shiroyuki_93

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM 5
I.LỊCH SỬ THĂM DÒ DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM: 5
II. CÁC THÀNH TỰU TRONG THĂM DÒ DẦU KHÍ: 12
1.Các hoạt động TKTD dầu khí: 13
2.Các thành công trong công tácTKTD dầu khí: 16
III. ĐẶC ĐIỂM DẦU KHÍ: 19
1.Đặc điểm dầu Việt Nam: 19
2.Đặc điểm khí Việt Nam: 22
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM 36
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÁC BỂ ĐỆ TAM Ở VIỆT NAM: 36
CƠ CHẾ KIẾN TẠO, HÌNH THÀNH BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM Ở VIỆT NAM: 42
1.Các yếu tố địa động lực: 42
2. Mô hình biến dạng tạo bể trầm tích: 45
III.CÁC BỂ TRẦM TÍCH ĐỆ TAM VIỆT NAM: 48
3.1. Tổng quát về phân loại bể 48
3.2. Tổng quan về các loại bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam 50
3.3 Đặc điểm hình thành các bể trầm tích Đệ Tam thềm lục địa Việt Nam 52
CHƯƠNG III: CÁC BỂ TRẦM TÍCH LỚN Ở 61
I. BỂ SÔNG HỒNG: 61
II. BỒN PHÚ KHÁNH: 70
III. BỒN CỬU LONG: 75
IV .BỒN MÃ LAI THỔ CHU: 82
V. BỂ NAM CÔN SƠN: 89
CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DẦU KHÍ VIỆT NAM, SỰ PHÂN BỐ VÀ XU HƯỚNG BỔ SUNG TRONG TƯƠNG LAI. 94
1.Hiện trạng nguồn tài nguyên dầu khí Việt Nam: 94
2 .Trữ lượng dầu khí Việt Nam trong khung cảnh dầu khí khu vực: 94
3. Phân bố trữ lượng dầu: 96
4. Phân bố trữ lượng khí: 98
5. Kết luận 100
Kết Luận 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
I.LỊCH SỬ THĂM DÒ DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM:

Hình 1 – Các bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam
1.Thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945
Ngay sau khi chen chân lên bán đảo Đông Dương, các nhà địa chất Pháp như Jourdy.E (1886), Sarran.E (1888) đã khảo sát địa chất và tìm kiếm khoáng sản.
Năm 1898, Sở Địa Chất Đông Dương được thành lập. Khi Blondel.F được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Địa chất Đông Dương (1925), các công tác đã hướng vào thành lập bản đồ địa chất với tỷ lệ 1:500.000.
Thềm lục địa Việt Nam từ lâu đã được đánh giá là có triển vọng có dầu mỏ. Năm 1923, Gubler.J tiến hành khảo sát tìm kiếm đã khẳng định những dấu hiệu dầu mỏ ở đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Tiếp đó là Nombland (1927) cũng nêu triển vọng dầu mỏ ở Việt Nam.
2.Thời kỳ Cách mạng tháng Tám (1945) đến nay
Thời kỳ này có thể chia ra các giai đoạn
-Giai đọan 1945-1954
-Giai đọan 1954-1975
-Giai đọan 1975-nay
a.Giai đoạn 1945- 1954:
Tờ bản đồ Địa chất Dông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 của Formaget – Saurin lập năm 1952 - về sau được Fontaine hiệu đính cho phần Nam Việt Nam - là công trình tổng hợp thể hiện đầy đủ những quan điểm về địa tầng, kiến tạo, lịch sử địa chất ở Đông Dương và Việt Nam.
b.Giai đọan 1954-1975:
- Vào những năm đầu thập kỷ 60 với sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của Liên Xô, Tổng cục Địa chất đã tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu khí ở đồng bằng sông Hồng. Công tác khảo sát địa vật lý được tiến hành một cách có hệ thống và khá đầy đủ với các dạng: địa chấn phản xạ, trọng lực, điện, địa chấn khúc xạ… ở tỷ lệ 1:500.000 và 1:10.000; từ năm 1970 đến nay đã khoan 78.300m khoan. Khoan địa chất cấu tạo có độ sâu từ 150 – 1200 m, khoan thông số tìm kiếm có độ sâu từ 2400 – 3500 m, có nơi tới 4253m (GK110). Đã tiến hành thử trên 150 vỉa nhưng chưa thu được dầu có giá trị công nghiệp. Ngày 20/7/1976 dòng dầu đầu tiên đã được lấy lên từ một giếng khoan ở đồng bằng sông Hồng. Giếng khoan 63 được khởi công ngày 22/5/1976 và kết thúc ngày 18/10/1976 (thời gian khoan là 4 tháng 24 ngày) với ba tầng sản phẩm trong điệp Phủ Cừ, từ độ sâu 1560 – 1610 m gặp dầu lẫn nước, 1682 – 1736 m gặp dầu – khí - nước và ở độ sâu 1862 – 1944 m gặp khí – condensat, condensat - nước.
