tianangnho_hn

New Member

Download Đề tài Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất vật lý đất miễn phí





Phân rác
Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v. được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi cho đến khi hoai mục.
Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ từng trường hợp vào bản chất và thành phần của rác.
Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây:
- Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạp chất không phải là hữu cơ, các chất không oai mục được).
- Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ, thân lá cây.
- Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng oai mục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


0,50
0,37
-
1.3.2.1 Sự chuyển hoá chất hữu cơ trong đất
Theo Trần Văn Chính, 2006, các chất hữu cơ trong đất có quá trình biến đổi phức tạp với sự tham gia trực tiếp của các vi sinh vật đất và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường đất. Xác vi sinh vật tồn tại trên mặt đất hay trong các tầng đất, trong quá trình phân giải chúng mất cấu trúc hình dạng còn các hợp chất cấu tạo nên xác sinh vật thì bị chuyển đổi thành các hợp chất linh hoạt hơn, dễ tan hơn. Một phần hợp chất này được khoáng hoá hoàn toàn để tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Các chất hữu cơ khi đi vào đất sẽ chịu tác động của hai quá trình xảy ra là quá trình khoáng hoá và quá trình mùn hoá, tuỳ theo điều kiện đất đai và hoạt động của vi sinh vật mà một trong hai quá trình trên chiếm ưu thế.
Xác hữu cơ
Các hợp chất mùn
Các hợp chất khoáng
Mùn hoá Khoáng hoá nhanh
Khoáng hoá từ từ
Hình 1: Sơ đồ chuyển hóa chất hữu cơ
(Nguồn: Nguyễn Thế Đặng, 1999).
a. Quá trình khoáng hoá
Theo Trần Văn Chính, 2006, khoáng hoá là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ thành các chất khoáng đơn giản như CO2, H2O, NO3, NH4+, Ca2+, Mg2+, K+… Đây là quá trình biến đổi phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước hết các chất hữu cơ phức tạp bị phân giải thành các chất hữu cơ đơn giản hơn gọi là các sản phẩm trung gian. Sau đó, các hợp chất trung gian này tiếp tục bị phân huỷ tạo thành các sản phẩm cuối cùng là các chất khoáng.
Theo Lê Văn Khoa, 2000, tuỳ từng trường hợp vào điều kiện môi trường và hoạt động của vi sinh vật đất mà quá trình khoáng hoá chất hữu cơ theo hai con đường khác nhau là thối mục và thối rửa. Thối mục là quá trình khoáng hoá chất hỡu cơ trong điều kiện có đầy đủ oxy. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này chủ yếu là các chất ở dạng oxy hoá như CO2, H2O, NO3-, ….Đây là quá trình toả nhiệt và kết quả là làm tăng nhiệt độ của đất.Thối rữa là quá trình kỵ khí diễn ra trong điều kiện thiếu oxy. Sản phẩm của quá trình thối rữa ở dạng oxy hoá như CO2, H2O, và còn một lượng lớn các chất ở dạng khử như CH4, H2S, NH3,…
Theo Trần Văn Chính, 2006, quá trình khoáng hoá nói chung xảy ra trong mọi điều kiện, nhưng tốc độ khoáng hoá rất khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố:
Thành phần chất hữu cơ: nếu hữu cơ chứa nhiều loại đường đơn, tinh bột, chứa nhiều đạm, có chứa Ca2+, Mg2+, K+, thì khoáng hoá nhanh. Nếu chứa nhiều linhin, tamin, và các hợp chất cao phân tử khác thì khoáng hoá chậm hơn.
Ẩm độ: Nếu quá cao dẫn đến yếm khí thì tốc độ khoáng hoá chậm, nếu quá trình khô hạn thì hạn chế vi sinh vật phát triển và càng làm chậm quá trình khoáng hoá. Ẩm độ khoảng 70- 80% là thích hợp nhất cho quá trình khoáng hoá.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho quá trình khoáng hoá mạnh vào khoảng 25-35oC. Cao hơn hay thấp quá đều hạn chế tốc độ khoáng hoá.
pH của đất: Trong khoảng 6.5- 7.5 là thận lợi nhất cho quá trình khoáng hoá.
Ở Việt Nam các quá trình khoáng hoá diễn ra rất mạnh, phân giải ra nhiều dưỡng chất cho cây trồng, nhưng đồng thời chất hữu cơ và chất mùn trong đất bị phá huỷ nhanh chóng làm cho đất ít mùn và đạm, vì vậy đối với đất nhẹ cần có biện pháp làm giảm tốc độ khoáng hoá.
