yon.koolboiz

New Member

Download Tiểu luận Đặc điểm nổi bật của hệ tư tưởng Nho giáo Việt Nam thời phong kiến miễn phí





MỤC LỤC
 
Nội dung Trang
A. Mở đầu 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 2
Lịch sử vấn đề 2
Phương pháp nghiên cứu 3
Kết cấu của tiểu luận 3
B. Nội dung 3
Chương I: Co sở của truyền thống văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến 3
1. Điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội sản sinh nền văn hóa, tư tưởng Việt Nam thời phong kiến 3
2. Tâm lý xã hội và ảnh hưởng của nó tới hệ tư tưởng Việt Nam 4
Chương II. Đặc điểm nổi bật của hệ tư tưởng nho giáo Việt Nam thời kỳ phong kiến 5
1. Sơ lược lịch sử phát triển và kinh điển Nho giáo 5
2. Vài vấn đề cơ bản của Nho giáo 7
a. Trời, Trời-Người cảm ứng 7
b. Luân thường 13
Ngũ luân 13
Ngũ thường 18
C. Kết luận 23
D. Tài liệu tham khảo 24
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

i Khổng Tử dạy cho học trò và lời học trò trường Khổng Tử bàn luận với nhau. Đây là một bộ sách có giá trị thực lực cao nhất của thư tịch Nho học Nguyên thủy.
+Mạnh Tử: Bộ sách ghi chép lời của Mạnh Tử biện luận với các học phái khác nhau và với các vua chúa đương thời.
+Đại học: Bộ sách bàn về sự tu thân của người quân tử, tương truyền là sách của Tăng Tử.
+Trung dung: Là bộ sách bàn về đạo “Trung dung”, lối sống “không thá quá, không bất cận” của người quân tử, là một bộ sách có ý nghĩa phương pháp luận cao của nhà Nho, tương truyền là sách của Tử Tư-cháu nội của Khổng Tử.
2. Vài vấn đề cơ bản của Nho giáo
Nho giáo đề cập nhiều đến các vấn đề sau:
-Trời, Trời-Người cảm ứng, Mệnh trời.
-Vương chính, Đức trị, Nhân trị, Lễ trị, Tôn hiền thân thân.
-Chính danh.
-Luân thường.
-Đức và Tài, lý tưởng của Nho gia (kẻ sỹ): Tu-Tề-Trị-Bình.
-Sỹ-Nông-Công-Thương.
-Dĩ nông vi bản…
Trong tiểu luận này người viết xin trình bày vài vấn đề quan trọng nhất, xét thấy có ảnh hưởng trực tiếp đến xã hội Việt Nam thời phong kiến.
a. Trời, Trời -Người cảm ứng, Mệnh trời:
(Trời thiên đế) Nho giáo quan niệm: Trời là đấng chí tôn hoàn thiện, toàn năng, có nhân cách, có ý chí. Trời là tổng nguyên nhân chi phối vũ trụ. Tuy ở cao xa nhưng trời ngầm xét việc trần gian và việc của thần linh, quỹ thần thưởng phạt nghiêm minh. Khi vua chúa làm điều thất đức lớn thì trời cho ra các trương triệu để cảnh tỉnh và có thể giáng đại hạn để trừng trị (đại hạn, sao chổi xuất hiện, mùa hè tuyết rơi, ôn dịch, sấm sét,…). Vì vậy Vua chúa, thần dân ai cũng phải sợ Trời, kính Trời.
Khổng Tử nói: “sống chết có mệnh, giàu sang tại Trời”, “phải tội với trời không cầu đảo vào đâu được” (Luận ngữ)
Việt sử thông giám cương mục, tập 3, trang 261 chép rằng: “Người Diễn Châu chống lại mệnh lệnh triều đình, nhà vua tự cầm quân đi đánh. Khi quân về đến của biển (ở địa phân Ngọc Sơn-Thanh Hóa) gặp cơn gió mưa mờ mịt, sấm chớp ầm ầm, mọi người đều sợ có sự bất trắc. Nhà vua đốt hương khấn Trời rằng: “tui là người ít đức, đứng đầu quan và dân, vẫn nơm nớp sợ hãi như lo lỡ sa xuống vực thẳm. Chỉ vì người Diễn Châu ngang ngạnh, không theo giáo hóa nên bất đắc dĩ phải đi đánh dẹp. Trong vòng gươm giáo chắc không khỏi có sự oan uổng tới dân lành, đến nỗi làm cho Hoàng Thiên nổi giận, một mình tui đây dù phải chịu nạn cũng không dám ân hận gì, nhưng còn sáu quân vô tội thì sao? Kính xin lòng Trời soi xét cho “Khấn vừa xong chưa dứt lời, sấm gió yên ngay…”
Lời phê (của Tự Đức): “Lời Lý Thái Tổ khấn Trời, tỏ ra rất có đức độ đế vương, thật chẳng khác Thành Thang nhà Thương đem sáu việc trách mình trong khi gặp nạn bảy năm hạn hán, thảo nào giữa Người và Trời có sự cảm ứng không sai“ (Sáu việc đó là: Chính sự không có chừng mực chăng? Cung thất đồ sộ chăng? nữ sắc quá nhiều chăng? oan uổng nhiều chăng? hay nghe lời nịnh nọt chăng? làm mất lẽ công bằng chăng?)