- Giếng khoan 61 được khởi công từ ngày 1/2/1975, thời gian khoan 6 tháng đã cho dòng khí công nghiệp đầu tiên, gặp hai tầng sản phẩm trong điệp Phủ Cừ ở độ sâu 1146 – 1136 m và 1656 m.
- Ở Miền Nam, công tác thăm dò dầu khí được bắt đầu từ cuối thập niên 60. Chính quyền Sài Gòn đã ký kết 17 hợp đồng tìm kiếm, thăm dò và khai thác với các công ty dầu khí nước ngoài.
- Năm 1969, Hồ Mạnh Trung đã công bố công trình “Khảo lược cấu trúc đồng bằng sông Cửu Long, thảo luận về vấn đề dầu mỏ” căn cứ trên tài liệu từ hàng không, tỷ lệ 1:500.000.
- Năm 1967, Sở Hải dương học Hoa Kỳ đã lập bản đồ từ hàng không trên toàn miền Nam, tỷ lệ 1:250.000.
- Năm 1968, không quân Hoa Kỳ đã đo từ hàng không phần phía Nam của Miền Nam, chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và biển nông ven bờ.Cũng trong năm này (1968) hai tàu Buth Anna và Santa Maria của Công ty Alpinne Geophysical Corporation đã đo 19.500 km địa chấn và lấy mẫu ở biển Đông.
- Năm 1969, tàu R/VF hunt, Công ty Ray Geophysical Mandrel đã đo địa chấn ở thềm lục địa Nam Việt Nam và vùng phía Nam của biển Đông.
- Thềm lục địa Nam Việt Nam được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu phác hoạ khoảng 300.000 km¬¬2.Tài liệu làm cơ sở đấu thầu này là kết quả tiến hành đo địa vật lý đợt 2 của công ty Ray Geophysical Mandrel năm 1970 ở thềm lục điạ Nam Việt Nam.
+ Tháng 6/1973, Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã tổ chức đấu thầu đợt 1 trên 8 lô và 4 lô ở bể Nam Côn Sơn.
+ Tháng 4 năm 1974, đấu thầu cho 5 nhóm Công ty : Công ty Mobil – Kaiyo ( lô 12A ), Marathon ( lô 11 TLĐ ), OMCO (19,23 TLĐ ) với diện tích mỗi lô là 4500 km2
+ Sau khi trúng thầu, các Công ty đã bắt tay vào thực hiện tìm kiếm thăm dò. Họ đã tiến hành đo địa chấn trên các lô trúng thầu với mật độ 4x4 km trên toàn lô và 2x2 km trên các diện tích có triển vọng chuẩn bị cho những giếng khoan đầu tiên.
+ Cuối năm 1974 đầu 1975, Công ty Pecten và Mobil đã thực hiện ở thềm lục địa Nam Việt Nam 6 giếng khoan, trong đó bể Nam Côn Sơn có 4 giếng khoan và 1 giếng chưa kết thúc, bể Cửu Long có 1 giếng khoan.
+ Giếng khoan Đại Hùng 1X tiến hành từ tháng 3/1975 ở độ sâu 1747 m so với dự kiến là 3870 m.
c.Giai đoạn từ 1975 đến nay:
- Tháng 8/1977, Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam thuộc Tổng cục Dầu khí Việt Nam gọi tắt là Petrovietnam được thành lập với chức năng nghiên cứu, đàm phán ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí với các công ty dầu khí nước ngoài.
- Năm 1978, giếng khoan đầu tiên ở đồng bằng song Cửu Long được tiến hành mang tên Cửu Long 1 với độ sâu 2120m và tiếp theo sau là giếng khoan Hậu Giang 1 với độ sâu 813m ở Phụng Hiệp ( Cần Thơ ). Kết quả các giếng khoan này đều khô.
