my_chicken

New Member

Download Đề tài Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện điều kiện lao động cho công nhân (Qua khoả sát tại Công ty cổ phần may Chiến Thắng- Năm 2006) miễn phí





MỤC LỤC
Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2
3. Mục đích nghiên cứu 4
4. ý nghĩa của đề tài 4
4.1. Ý nghĩa khoa học 4
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
5. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 5
5.1. Đối tượng nghiên cứu 5
5.2. Phạm vi nghiên cứu 5
5.3. Khách thể nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 5
6.1. Phương pháp chung 5
6.2. Phương pháp cụ thể 6
7. Giả thuyết và khung lý thuyết 6
7.1. Giả thuyết nghiên cứu 6
7.2. Khung lý thuyết 7
Chương 1: Cơ sở lý luận 8
1.1. Các lý thuyết có liên quan 8
1.1.1. Lý thuyết phát triển bền vững 8
1.1.2. Quan điểm Mácxit về sức khoẻ 8
1.1.3. Lý thuyết xã hội học về lao động 9
1.1.4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải thiện điều kiện làm việc cho CN VCLĐ 10
1.2. Những khái niệm công cụ 11
1.2.1. Môi trường lao động 11
1.2.2. Điều kiện lao động 12
1.2.4. Vai trò công đoàn 14
1.2.5. Quan hệ xã hội 15
chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 16
2.1. Khái quát về công ty Cổ phần may Chiến Thắng. 16
2.2. Đặc điểm lực lượng lao động và tổ chức sản xuất của Công ty 19
2.2.1. Đặc điểm lực lượng lao động 19
2.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 19
2.3. Điều kiện lao động tại công ty Cổ phần may Chiến Thắng 21
2.3.1. Môi trường lao động 21
2.3.2. Máy móc, thiết bị của Công ty 27
2.3.3. Hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong Công ty 28
2.3.4. Tình hình sức khoẻ của công nhân 32
2.4. Môi trường xã hội 35
2.5. Các hoạt động của Công đoàn Công ty với vấn đề cải thiện ĐKLĐ 37
2.5.1. Hệ thống tổ chức Công đoàn Công ty CP may Chiến Thắng 37
2.5.2. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức Công đoàn 40
2.5.3. Công tác bảo hộ lao động của Công đoàn Công ty 41
2.5.4. Các hoạt động của Công đoàn Công ty 42
2.6. Vai trò của Công đoàn trong việc cải thiện ĐKLĐ cho công nhân 44
2.6.1. Công đoàn tập hợp ý kiến phản ánh của công đoàn viên 44
2.6.2. Công đoàn đề xuất các ý kiến của công đoàn viên về ĐKLĐ. 48
2.6.3. Công đoàn đưa ra các phương án để giải quyết các yêu cầu, thắc mắc, kiến nghị NLĐ 50
2.6.4. Công đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATLĐ-VSLĐ và chính sách, chế độ dành cho công nhân 53
Kết luận 56
1. Kết luận. 56
2. Giải pháp. 58
3. Khuyến nghị. 58
Tài liệu tham khảo 62
Phụ lục 1 63
Phụ lục 2 72
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t định theo quy định.
Đặc thù của Công ty may Chiến Thắng là lao động nữ chiếm tới 80% do đó Công ty đã rất chú ý tới vấn đề sản xuất và trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với lao động nữ .
Trong công ty “chỗ thay quần áo, buồng tắm và khu vực vệ sinh luôn sạch sẽ và đảm bảo đủ nước dùng cho công nhân, công tác vệ sinh phí cũng được quan tâm. Ngay tại Công ty có tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo, hỗ trợ bữa ăn trưa cho trẻ.
Các qui định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi đều đựơc Công ty chấp hành nghiêm chỉnh.
Qua tìm hiểu ở Công ty, tác giả nhận thấy rằng: Công ty may Chiến Thắng đã thực hiện khá tốt các qui định, nội qui, biện pháp ATLĐ-VSLĐ phù hợp với từng loại máy móc, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn qui định làm việc của Nhà nước. Mặt khác, Công ty còn tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, qui định biện pháp an toàn, VSLĐ đối với người lao động. Việc kiểm tra công tác BHLĐ đã thực sự được quan tâm phối hợp của các cấp chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên phổ biến tới từng xí nghiệp, phòng ban trong công ty. Chính vì vậy mà tại Công ty rất ít khi xảy ra tai nạn lao động. Theo báo cáo của Công ty năm 2005 chỉ có một vụ tai nạn nhẹ.
Tóm lại, các yếu tố kể trên đã tác động rất lớn đến việc bảo vệ người lao động. Đây là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện tạo điều kiện cho người công nhân nâng cao hơn nữa vị trí của mình cũng như việc bảo vệ sức khoẻ người lao động. Vì vậy, việc cải thiện ĐKLĐ là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách để đảm bảo sức khoẻ, nâng cao hiệu quả sản xuất.
2.3.4. Tình hình sức khoẻ của công nhân
Ta có thể đưa ra một định nghĩa về sức khoẻ như sau: “Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầu đủ về vật chất, tâm hồn và xã hội chứ không chỉ bó hẹp vào, nghĩa là không có bệnh hay không thương tật. Đây là một quyền cơ bản của con người, khả năng vươn lên đến một sức khoẻ cao nhất có thể đạt được là mục tiêu xã hội quan trọng, liên quan đến toàn thế giới, và đòi hỏi sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội khác nhau chứ không đơn thuần là lĩnh vực của ngành y tế”.(9)
Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989 - Điều 9,10,14 đã đề cập về vấn đề vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hoá chất, vệ sinh các chất thải công nghiệp và trong sinh hoạt, vệ sinh lao động. Các yếu tố này có thể gây mất an toàn vệ sinh và ô nhiễm môi trường cần xử lý nhằm bảo vệ sức khoẻ NLĐ và mọi người xung quanh.
Qua kết quả khám sức khoẻ định kỳ của công nhân Công ty cho thấy:
Bảng 2.4: Kết quả khám định kỳ của công nhân
Phân loại sức khoẻ
Loại I
Loại II
Loại III
Loại IV
Loại V
Nam ( người)
8
78
58
16
0
Nữ ( người)
18
416
379
76
3
Tổng số (người)
26
494
437
92
3
Tỷ lệ% (So với TS khám)
2.5
47.0
41.5
8.7
0.3
(Nguồn: Báo cáo kết quả khám định kỳ của công nhân)
Ghi chú: Loại I: Rất khoẻ, Loại II: Khoẻ, Loại III: Trung bình, LoạiIV: yếu, Loại V: Rất yếu.
Theo kết quả trên ta thấy tình hình sức khoẻ công nhân Công ty tốt và đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh: loại khoẻ chiếm tỷ lệ lớn 47% và loại trung bình 41.5% điều đó chứng tỏ lực lượng lao động ở đây rát tốt là một trong những thuận lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất. Đó cũng là cơ sở để sắp xếp NLĐ vào công việc một cách hợp lý, nhằm phát huy hết khả năng của từng công nhân. Bên cạch đó, công nhân có sức khoẻ loại IV vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (8.7%) gấp hơn 3 lần so với loại I (2.5%). Vậy điều kiện do đâu ? Do hàng loạt các yếu tố của ĐKLĐ như: Môi trường lao động không thuận lợi, môi trường xã hội, chính sách xã hội về lao động,…
Điều kiện lao động ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ công nhân, theo kết quả khảo sát tại Công ty ta thấy có một số chứng bệnh thường gặp là:
Bảng 2.5: Tương quan giữa tuổi và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp
(Tỷ lệ: %)
TT
Tuổi
Bệnh
18-25
26-35
36-49
1
Tai-mũi- họng
5
10
13
2
Đau đầu
4
15
20
3
Phổi
6
20
22
4
Đau lưng
2
10
16
5
Hô hấp
8
11
15
6
Khác
15
20
9
7
Không có bệnh
60
14
5
( Nguồn: Báo cáo kết quả khám định kỳ)
Số liệu ở bảng trên cho thấy: Những người mắc bệnh kể trên thường xuất hiện ở những công nhân có độ tuổi từ 36-49 tuổi mắc các bệnh chủ yếu như: tai-mũi- họng, đường hô hấp. Tuổi này thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn độ tuổi 18-25 và 26-35 tuổi. Công nhân ngành may thường mắc một số bệnh: đau lưng do ngồi nhiều, mỏi mắt, đau đầu.Vì cường độ công việc cao, ngồi nhiều và phải làm việc với máy móc nên NLĐ hay bị mệt mỏi, căng thẳng, đau đầu, ù tai,…Còn những công nhân ở tuổi 18-25 do còn trẻ, làm việc chưa lâu nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của ĐKLĐ cho nên tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp thấp.
Điều đó chứng tỏ rằng công nhân công nhân làm việc trong Công ty lâu năm, tiếp xúc với môi trường nhiều hơn, khả năng mắc bệnh cao hơn so với tuổi 18-35. Nhưng trên thực tế, NLĐ ở độ tuổi này đại đa số tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất, trình độ tay nghề cao nhưng do ảnh hưởng của ĐKLĐ hay do sức khoẻ nên họ sớm phải ra khỏi dây chuyền sản xuất. Có thể nói đó là một trong những trở ngại lớn đối với NLĐ và người sử dụng lao động. Vì vậy, việc khám sức khoẻ khi tuyển dụng và định kỳ cho NLĐ, đặc biệt là công nhân có thâm niên nghề nghiệp cao là điều rất quan trọng và cần thiết. Xét cho cùng thì khám sức khoẻ để có sự đánh giá khách quan sự phù hợp sức khoẻ NLĐ trong công việc, trong đó có sự đánh giá ảnh hưỏng của ĐKLĐ tới sức khoẻ công nhân và phát hiện những hiện tượng không bình thường của mỗi cá nhân và tập thể lao động trong mối quan hệ giữa sức khoẻ và thực trạng sản xuất của họ.
Từ sự phân tích trên ta có thể đi đến nhận xét: những người có thâm niên nghề nghiệp cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
2.4. Môi trường xã hội
Trong hoạt động sản xuất, quan hệ xã hội giữa các thành viên có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất. Nếu như môi trường kỹ thuật là điều kiện vật chất chi phối năng suất cũng như hiệu quả của công việc thì quan hệ đồng nghiệp và quan hệ giữa ban giám đốc với công nhân lại là cơ sở tinh thần có tác dụng rất lớn trong công việc. Chính vì vậy, nếu mối quan hệ giữa các đồng nghiệp mà tương trợ nhau sẽ thể hiện được tinh thần dân chủ và nó sẽ là một phần động lực thúc đẩy trong sản xuất.
+ Mối quan hệ giữa công nhân với ban lãnh đạo.
Trong các doanh nghiệp nói chung thì mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người lao động là mối quan hệ ít bình đẳng, đó là mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Tuy nhiên, tại Công ty may Chiến Thắng, ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm đến đội ngũ công nhân, viên chức lao động và coi đây là nguồn nội lực quan trọng, quyết định sự phát triển của công ty. Mặc dù ban giám đốc là bộ phận có quyền quyết định cao nhất nhưng thực chất mọi quyết định của Công ty không nằm ngoài mục t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top