hyme_guagua

New Member
[Free] Luận văn Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Download Luận văn Nâng cao chất lượng lao động trong tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí





- Với trục đường Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 49, tỉnh lộ 71, 72 đang thi công, của khẩu S3, S10 thông với Lao,. là điều kiện thuận lợi cho huyện A Lưới mở rộng giao lưu, quan hệ, phát huy tiềm năng, phát triển kinh tế, vươn lên trở thành một huyện vùng cao trên quan trọng trên trục đường Hồ Chí Minh. Nhờ đó, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng lao động.
- Đất đai màu mỡ, diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng còn lớn, khí hậu thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Diện tích rừng và thảm thực vật lớn (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của huyện) với nhiều lâm đặc sản quý hiếm, nếu biết tổ chức quản lý khai thác sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Những điều kiện tự nhiên ưu đãi như vậy mở ra khả năng phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống nhân dân.
- Số người trong độ tuổi lao động lớn. Đây chính là lực lượng phục vụ cho phát triển kinh tế trên địa bàn huyện A Lưới. Quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn yêu cầu lực lượng lao động lớn, với chất lượng cao.
- Thị trấn A Lưới, là trung tâm văn hóa- chính trị- văn hóa, giữ vị trí chiến lược trên địa bàn huyện. Ở đây có điều kiện phát triển thuận lợi các ngành nghề chế biến nông lâm sản phẩm như gổ, nhựa thông, quế,. Đây cũng là nơi tạo ra thị trường, nơi giao lưu buôn bán, tạo đầu ra cho các ngành sản xuất trên đại bàn huyện. Đó chính là nơi lao động được sư dụng và rèn luyện năng lực.
- Tình hình kinh tế- xã hội- chính trị trên địa bàn huyện khá ổn định và phát triển đều đặn qua các năm, đời sống nhân dân ngày càng đi lên, đây chính là tiền đề cho sự phát triển kinh tế nói chung và nâng cao chất lượng lao động nói riêng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h, luật. 
3. Tuyển dụng cán bộ khu vực dịch vụ công theo năng lực và cạnh tranh
- Bên cạnh phát huy nội lực, thành phố đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng từ bên ngoài dựa trên quy trình tuyển chọn cạnh tranh theo thực tài với nhiều cơ chế ưu đãi để tuyển dụng người có chất lượng, bố trí làm việc tại các cơ quan hành chính (34%) và đơn vị dịch vụ công của thành phố (66%), đặc biệt là trong các ngành dịch vụ về giáo dục (21,7%) và y tế (27,6%). Đây là chính sách mang tính đặc thù trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của thành phố. 
- Thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đạo các đơn vị dịch vụ công:
Đây là cách làm mới, đặc thù của thành phố so với các chính sách, cơ chế tuyển dụng cán bộ các vị trí lãnh đạo hiện nay ở Việt Nam. Các ngành dịch vụ công có nhiều người tham gia thi tuyển cạnh tranh các vị trí chức danh lãnh đạo: dịch vụ giáo dục; dịch vụ đô thị; giao thông vận tải…
- Kinh nghiệm ở một số địa phương trong tỉnh: Hương Trà, và địa phương cấp huyện ở tỉnh khác: Hướng Hóa (Quảng Trị)
Kinh nghiệm huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Huyện Hương Trà là một huyện có điều kiện tự nhiên và xã hội khá tương đồng với huyện A Lưới. Trong huyện cũng có nhiều xã miền núi và có trình độ phát triển ngang với một số xã trên địa bàn huyện A Lưới. Mặt khác, Hương Trà là một huyện có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn huyện A Lưới. Những điều này khiến cho việc học tập kinh nghiệm phát triển sẽ giúp có nhiều ứng dụng vào điều kiện của huyện A Lưới
Theo chủ trương của huyện Hương Trà, chú trọng vào các nội dung sau:
- Đổi mới chính sách tổ chức, thông qua công việc để lựa chọn, bố trí, sử dụng phát huy tốt năng lực nội tại của đội ngũ cán bộ, chuyên viên, lao động trong bộ máy Nhà nước và trong xã hội.
- Coi trọng công tác giáo dục-đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nhân tài trong hàng ngũ cán bộ, nhân viên công tác quản lý Nhà nước và quản lý kỹ thuật. Có qui hoạch, đào tạo để từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt trên các lĩnh vực Kinh tế, Chính trị, xã hội, Quản lý doanh nghiệp.
- Chú trọng đào tạo lực lượng lao động một cách thiết thực và cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Dành phần đầu tư thích đáng để tăng cường đào tạo lực lượng lao động cao cấp cho tổ chức sản xuất kinh doanh, lao động kỹ thuật bằng kết hợp đào tạo kiến thức quản lý kinh tế, kỹ năng nghiệp vụ với bồi dưỡng nhận thức pháp luật, tri thức đạo đức xã hội, kỷ luật lao động.