- Cũng trong thời gian này Petrovietnam đã đánh số lại các lô và thuê đo địa vật lý trên một số diện tích của thềm lục địa.
- Tháng 4/1978, Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm.
- Tháng 3/1980, Hiệp định Liên Xô hợp tác với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam nước ta được kí kết. Ngày 19/06/1981 hai chính phủ Việt Nam và Liên Xô kí hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Dầu khí Việt Xô gọi tắt là Vietsovpetro. Ngày 7/11/1981, Xí nghiệp chính thức đi vào họat động, trụ sở đặt tại Vũng Tàu ( 95A Lê Lợi – TP Vũng Tàu )
- Từ năm 1980 – 1989 các nhà thầu thực hiện khảo sát chủ yếu là Liên Đoàn Địa Vật Lý Viễn đông Liên Xô ( nay là Cộng Hòa Liên bang Nga) bằng việc sử dụng các tàu nghiên cứu khoa học Poisk, Iskatel, Viện sĩ Gamburxev, Maguln. Tàu địa vật lý Bình Minh ( Tổng cục dầu khí ) đã thực hiện khảo sát địa chấn mạng lưới tìm kiếm thăm dò vùng triển vọng vịnh Bắc Bộ. Tài liệu địa chấn 2D sử dụng chủ yếu cho công tác tìm kiếm thăm dò. Khảo sát địa chấn 3D mang tính chất thử nghiệm đã được tiến hành do GECO thực hiện ở mỏ Rồng. Tiếp theo đó tiến hành khảo sát địa chấn 3D ở mỏ Đại Hùng (1991) do GECO-PRAKLA; mỏ Bạch Hổ ( 1992 ) do
• Để đảm bảo gia tăng trữ lượng, duy trì khai thác ổn định lâu dài đảm bảo an ning năng lượng cho phát triển kinh tế của đất nước luôn là thách thức lớn đối với Ngành Dầu khí Việt Nam. Bởi vậy, trong thời gian tới, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cần phát huy nội lực để đẩy mạnh và mở rộng thăm dò dầu khí ở các vùng còn chưa được thăm dò, đồng thời cần đầu tư nghiên cứu tìm các giải pháp kinh tế - công nghệ để phát triển khai thác các mỏ được xem là nhỏ và các mỏ khí có hàm lượng CO2 cao mà các nhà thầu đã hoàn trả và có được một tổ hợp các giải pháp, chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư nước ngoài để phát triển khai thác các mỏ giới hạn kinh tế trên biển là đòi hỏi thực tế rất cấp bách. Mặt khác cần phối hợp với các nhà thầu nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ mới để tăng khả năng thu hồi dầu tại các mỏ đang khai thác. Điều này có ý nghĩa kinh tế rất lớn trong tương lai khi mà các mỏ dầu khí khai thác ngày càng cạn kiệt và việc phát hiện các mỏ nhỏ ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên phổ biến.




















Kết Luận
Dầu khí là tiền đề và là nguồn năng lượng, nguyên liệu chủ yếu và quan trọng để nước ta phát triển thêm nhiều ngành công nghiệp mới với công nghệ tiên tiến, hiện đại để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp trong những năm 20 của thế kỷ này.
Cùng với việc tăng tốc độ khai thác dầu thô, ngành công nghiệp khí đã hình thành từ năm 1995 và hiện đang phát triển mạnh, đồng thời triển khai xây dựng các công trình chế biến khí, năm 2002 vừa qua đã cung ứng kịp thời cho sản xuất công nghiệp và tiêu dùng của xã hội 147.000 tấn condensate và 349.000 tấn khí hóa lỏng LPG thay hàng nhập khẩu. Đường ống dẫn khí Nam Công Sơn, trong đó có 362 km2 pha đặt ngầm dưới đáy biển - dài nhất thế giới với công suất 7 tỷ m3/năm vừa hoàn thành cuối năm 2002 là đỉnh cao mới của ngành Công nghiệp Khí Việt Nam. Đây là công trình quan trọng hàng đầu đảm bảo cung ứng an toàn, ổn định lâu dài nguồn nhiên liệu, nguyên liệu cho các nhà máy điện, đạm và hoá dầu ở Phú Mỹ có công suất lớn nhất hiện nay ở Việt Nam.
