Xalbador

New Member

Download Đề tài Năng lực nghề nghiệp nhà giáo trong quản lý chất lượng giáo dục phổ thông miễn phí





Trong nhiều năm qua, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp dạy và học. Những vấn đề lý luận, những phương pháp dạy học mới được nghiên cứu và cũng đã có những nỗ lực trong việc hướng dẫn giáo viên triển khai áp dụng thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề và bồi dưỡng thường xuyên. Khi biên soạn sách giáo khoa mới ,dưới sự chỉ đạo của Hội đồng biên soạn Quốc gia, các nhóm tác giả đã có nhiều cố gắng hướng dẫn, định hướng các phương pháp dạy học. Mặc dầu vậy, nhiều giáo viên vẫn lúng túng và thực hiện chưa có hiệu quả.
Trong thực tế vẫn tồn tại một số câu hỏi mà Hiệu trưởng và các Nhà quản lý không dễ trả lời :
- Dạy học nêu vấn đề, dạy học theo phương pháp kiến tạo, , rất hay nhưng thời gian đâu ? Học sinh bây giờ phải học nhiều thứ, nhiều môn, môn nào cũng quan trọng cả bởi vậy số tiết lên lớp của mỗi môn nói chung là bị giảm trong khi đó nội dung có được giảm tải nhưng vẫn phải đảm bảo tính cơ bản và bảo đảm so với mặt bằng của khu vực và quốc tế.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Năng lực nghề nghiệp nhà giáo trong quản lý chất lượng giáo dục phổ thông
Mục đích : - Thông tin, trao đổi với CBQL trường học nhưng kỹ năng nghề nghiệp cơ bản của nhà giáo mà IBSTPI công bố năm 2003, giơí thiệu mẫu đánh giá giờ dạy của GV hướng vào việc hình thành những kỹ năng nghề nghiệp cơ bản đó.
- Giúp HT các trường PT xác định và có thể áp dụng để QL chất lượng GD thông qua thành tố trung tâm, cơ bản nhất đó là năng lực nhà giáo trong mối quan hệ chung với một số thành tố khác.
-Cung cấp thêm thông tin giúp cho CBQL nhà trường tham khảo trong quản lý đổi mới PPGD.
Nội dung :
I.Một vài quan niệm
Thứ nhất,về thuật ngữ chất lượng giáo dục:
Trước những vấn đề liên quan sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội như giáo dục và chất lượng giáo dục thì rất khó có thể theo đuổi một sự thống nhất tuyết đối mà phải chấp nhận trạng thái có được nhận thức giống nhau ở mức độ thích hợp trên những vấn đề cơ bản.
Trong cuộc sống có rất nhiều điều ai cũng hiểu nhưng nếu cố mà định nghĩa và hiểu cho chính xác thì lai càng làm cho vấn đề mù mờ hơn. Chẳng hạn, 1 cái cây, 1 hạt lúa, 1 cái bút… thì ai cũng hiểu, nhưng 1 là gì thì rất ít người hiểu được ( mà cũng không cần thiết ai cũng phải hiểu). Cũng gần tương tự, em A học giỏi hơn em B, Thầy C dạy giỏi hơn thầy D, chất lượng lớp E tốt hơn lớp F…thì có vẻ dễ thống nhất, ít ra là ở những biểu hiện cơ bản. tui nghĩ rằng những nhà quản lý, những ai làm giáo dục và có quan tâm đến giáo dục theo cùng định hướng mục tiêu mà thể chế đề ra thì đều có cách hiểu về chất lượng giáo dục và các cách hiểu đó nói chung là gần giống nhau trên những vấn đề cơ bản dù họ tiếp cận theo hướng nào ( tiếp cận theo kiểu tiên nghiệm, tiếp cận dựa trên giá trị, tiếp cận theo yêu cầu sử dụng, tiếp cận theo hướng cung ứng…)
Thứ hai, Làm quản lý giáo dục có lẽ trước hết cần thống nhất rằng nâng cao chất lượng giáo dục là một quá trình, phải hoàn thiện từng bước. Những phương án hành động, mỗi sự thay đổi trong giáo dục phải được thực tiễn kiểm chứng, làm cho phong phú và phát triẻn, không có trường hợp ngoại lệ.
Việt nam sau 20 năm đổi mới, bên cạnh những thành tưu to lơn về kinh tế, giáo dục cũng đã có những bước phát triển khá ân tượng mặc dầu tỷ lệ đầu tư cho GD từ GDP còn khá thấp so với các nước trong khu vực (đầu tư từ GDP cho GD của Việt nam là 2,3%, Malaixia là 7,9%, Thái lan là 5,0%, hàn quốc là 3,6%, trong khi đó GDP của Viết nam và các nước kể trên còn có khoảng cách khá xa (1).
Những bất cập của giáo dục như trong Báo cáo của Chính phủ không phải là sự bất cập của các nguyên tắc, nguyên lý phát triển mà là sự bất cập giữa mong muốn với thực tiễn và việc lựa chọn của một số phương án cụ thể.
Ỏ nước ta và cũng như nhiều nước khác đang có những phương án thí điểm, có phải điều chỉnh chỗ này chỗ khác thì cũng nên xem là việc bình thường.
