Ail

New Member

Download Đề tài Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động miễn phí





Ở Tiền Giang, ban quản lý các KCN cho biết, nhiều doanh nghiệp phải chạy sang các xã, thị trấn của những tỉnh như: Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long để tìm kiếm nhân công về đào tạo, nhưng kết quả không như mong muốn. Tại Bến Tre, nhiều doanh nghiệp đang cần tuyển thêm khoảng 11.000 nhân công trong hai năm tới, nhưng vẫn không tuyển được người, trong khi toàn tỉnh đang có hơn 800.000 người trong độ tuổi lao động.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


Việc làm thiếu bền vững
Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành và phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.
Phân tích về thực trạng thừa thiếu việc làm, GS-TS Nguyễn Bá Ngọc (Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động - xã hội) cho rằng, tổng việc làm của nền kinh tế tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, những năm vừa qua hệ số co giãn việc làm ở nước ta chỉ đạt mức trung bình 0,28% (tức là khi GDP tăng thêm 1% thì việc làm chỉ tăng 0,28%), so với các nước trong khu vực hệ số co giãn việc làm còn thấp. Điều này có nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm, đem lại lợi ích cho người lao động.
Hiện cả nước vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung).
Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối, sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phân tán, phi chính thức với trình độ công nghệ, cách sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ việc làm không bền vững chiếm tỷ lệ 2/3 hay 3/4. Tình trạng việc làm khu vực phi chính thức (chiếm tỷ lệ 70% trong tổng số việc làm) nhưng không được hưởng chính sách an sinh xã hội, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, ít được bảo vệ. Đó là cái vòng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam: chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thị trường lao động Việt Nam vẫn sử dụng nhiều lao động phổ thông tay nghề thấp.
Xóa bỏ rào cản hành chính.
Mặc dù cơ chế và chính sách tiền lương đã đổi mới và nhiều lần điều chỉnh theo định hướng thị trường, nhưng mức lương tối thiểu và cơ bản mới chỉ đáp ứng 60%-65% nhu cầu cơ bản của người lao động (thấp hơn mức lương trả trên thị trường, gần với ngưỡng nghèo). Nhìn chung, hệ thống thang bảng lương hiện hành rườm rà, phức tạp và chưa theo kịp sự phát triển của thị trường sức lao động.
Nhiều ý kiến cho rằng muốn phát triển thị trường lao động bền vững trong 10 năm tới thì phải có quan điểm, định hướng đúng và quan tâm giải quyết những tồn tại, bất ổn của nó.
Ông Trần Văn Thiện, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (ĐH Kinh tế) đặt vấn đề: nếu coi sức lao động là hàng hóa đặc biệt, nhà nước không nên can thiệp sâu, để nó tự vận hành, đáp ứng yêu cầu hội nhập thị trường lao động quốc tế.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện có rất nhiều rào cản về hành chính đang cản trở sự phát triển, lưu thông của thị trường lao động. Vì thế, việc xóa bỏ các rào cản hành chính, phân khúc thị trường lao động cần được xem xét và hướng tới giảm dần sự can thiệp của nhà nước.
Ở vai trò quản lý, điều tiết thị trường lao động, Nhà nước cần đầu tư thích đáng vào phát triển cơ sở hạ tầng của thị trường lao động (cập nhật thông tin, tư vấn giới thiệu việc làm, kết nối cung cầu về lao động…); phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội thông qua giáo dục, đào tạo nghề nghiệp; hỗ trợ lao động yếu thế tham gia vào thị trường lao động.
Khi đã tạo được sân chơi bình đẳng cho người lao động trong thị trường lao động, chúng ta sẽ giải được bài toán nhân lực: giá nhân công cao, việc làm ổn định, năng suất lao động tăng, kinh tế phát triển bền vững.
Một nghịch lý trong thị trường lao động là vừa thiếu, vừa thừa lao động - người thất nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp cũng vẫn không tuyển được lao động.
Tình hình kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phá sản hay lâm vào tình trạng khó khăn; buộc doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm lao động làm cho hàng ngàn người rơi vào tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng không tuyển được lao động do lạm phát tăng cao, mức lương không đủ sống nên không thu hút được lao động.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, hiện có 20% doanh nghiệp bị phá sản, 60% giảm doanh số và phải cắt giảm lao động, số còn lại hoạt động khó khăn.
Trung tâm giới thiệu việc làm TP HCM cho biết: Từ đầu năm đến nay đã có hơn 70.000 người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, tương đương với số lượng đăng ký thất nghiệp của cả năm 2010.
Bên cạnh số người thất nghiệp gia tăng do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm nhân lực thì vấn đề lạm phát tăng cao, lương công nhân không được cải thiện cũng khiến một số lớn công nhân nghỉ việc và làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động. Tình hình này dẫn đến một nghịch lý trong thị trường lao động là vừa thiếu, vừa thừa lao động – người thất nghiệp gia tăng nhưng doanh nghiệp cũng vẫn không tuyển được lao động.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó ban quản lý KCN-KCX TP HCM cho biết: Hiện nay, ở các khu công nghiệp rất nhiều doanh nghiệp đăng tuyển lao động với số lượng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp thiếu hụt lao động thật sự và đăng tuyển lao động thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp chỉ đăng tuyển “ảo” để thể hiện quy mô hoạt động của mình còn thực tế số tuyển thấp hơn nhiều so với số đăng tuyển. Có những doanh nghiệp đủ lao động vẫn để bảng đăng tuyển lao động để thể hiện quy mô hoạt động của mình.
Vì vậy, người lao động nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định thay đổi chỗ làm và nên tập trung tâm huyết, đầu tư học hỏi và ổn định chỗ làm để tự tạo cơ hội phát triển cho mình, thay vì mất thời gian, công sức và cả chi phí để “nhảy việc”.
Thị trường lao động Việt Nam thiếu vẫn thiếu và thừa vẫn thừa:
Thị trường lao động tại Việt Nam trong năm 2011 còn tồn tại nhiều nghịch lý, như tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, chưa thoát khỏi sự mất cân đối về cung cầu, mang tính chất địa phương, cục bộ, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động.
Tình trạng này đang được báo chí trong nước lên tiếng báo động và cho đó là một sự chênh lệch khá lớn, vì hiện giờ trong Nam thiếu lao động, còn ngoài Bắc thì lại có thừa.
Thiếu lao động có nghề, thừa lao động không nghề
Thiếu trầm trọng lao động chuyên môn
Phòng Thương ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top