rất khó khăn đã ảnh hưởng không lớn đến chất lượng học tập của học sinh.
Điều khó khăn hơn đối với lứa tuổi này, đó là sự cảm nhận mọi vật xung quanh cuộc sống các em nói chung và cảm nhận về màu sắc nói riêng đã theo công thức, rập khuôn máy móc vốn tồn tại từ bậc học mầm non như: ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top