Thứ ba, con đường tiến bộ của tri thức và của giáo dục hình như cần được suy xét ít nhất từ hai cực đối ngẫu hướng lại với nhau : vĩ mô và vi mô. Trong giáo dục đó là chiến lược và Năng lực nhà giáo, hai yếu tố đó hướng vào nhau, định hướng ràng buộc nhau làm nẩy sinh và góp phần hình thành và quyết định hiệu quả các phương án hành động nâng cao chất lượng giáo dục.
Để nhận thức về vật chất và sự vận động, từ rất xưa con người đã quan tâm đến nghiên cứu vũ trụ và thành phần của vật chất. Những thành tựu vỹ đại làm thay đổi tư duy, nhận thức và cả đời sống XH trong thế kỷ 20 là Thuyết tương đối và Cơ học lượng tử quan tâm đến cấu trúc cực vĩ của vũ trụ và và trạng thái vi mô của vật chất. Hai lĩnh vực có vẻ đối ngẫu đó có khi không hoàn toàn tương thích nhưng bổ sung cho nhau và quyết định sự phát triển của Vật lý hiện đại.
Darwin nghiên cứu về sự tiến hoá của muôn loài, Morgan nghiên cứu về cấu trúc gen, hai lĩnh vực vĩ mô và vi mô đó quyết định sự phát triển của Sinh học và các khoa học sự sống.
Chủ tịch Hồ Chí Minh bên cạnh các hoạt động , nghiên cứu đề ra đường lối sách lược giả phong danh tộc, xây dựng quốc gia Người còn đặc biệt chú ý đến các hành vi văn hoá, ứng xử cá nhân và xây dựng quan hệ cộng đồng. Cái chung làm nên Anh hùng giải phóng dân tộc, nét riêng làm nên Danh nhân văn hoá thế giới.
……
Giáo dục liên quan đến tất cả cho nên có quá nhiều vấn đề cần quan tâm, nhưng để giáo dục có chất lượng (phù hợp) thì cần bắt đầu từ đâu? Đối với các doanh nghiệp cái được quan tâm đầu tiên là chiến lược và tác nghiệp. Đối với các cơ sở giáo dục theo chúng tui cũng sẽ là chiến lược phát triển và năng lực nghề nghiệp cơ bản của nhà giáo.
Về chiến lược phát triển:
Đối với toàn cầu , giáo dục đang đứng trước những cặp mâu thuẩn tiến thoái lưỡng nan : giữa toàn cầu và cục bộ; giữa truyền thống và hiện đại, giữa chiến lược dài hạn và yêu cầu ngắn hạn; giữa quy mô và chất lượng; giữa cạnh tranh và bình đẳng về cơ hội; giữa sự phát triển quá nhanh của tri thức KH và khả năng có hạn của con người; giữa vật chất và tinh thần. Đối với bài toán quy hoạch, với hàm mục tiêu là chất lượng giáo dục, với các điều kiẹn buộc là nhiều cặp yêu cầu mâu thuẫn nhau thì phương án trả lời là : xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là tối ưu và có lẽ là lời giải duy nhất. Nhưng xin bình luận thêm : trước những vấn đề xã hội, tìm được phương án chấp nhận được đã là may mắn. Ở đây UNESCO lai đưa ra phương án tối ưu ( theo tôi), khi đã quá hoàn hảo có lẽ sẽ rất khó thực thi, cần lấy hoàn cảnh thực tiễn là điểm xuất phát.
Đối với Việt nam : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Những định hướng chiến lược, quan điểm phát triển giáo dục, tầm quan trọng của chất lượng nhà giáo đã được nói đến nhiều trong các văn kiện quan trọng, thể hiện ước nguyện cao cả của nhân dân là phát triển và hội nhập quốc tế.
Vấn đề quan trọng và cũng đang còn có nhiều khó khăn lung túng là mỗi Trường, mỗi Hiệu trường phải có và kiên trì theo đuổi mội chiến lược chất lượng cụ thể và phù hợp hoàn cảnh.
Về phương châm thực hiện trong quản lý chất lượng :
Về nâng cao chất lượng nhà giáo đã được khẳng định trong Chỉ thị 40/CT-TƯ và cụ thể hơn trong quản lý, đặt yêu cầu và hỗ trợ xây dựng năng lực nghề nghiệp cơ bản của nhà giáo là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để đảm bảo sự thành công mục tiêu chất lượng của mỗi cơ sở GD&DDT và mục tiêu chất lượng quốc gia.
Thứ tư, Mục tiêu của quản lý giáo dục phổ thông là chất lượng và sự bình đẳng.
Đã đến lúc cần nhanh chóng tiến tới trạng thái loại bỏ sự đối lập giữa chất lượng và sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận trong GDPT. Không có bình đẳng thì khó nói đến chất lượng và hiệu quả.
Khó khăn nhất của việc giải quyết bình đẳng trong GDPT tập trung ở đối tượng thiệt thòi, giáo dục có chất lượng hơn càng quan trong đối với họ vì ch
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top