Ở miền Tây Nam bộ, dự án Tổ hợp Khí Điện – Đạm Cà Mau đang được khẩn trương thực hiện có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hoà nhập trong tương lai vào hệ thống đường ống dẫn khí xuyên các nước Đông Nam Á.
Khí thiên nhiên là nguồn nhiên liệu sạch cho ngành Công nghiệp điện nước nhà đem lại sản lượng điện chiếm trên 40% tổng sản lượng điện của cả nước với giá thành rẻ thứ 2 sau thuỷ điện. Riêng Trung tâm Điện lực Phú Mỹ có tổng công suất 3.859 MW với công nghệ tiên tiến, hiện đại vào bậc nhất của thế giới sẽ được hoàn thành đồng bộ vào năm 2005. Sau Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, các nhà máy điện chạy khí ở Cà Mau, Cần Thơ, Trà Vinh, Đồng Nai... đang được triển khai xây dựng và sẽ đưa vào hoạt động từ năm 2005 đến năm 2010, từng bước tăng thêm đáng kể nguồn điện cho đất nước.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (Petro Việt Nam) đã và đang cùng với các đối tác trong và ngoài nước triển khai một loạt dự án xây dựng các nhà máy lọc, hoá dầu để đem lại cho đất nước ngày càng nhiều các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao, không những đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá nước nhà, mà còn xuất khẩu. Đi đôi với khẩn trương xây dựng để đưa Nhà máy lọc dầu số I ở Dung Quất đi vào hoạt động cuối năm 2005, Petro Việt Nam đang khẩn trương chuẩn bị dự án lọc hoá dầu số 2 tại Nghi Sơn – Thanh Hóa với công suất giai đoạn đầu 7 triệu tấn/năm gồm hàng chục loại sản phẩm chất lượng cao phù hợp nhu cầu trong nước.
Petro Việt Nam cũng đang lập các dự án khả thi để triển khai xây dựng 2-3 trung tâm hoá dầu gắn với nguyên liệu từ các nhà máy lọc dầu số 1, số 2 và một trung tâm hóa dầu mới gắn với nguồn nguyên liệu từ khí thiên nhiên ở khu vực Đông Nam bộ. Tổng công ty Hoá chất Việt Nam cũng đang triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất than đen (Carbon black) công suất giai đoạn đầu 50.000 tấn/năm đi từ nguồn dầu cặn sau khi lọc, thay hàng nhập khẩu, với tổng số vốn đầu tư 45 triệu USD.
Tại khu công nghiệp Phú Mỹ, một loạt các dự án nhà máy hoá dầu đầu tiên ở Việt Nam với quy mô tương đối lớn đã và đang được khẩn trương thực hiện. Dự án nhựa PVC Phú Mỹ-liên doanh giữa Petro Việt Nam và Petronas công suất giai đoạn đầu 100.000 tấn sản phẩm/năm đã chính thức đi vào sản xuất đầu năm nay. Dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ công suất giai đoạn đầu 800.000 tấn/năm là dự án hoá dầu lớn nhất Việt Nam tại thời điểm này, dự định đi vào hoạt động trong năm 2004.
Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa - Cái Nước và chuẩn bị chính thức đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây - lô 06.l. Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông, Ruby và Emeral, Lan Tây - Lan Đỏ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi...Và còn nhiều dư án khác đang được thảo luận và sẽ đi vào hoat động trong tương lai.
Thế nhưng so với tiềm năng dầu khí của nước ta,nhưng con số trên còn quá ít,vi thế cần phát huy nội lực,tiềm năng con người và không ngừng nghiên cứu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dầu khí trong tương lai để có thể đứng vững trên đôi chân của chúng ta nhằm khai thác tối đa nguồn tài nguyên dầu khí,phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
reul Đề tài Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay Sinh viên chia sẻ 0
E Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Khấu hao Tài sản cố định trong các Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 2
S Thị trường tài chính và thực trạng thị trường tài chính ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận tài chính công Thực trạng tài chính công hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Hiện trạng và quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
I Quản lý tài liệu điện tử hiện hành tại Văn phòng Trung ương Đảng thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 3
M Vấn đề lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ tài liệu và lưu trữ cơ quan bộ- thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
M Ứng dụng viễn thám và hệ thông tin địa lý nghiên cứu hiện trạng tài nguyên lãnh thổ các tỉnh dọc sôn Khoa học Tự nhiên 0
C Hiện trạng, biến động đa dạng sinh học và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật Khoa học Tự nhiên 3
S Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top