binhcong_bc

New Member

Download Tiểu luận Sơ lược khái niệm Tánh Không của Kinh Tiểu Không và Đại Không với Kinh Kim Cang miễn phí





Khi hành bồ-tát thừa thì việc đầu tiên là bố thí, trong kinh này, bố thí được Phật trưng dẫn làm ví dụ điển hình để áp dụng cho người hành bồ-tát thừa. Phật dạy:
Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Sự bố thí được bố thí bởi vị bồ-tát không trụ trên sự tướng, sự bố thí phải luôn luôn được bố thí bởi sự không trụ; sự bố thí không được bố thí bằng cách trụ nơi sắc, sự bố thí không được bố thí bằng cách trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp. Như vậy, này Tu-bồ-đề! Sự bố thí được bố thí bởi vị bồ-tát ma-ha-tát như thế này: không được trụ nơi tưởng về tướng (mà bố thí;). Lý do vì sao vậy? Này Tu-bồ-đề! Vị bồ-tát vô trụ mà thực hiện sự bố thí, thì này Tu-bồ-đề, cái tụ phước đức của vị ấy không dễ gì suy lường nắm bắt được.[23]
Nếu làm sự bố thí để mong cầu tương lai sẽ được giàu sang, danh tiếng, ngũ dục khoái lạc thì sau khi phước báo đã tận ắt sẽ sa vào đường ác. Đoạn này nói rằng vị bồ-tát khi bố thí thì không nên chấp trước nơi sự tướng. Tức là, khi bố thí mà còn ý niệm rằng ta là người bố thí, đây là tài sản của ta mang ra bố thí, và kia là những kẻ thấp kém hơn ta đang xin lấy ân huệ của ta thì sự bố thí ấy, về ý nghĩa, đã bị ô nhiễm bởi tâm ô nhiễm, tâm kiêu mạn của người hành bố thí. Do đó, khi bố thí chỉ nghĩ rằng vì lợi ích bình đẳng của tất cả chúng sanh mà ta bố thí. Ở đây, bố thí có nhiều cách, có thể là tài sản, giáo pháp., nhưng dù dưới hình thức nào, cũng không được khởi tâm trụ chấp, vì như trên đã nói, một khi khởi tưởng trụ chấp nơi tướng thì cũng dễ dàng bị che phủ bởi các tưởng về ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng được thích thú, tham đắm với những cảm giác an lạc mà mình đã đạt được do thiền định mà phải tiếp tục viễn ly:
Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp, chứng đạt và an trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Diệt tầm và tứ, chứng và trú Nhị thiền, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhứt tâm... Tam thiền... chứng và trú Tứ thiền. Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo an chỉ, an tọa, chuyên nhất và an định nội tâm.
            Tâm viễn ly tất cả pháp bằng cách không tác ý về tất cả pháp, như trong kinh Sa-môn quả, Phật dạy tỳ-kheo không nên tác ý tướng chung hay riêng của tất cả pháp: “Đại vương, thế nào là Tỳ kheo hộ trì các căn? Này Đại vương, khi mắt thấy sắc, Tỳ kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng”.[9]
Cũng vậy, khi tai, mũi, lưỡi, thân, ý khi tiếp xúc với các pháp cũng không cũng không giữ tướng chung và riêng của chúng. Nếu nắm giữ tướng của chúng và các xúc cảm do chúng mang lại thì tham ái, ưu bi, khổ não và các bất thiện pháp sẽ khởi lên. Điều cần thiết quan trọng là hành giả không được hoan hỉ và tham đắm trong nội không:
Vị ấy tác ý nội không. Trong khi vị ấy tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không. Sự kiện là như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo biết như sau: "Trong khi ta tác ý nội không, tâm không thích thú, không tịnh tín, không an trú, không hướng đến nội không". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.
Về pháp quán nội không này, Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm cũng có giải thích:
Sao gọi là nội không? Như một vị tỳ-kheo, đối với tất cả các pháp bên trong, hay một pháp xứ bên trong (6 nội xứ), tư duy rằng nó là không, biết rằng nó là không, hiểu rõ rằng nó là không, ghi nhận nó là không. Căn cứ gì để nói về nghĩa không này? Vì ngã là không nên ngã sở cũng không, (chúng) là thường không, (bản chất) không này là không thể làm cho khác đi. Như vậy quán sát (nghĩa không) của chúng một cách không phóng dật thì đắc định, tâm được an trụ, trụ một cách chân thật, đó gọi là nội không.[10]
Khi quán ngã là không thật có, chẳng qua nó là một sản phẩm của tâm lý nên từ trong bản chất nó đã là không nên những gì thuộc về cái ngã đó thì cũng đều là không.  
Sau khi an trú nội không, hành giả quán sát ngoại không, tức là trong bốn oai nghi, khi thiền tọa, kinh hành..., vị ấy luôn quán sát các bất thiện pháp hay các hữu lậu bên ngoài có xâm nhập vào tâm qua các căn hay không? Đồng thời, vị ấy không phóng dật hí luận các pháp thế gian dù thông qua khẩu hay ý:
