Brentyn

New Member
Download miễn phí
Theo thống kê năm 2009, dân số của xã Hợp Thành là 5.199 người, tổng số hộ là 1.190 hộ. Cộng đồng dân cư trên địa bàn xã gồm các thành phần dân tộc như: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Cao lan., trong đó người dân tộc Kinh chiếm trên 80%.
Theo kết quả thống kê trên cho thấy tình hình biến động dân số của xã không lớn, dân số tăng không đồng đều. Tỷ lệ tăng dân số tăng dần theo các năm, tuy nhiên chủ yếu tăng về mặt cơ học phản ánh tính hiệu quả tích cực của công tác tuyên truyền dân số kế hoạch hoá gia đình của chính quyền xã, người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc kế hoạch hoá gia đình, sinh ít đẻ thưa để có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái được ăn học đầy đủ.

Tóm tắt nội dung:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất.
Hiện tại và trong tương lai công nghệ thông tin phát triển mạnh, nó cho phép ta sử dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội và đây cũng là yêu cầu tất yếu đặt ra. Để đáp ứng và khai thác tốt phương pháp tiên tiến này trong ngành Quản lý đất đai thì yêu cầu cốt lõi đặt ra là phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong tổ chức cũng như chất lượng thông tin.
Thông tin đất giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý đất đai nó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch hợp lý nhất cho các nhà quản lý phân bổ sử dụng đất cũng như trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư và phát triển nhằm khai thác hợp lý nhất đối với tài nguyên đất đai.Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất trên cơ sở cập nhật và đồng bộ hoá các thông tin về hệ quy chiếu, hệ toạ độ, độ cao, các thông tin về hệ thống bản đồ, thông tin về ranh giới, địa giới hành chính, thông tin về mô hình độ cao, địa hình, thông tin về các loại đất theo hiện trạng sử dụng, thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thông tin về chủ sử dụng và các thông tin về những cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất. Từ đó cho thông tin đầu ra phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền trung ương, địa phương, của Ngành, và các ngành khác đồng thời phục vụ thông tin đất đai cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn khi mà hiện nay công tác quản lý về đất đai đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp và mọi người, tất cả đều cần tới thông tin đất đầy đủ và chính xác.
Trong quỹ đất của nước ta đất lâm nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Hiện nay tại trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp miền núi phía Bắc chưa có được cơ sở dữ liệu đất hoàn chỉnh phục vụ cho việc quản lý, quy hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai tại đây. Việc xây dựng được nguồn cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh sẽ tạo ra nhiều thuận lợi trong quản lý, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ GIS và GPS vào lĩnh vực quản lý đất đai nói chung và quản lý tài nguyên rừng nói riêng.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS. Trương Thành Nam, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc theo dõi biến động, chỉnh lý thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu đất Lâm nghiệp khu vực nghiên cứu thực nghiệm thuộc Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc tại huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang.”

1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
- Tìm hiểu hiện trạng tài nguyên đất lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu thuộc trung tâm.
- Tìm hiểu về hiện trang nguồn cơ sở dữ liệu tại khu vực nghiên cứu thuộc trung tâm.
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng hệ thồng thông tin địa lí (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vào trong công tác xây dựng và chỉnh lí dữ liệu đất lâm nghiệp.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất lâm nghiệp phục vụ cho công tác quản lí đất đai tại khu vực trung tâm.


1.2.2. Yêu cầu
- Các thông tin xây dựng đảm bảo đầy đủ và chính xác, nắm chắc và thể hiện rõ được cách thức ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin phải thống nhất, có tổ chức và thích hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
- Cơ sở dữ liệu đáp ứng nhu cầu phân tích, xử lý, lưu trữ số liệu, cung cấp thông tin và có thể trao đổi dữ liệu với các hệ thống thông tin khác.
- Xây dựng và cung cấp được nguồn thông tin biến động đất đai từ dữ liệu đầu vào, đầu ra trên địa bàn trung tâm.

Link download cho anh em
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
D Ứng dụng PLC vào điều khiển hệ thống tòa nhà thông minh Công nghệ thông tin 0
D PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG CỦA MÔ HÌNH CROSS-DOCKING. LIÊN HỆ THỰC TẾ Luận văn Kinh tế 0
D ứng dụng công nghệ siêu âm hiệu quả cao trong chống đóng cặn trên các thiết bị trao đổi nhiệt và hệ thống đường ống Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghiên cứu ứng dụng statcom trong việc nâng cao ổn định điện áp trong hệ thống điện có kết hợp nguồn điện gió Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế và thi công hệ thống IOT phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng sinh trắc học trong việc đảm bảo an toàn cho hệ thống giao dịch điện tử Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Bài tập lớn môn cơ sở dữ liệu Ứng dụng MySQL trong xây dựng hệ Cơ Sở Dữ Liệu quản lí bán máy tính Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu ứng dụng PLC điều khiển hệ truyền động biến tần động cơ trong công nghệ căn bằng định lượng Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top