Người bình dân Việt Nam cũng tin ở Trời cầu mong Trời “lạy trời mưa xuống, lấy nước tui uống…”, có khi trách trời “Trời ơi, Trời ở không cân, Người ăn không hết người làm không ra”, Nguyễn Du tổng hợp quan niệm Trời của Nho gia và của bình dân:
“… Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắc làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”
hay
“…Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đứng trách lẫn Trời gần, Trời xa”
rồi
“…Đã cho lấy chữ hồng nhan.
Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân…”
(Truyện Kiều)
Ông Trời của Nho gia và ông Trời của bình dân ở Việt Nam không giống nhau hoàn toàn. Người bình dân quan niệm ông Trời là một đấng toàn năng, biết thương người, hay bênh vực cho kẻ cùng kiệt hèn, kẻ yếu thế bị áp bức cho người hiền lành đạo đức người bình dân thường kết hợp Trời-Bụt-Tiên thành một hình tượng chung, và mỗi khi gặp nạn, hay có điều oan ức thì liền kêu cứu Trời-Bụt cứu giúp. Ông Trời của Nho gia trang nghiêm, độc đoán, quyền uy, Trời là sức mạnh đáng sợ ai cũng phải khuất phục.
+ Thiên Tử
Nhà vua tự coi mình là Thiên Tử (con Trời) tức là người có thể làm mô giới giữa người với Trời-Đất, quỷ thần. Trong lực lượng siêu nhiên, ở ngôi chí tôn có Trời (Thượng đề, Thiên đế) dưới Trời có đủ loại thần linh (riêng người Việt Nam thì trong số thần linh đó có nhiều vị thần vốn là những nhân vật lịch sử đã từng có công đức lớn với dân, với nước, sau khi chết cũng hiển linh phù trợ muôn dân, có khi còn ra trận mạc để cùng với người sống đánh giặc, cứu nước (Trương Hống và Trương Hát, Đức Thánh Trần…). Sau nữa các gia đình cũng có liên hệ với tổ tiên của mình. Tổ tiên cũng phụ trợ hay quở trách con cháu. Người Việt Nam từ xưa đã có tục thờ cúng tổ tiên. Nho giáo du nhập và khẳng định thêm các tính ngưỡng ấy. Thiên Tử đứng đầu muôn dân và cai quản thần linh. Quân quyền cho phối thần quyền. Thiên Tử thụ lãnh sứ mệnh ở Trời để trị dân và chịu trách nhiệm với Trời. Lễ tế Trời ở Nam Giao (Thừa Thiên Huế) do Thiên Tử làm chủ tế thể hiện quan niệm đó.
+ Trời-Người cảm ứng:
Tư tưởng Trời-Người cảm ứng (Thiên nhân tương cảm) là một loại tư tưởng nguyên thủy, tiềm logic, nhưng đã tồn tại suốt thời đại phong kiến và có ảnh hưởng sâu rộng. Tư tưởng ấy đã trở thành một cách tư duy phổ biến trong nhân dân và giới trí thức cũ. Tư tưởng “Thiên nhân tương cảm:” dựa trên nguyên lý “đồng loại tương đồng” (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu). Trời và Người cùng một loại cho nên lòng người thiện hay ác đều có ảnh hưởng đến sự vận hành của vũ trụ:
“Nhật thực có thường độ” (định luật) nhưng nhân sự thì biến đổi thế nào vẫn liên quan đến nó. Con người sắp làm điều bất thiện mà hễ mặt trăng đi vào độ giao thực thì nó liền lấn át và che lấp mặt Trời. Đó là cá của con người động đến Trời. Lại như mặt trời sắp mưa dầm thì người nào bị đánh hay ngã bị thương, tất thấy đau buốt, đó là khí Trời đã động đến người. Điều đó có thể chứng nghiệm được rõ Trời với Người có cùng một lẽ” (Vân đài loại ngữ-Lê Quý Đôn, NXBVH tập 1 trang 59)”
Cuối thế kỷ XVIII và XIX, tư tưởng (Trời-Người cảm ứng) phát triển mạnh ở Việt Nam: Nhiều trí thức lớn như Phạm Viên, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiếp… đều có chịu ảnh hưởng. Trong văn học cũng có nhiều tác phẩm thể hiện tư tưởng ấy: Tục truyền ký của Đoàn Thị Điểm, Vũ trung tùy, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ; Thoái thực ký văn của Trương Quốc Dụng, kể cả truyện Kiều của Nguyễn Du…
+ Mệnh trời:
Trời chi phối con người bằng Mệnh Trời. Mỗi người sinh ra, già, chết, mạnh khỏe, ốm đau, cùng kiệt hèn, sướng khổ…tất cả đều do mệnh Trời. Nhà Nho có tư tưởng định mệnh. Họ cho rằng mọi việc lớn nhỏ đều do tiền định: “Nhất ẩm, nhất trác giai do tiền định” (Một miếng cơm, một ngụm nước đều do tìên đinh). Con người phải an phận thủ thư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top