Này Ananda, nếu Tỷ-kheo ấy trong khi an trú với sự an trú này, tâm hướng đến suy tầm (vitakka), vị ấy suy nghĩ: "Ðối với những suy tầm hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không thuộc bậc Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, như là dục tầm, sân tầm, hại tầm, ta sẽ không suy nghĩ các loại suy tầm ấy". Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy.[11]
Nói khác hơn, vị ấy phải luôn chánh niệm và kiểm soát sáu căn.Khi một Tỳ kheo thực hành chánh niệm được như vậy thì sẽ đạt được an lạc hiện tiền. Phật kết luận trong kinh Sa-môn quả: “Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục. Như vậy, này Đại vương, Tỷ-kheo hộ trì các căn.”[12]
Theo Du-già sư địa luận thì có 4 loại không:
cần biết rằng, tánh không, nói tóm lược thì có 4 loại: 1. Quán sát không, nghĩa là quán sát các pháp vốn không có an ổn, cho đến không có ngã và ngã sở... 2. Bỉ quả không, nghĩa là bất động tâm giải thoát, không có tất cả phiền não như tham... 3. Nội không, đối với cái thân vốn là thân này, không những thứ chấp trước thấp hèn là ngã, ngã sở và ngã mạn... 4. Ngoại không, đối với ngũ dục không sanh tham muốn.[13]
Như trong kinh Pháp ấn[14] đã chỉ ra pháp quán về không này:
Nếu Tỳ kheo nào, ngồi dưới bóng cây, chỗ trống vắng, mà khéo quán sát sắc là vô thường, là pháp ma diệt, ly dục. Cũng vậy, quán sát thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, là pháp ma diệt, ly dục. Quán các thọ ấm kia là vô thường, là pháp ma diệt, không bền chắc, biến dịch, thì tâm sẽ được an lạc, thanh tịnh, giải thóat. Ðó gọi là Không. Quán sát như vậy cũng không thể lìa kiêu mạn, nhưng có tri kiến thanh tịnh.[15]
Như vậy, không ở đây hàm chỉ đến sự không thật có của các pháp, vì nó là do duyên sanh nên tất do duyên diệt. Tuy rằng, sự nhận biết này không mang lại sự giải thoát rốt ráo nhưng nó là một nhận thức đúng đắn, vì nó là nền tảng để khởi lên ý niệm viễn ly tất cả sự chấp trước.
2.            Ý nghĩa “không” trong kinh Kim cang
2.1.        Pháp vô trụ
2.1.1.   Hàng phục và an trụ tâm
Kinh Kim cang, theo ngài Tăng Triệu, toàn bộ nội dung của nó chia làm cảnh không, huệ không và nhân không; trong ấy, lấy huệ không làm chủ đạo.[16]
Mở đầu kinh này, ngài Tu-bồ-đề (Subhūti) nêu ra câu hỏi rằng:
Như có kẻ thiện nam tín nữ nào phát khởi tâm bồ-tát thừa thì chúng làm sao an trụ, làm sao tu tập và làm sao điều phục tâm?[17]
Đây là một câu hỏi quan trọng đối với một người phát tâm tu theo Đại thừa nói riêng và Phật giáo nói chung. Bởi lẽ, an trụ tâm, tu tâm, hàng phục tâm đều là vấn đề quan trọng trong sự tu hành. Ngay trong kinh nguyên thủy, đức Phật đã đặc biệt quan tâm đến nó. Mục tiêu của sự tu hành là trừ bỏ qua nghiệp căn bản phiền não là tham, sân, si; mà tham, sân, si đều là những trạng thái thuộc về tâm cả. Như trong Tạp A-hàm đã nói:
Này các tỳ-kheo! Phải khéo tư duy quán sát tâm mình. Vì sao vậy? Từ lâu tâm này đã bị tham dục làm nhiễm ô, bị sân nhuế, ngu si làm nhiễm ô. Này các tỳ-kheo! Tâm này bị phiền não thì chúng sanh bị phiền não; tâm thanh tịnh thì chúng sanh được thanh tịnh.[18]
Vì vậy, đối với tâm mình, hành giả tu tập phải luôn luôn cảnh giác, không cho phiền não khởi lên. Được như vậy thì sự tu hành mới mong đạt được kết quả khả quan, làm an lạc chính mình. Do đó, câu hỏi của ngài Tu-bồ-đề dù là lấy đối tượng hành bồ-tát thừa làm cơ sở, nhưng thật sự nó là nghi vấn chung của mọi thành phần cần tu tập. Ngài Vô trước (Asaṅga) giải rằng:
Như kinh nói: bồ-tát phải trụ như thế nào...? Phải trụ đó là dục-nguyện; phải tu hành là khế hợp với tam-ma-bát-để; hàng phục tâm là chiết phục phiền não. Dục ở đây là người cầu; nguyện là vì đối tượng cầu (Phật quả) nên tâm khởi tư duy, ghi nhớ. Khế hợp với tam-ma-bát-để là vô phân biệt tam-ma-bát-để (loại định tên là vô phân biệt). Chiết phục tán loạn là nếu tâm tán loạn thì định vô phân biệt tam-ma-bát-để đó là cho nó an trụ.[19]
Vậy trong câu hỏi của ngài Tu-bồ-đề đã hàm ngụ tất cả việc cần thiết của một người phát tâm tu theo bồ-tát hành. Tất nhiên, ngài hiểu rõ những khó khăn trong khi làm công việc hoằng hóa chúng sanh. Đôi khi, phải lê gót trên mọi nẻo đường, thuyết phục những kẻ tà tâm tà tín quay về với chánh đạo, hay khi có những kẻ thù ghét muốn ám hại bồ-tát bằng cách này hay cách khác. Đố...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top