- Phối hợp với các trường đại học, trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất xây dựng chương trình đào tạo và khuyến khích, thu hút người lao động trên địa bàn tham gia vào các chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng lao động đối với những ngành nghề mà địa phương đang cần hay có khả năng phát triển.
Điều đáng chú ý ở huyện Hương Trà đó là sự xuất hiện của các trường đào tạo ở mức độ trên phổ thông, dù chỉ là mới ở quy mô ban đầu. Đây là điều bổ ích để huyện A Lưới xem xét trong chính sách của mình.
Kinh nghiệm huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Hướng Hóa là huyện biên giới quan trọng của tỉnh Quảng Trị bởi đây là cửa khẩu quan trọng với khu thương mại đặc biệt Lao Bảo. Hàng năm đóng góp xấp xỉ 20% giá trị sản xuất của tỉnh Quảng Trị. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 11,9triệu/người/năm, tốc độ tăng trưởng sản xuất 9,2%. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 là 2178 tỷ đồng (giá so sánh 2004).
Chính vì thế, đây là địa bàn nhận được nhiều sự quan tâm và đầu tư nhiều mặt. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân lực đối với sự phát triển của huyện Hướng Hóa, đảng bộ huyện đã có những chủ trương ưu tiên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện. Nhìn chung, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Hướng Hóa nhiều mặt vượt trội so với huyện A Lưới, những tiến bộ trong nhiều năm qua đã mang lại nhiều bài học bổ ích cho công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện A Lưới.
- Tăng cường việc thu hút và đào tạo nguồn nhân lực bằng các chính sách ưu đãi như nâng mức phụ cấp cao hơn cho nguồn nhân lực đến làm việc tại Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo so với các vùng, miền khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý một cách thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời tình hình mới.
- Lựa chọn những thanh niên có trình độ bố trí làm việc trong cơ quan nhà nước.
- Đầu tư hệ thống bệnh viện tuyến xã và huyện ngày càng hoàn chỉnh để chăm sóc đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng sống.
- Tạo điều kiện cho thanh niên lập nghiệp bằng các dự án kinh tế mới, làng thanh niên lập nghiệp,... góp phần tăng gia đời sống và phát huy năng lực của một bộ phận thanh niên tiên tiến vào phát triển kinh tế.
Tóm lại, từ cơ sở lý luận và thực tiển trên đây cho thấy việc nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn huyện A Lưới là yêu cầu bức thiết có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Điều này thể hiện trong những nội dung sau:
- Nêu và làm rõ khái niệm liên quan đến nâng cao chất lượng lao động và khái quát những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nâng cao chất lượng lao động,
- Khái quát vai trò quan trọng và làm rõ tính tất yếu khách quan của nâng cao chất lượng lao động đối với sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình CNH, HĐH và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới.
- Tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia, một số địa phương có sự tương đồng để có được những bài học cần thiết cho việc áp dụng.
Chương 2- Thực trạng chất lượng lao động NNNT ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Tổng quan về địa bàn huyện A Lưới
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện A Lưới là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 70 km. Huyện nằm trong giới hạn tọa độ địa lý từ 160- vĩ độ Bắc và 1070 kinh Đông. Huyện A Lưới chiếm ¼ diện tích của tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích là 122.901,8 ha.
Là Huyện biên giới với 85 km chiều dài đường biên giới quốc gia, nên huyện A Lưới là địa bàn xung yếu về công tác biên phòng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Huyện có đường ranh giới dài nhất toàn tỉnh và tiếp giáp với nhiều lãnh thổ khác nhau.
- Phía Bắc giáp với huyện Hương Trà và Phong Điền.
- Phía Đông giáp với huyện Hương Thủy.
- Phía Tây Nam, Tây Bắc giáp với nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào và huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị).
- Phía Nam giáp huyện Hiên (Quảng Nam).
Huyện có diện tích 122.954,92 ha, chiếm ¼ diện tích toàn tỉnh.
Huyện có con đường Hồ Chí Minh xuyên Bắc Nam chạy qua, nối liền Quảng Nam, Huế, và Lao Bảo (Quảng Trị). Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 nối với Huế dài 75 km, bên cạnh đó còn có 2 đường cửa khẩu sang nước bạn Lào là cửa khẩu S3 (Hồng Vân- Cu Tai) và cửa khẩu S10 (A Đớt- Tá Vàng) .... điều này tạo điều kiện cho huyện A Lưới trở thành trung gian quan tr
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Đống Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại sở giao dịch I ngân h Luận văn Kinh tế 0
R [Free] Một số ý kiến về tăng thu nhập , tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Ngân Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân hàng nông nghiệp Luận văn Kinh tế 0
Y [Free] Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân Hàng Nông nghiệ Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát tri Luận văn Kinh tế 0
C [Free] Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh ngân Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh ngân hàng công thương Khu công nghiệ Luận văn Kinh tế 0
A [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung- Dài hạn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư p Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hoàn thiện hạch toán nguyên liệu, vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tr Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top