b. Quá trình mùn hoá
TheoTrần Văn Chính, 2006, mùn hoá là quá trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến sự hình thành những hợp chất mùn. Mùn là những hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp mà phân tử bao gồm nhiều đơn vị cấu tạo khác nhau, chúng được nối với nhau bằng các cầu nối. Mỗi đơn vị cấu tạo bao gồm nhân vòng, mạch nhánh, chúng chứa nhiều nhóm định chức khác nhau và mang tính axit.
Theo Vacsman, 1936, nhân của chất mùn được hình thành do lignin kết hợp với các chất khoáng kiềm trong đất, sau đó các phản ứng oxy hoá sẽ gắn kết thêm các axit hữu cơ khác để hình thành chất mùn. Trong quá trình phân giải các xác hữu cơ, một loại sản phẩm màu đen vô định hình, có thành phần phức tạp được hình thành gọi là chất mùn.
Quá trình hình thành mùn phải từ những phản phẩm phân giải của xác hữu cơ và sự tổng hợp những hợp chất được phân giải của vi sinh vật đất. Các phản ứng xảy ra trong quá trình hình thành mùn là các phản ứng sinh hoá với sự tham gia của các enzim do vi sinh vật tiết ra. Như vậy, đầu tiên xác hữu cơ sẽ bị vi sinh vật phân giải để tạo ra các sản phẩm trung gian. Một phần các sản phẩm này khó bị phân giải tiếp hình thành nên các axit mùn nhờ tác dụng oxy hoá và trùng hợp, kết hợp với các axit amin, polipeptit khác, do men của vi sinh vật đảm nhận.
Quá trình mùn hoá xảy ra song song với quá trình khoáng hoá, nhưng các điều kiện ảnh hưởng tới chúng có khác nhau. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới quá trình mùn hoá là: Chế độ nhiệt, không khí, nước của đất, thành phần cơ giới và các tính chất lý hoá của đất, thành phần và cường độ hoạt động của vi sinh vật đất, thành phần xác vi sinh vật đất
1.3.2.2 Vai trò của chất hữu cơ trong đất
Theo Trần Văn Chính, 2006, chất hữu cơ trong đất có thành phần phức tạp bao gồm chất mùn, chất không phải là chất mùn và các vi sinh vật. Chúng có ý nghĩa quan trọng và có ảnh hưởng đến nhiều tính chất lý, hoá và sinh học đất.
Đối với cây trồng và vi sinh vật đất: Mùn là kho thức ăn cho cây và vi sinh vật. Chất hữu cơ và mùn đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng và vi sinh vật như: N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng. Trong đó đặc biệt là N. Các nguyên tố dinh dưỡng có ở trong chất hữu cơ và mùn được giải phóng từ từ cho cây trồng, vi sinh vật sử dụng. Ngoài ra mùn còn chứa một số chất kích thích sinh trưởng làm tăng hoạt động của bộ rễ, hạt nảy mầm. Mùn còn làm tăng năng lực của đất là cây trồng ít bị sâu bệnh (Vũ Hữu Yêm, 1995).
Đối với lý tính của đất: Chất hữu cơ và mùn cải thiện thành phần cơ giới đất và trạng thái kết cấu đất. Vì vậy, đất nhiều mùn thì có chế độ nước, không khí và nhiệt độ tốt phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển, cho năng suất cao.
Đối với hoá tính đất: chất hữu cơ và mùn tham gia vào các phản ứng hoá học của đất. Đặc biệt mùn năng cao tính đệm của đất. Mùn ảnh hưởng đến trạng thái oxy hoá- khử, ảnh hưởng đến dung tích hấp thu và chi phối đến các chỉ tiêu hoá tính khác của đất.
Nhìn chung chất hữu cơ có ảnh hưởng rất đa dạng đến các tính chất của đất. Trong điều kiện bình thường các tác động này theo hướng cải thiện hoá lý tính của đất, giúp đất ổn định cấu trúc (Trần Văn Chính, 2006 ).
1.3.3 Phân hữu cơ
1.3.3.1 Khái niệm chung về phân hữu cơ
Phân hữu cơ là tên gọi chung cho các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như dư thừa thực vật, rơm rạ, phân súc vật, phân chuồng, phân rác và phân xanh hay các phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp vùi trực tiếp vào đất hay ủ thành phân. Sau khi phân giải có khả năng cung cấp dưỡng chất cho cây trồng. Quan trọng hơn nó có khả năng tái tạo lớn. Phân hữu cơ được đánh giá chủ yếu dựa vào hàm lượng chất hữu cơ (%), ho...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top