Download Khóa luận Đặc điểm đường cong địa vật lý giếng khoan đặc trưng cho trầm tích môi trường sông miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu .
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRẦM TÍCH SÔNG .
I. Môi trường sông .
II. Hệ thống môi trường sông bện nhau .
III. Hệ thống môi trường sông uốn khúc .
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐƯỜNG CONG
ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN .
I. Phương pháp đo điện thế phân cực tự nhiên trong đất đá .
II. Phương pháp gamma tự nhiên tổng .
III. Phương pháp gamma tự nhiên thành phần .
IV. Phương pháp mật độ .
V. Phương pháp neutron .
CHƯƠNG III: SỰ LIÊN HỆ ĐƯỜNG CONG ĐỊA VẬT LÝ GIẾNG KHOAN VỚI MÔI TRƯỜNG SÔNG .
I. Các đặc trưng và sự phản ứng lại của đường log trong giếng khoan ở hệ thống sông bện nhau .
II. Các đặc trưng và sự phản ứng lại của đường log trong giếng khoan ở hệ thống sông uốn khúc .
Kết luận .
Tài liệu tham khảo .
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ahmaputra. Ông quan sát dòng nước gợn sóng ít, dòng nước gợn sóng nhiều và dòng nước gợn sóng lớn, cũng bằng mặt phẳng lớp phay của chế độ dòng chảy cao hơn, đánh dấu bởi tuyến tỉ lệ lớn chảy song song theo dòng nước. Tuyến này được tạo thành từ những lớp mỏng nằm ngang.
Vài địa phương, các dạng lớp có thể tồn tại một cánh đồng thời do sự thay đổi điều kiện dòng chảy, nước dưới sâu, khả năng có thể trầm tích và sự ổn định của nhiều dạng lớp. Ví dụ: dạng gợn sóng ít có thể nằm trên dạng gợn sóng nhiều, dạng gợn sóng nhiều lại trên dạng gợn sóng lớn. Kết quả này có thể làm xáo trộn cấu trúc thớ lớp.
Coleman (1969) tìm thấy một lớp trầm tích dày trên 1m có thể lắng đọng suốt 24 giờ. Sự dịch chuyển của dạng gợn sóng mạnh thậm chí tạo nên lớp trầm tích dày 5 – 6m trong một ngày. Dạng lớp rộng lớn này rõ ràng là tác nhân chính của sự vận tải lớp tải trọng. Việc đối chiếu âm lượng vang lại của mặt nghiêng trong suốt chu kỳ ngập lụt, thấy rõ ràng đây là mạng lưới tích lũy trầm tích chỉ chính xác trong suốt thời kỳ ngập lụt; còn ở các thời kỳ còn lại thì lớp ổn định hay bắt đầu bị xói mòn.
II. HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG SÔNG BỆN NHAU
1. Định nghĩa
Mô tả đặc điểm của môi trường lục địa do kết quả lắng đọng của một hệ thống sông dạng bện nhau ở lòng sông khúc khuỷu ít.
Hình 5: Hình ảnh không gian của một sông dạng bện nhau bị chặn đứng bởi các xói mòn mảnh vỡ, gần đỉnh của một tảng băng đang tan
(B.Washburn, 1978)
Hình 6a: Mặt cắt xiên chéo dạng thẳng đứng của trầm tích phù sa ở hệ thống dòng chảy dạng bện nhau. Sự lắng đọng xảy ra hầu hết ở toàn bộ dòng chảy có sự đổi dạng nhanh , phức tạp.Xuất hiện một đồng bằng ngập lũ
(Selley, 1976)
2. Mô hình của tướng địa chất (địa chất tướng đá)
a. Thạch học
Hai tham số phải quan tâm để phân biệt:
* Sự tạo thành
Trầm tích của sông dạng bện nhau được tạo thành chủ yếu từ kết cấu và hóa học của sỏi, cát chưa trưởng thành, với tỉ lệ cát - đá phiến sét >1. Chúng có thể được phân loại như: lithic acrenit và lithic wackes (Petijohn nnk,1972). Bùn xuất hiện chỉ ở mức độ thứ yếu (khoảng 10%) và tương ứng với trầm tích lấp lòng của lòng sông (Selley, 1976). Sạn và sỏi là đá mảnh vỡ, chúng được tạo thành phụ thuộc vào khu vực đá gốc, và có sự xuất hiện của đá phiến sét chứa sỏi, sự kết dính lại của sét - quặng sắt. Thành phần khoáng vật phổ biến là thạch anh, fenspat, mica, không có glauconit (không có trầm tích biển). Vật liệu hữu cơ có chứa than rất hiếm do sự oxi hóa trong môi trường tự nhiên (Selley,1976). Sự biến đổi của khoáng vật giàu sắt thành hematit hay limonit thường xảy ra. Khoáng vật thích hợp của Uranium có thể tích lũy cùng với vàng khi lòng sông có vàng (sông Blind ở Canada và bồn Witwatersand ở Nam Phi). Những khóang vật này tập trung chủ yếu ở lòng sông (Minter,1978).
* Cấu trúc:
Độ chọn lọc kém và trung bình (sỏi đến cát) với độ cầu thấp và thấy được tỉ lệ chất trám từ trung bình đến thấp, nhiều sét mịn ở phần cuối (Pettijohn ,1972). Vùng cuội kết là nơi cung cấp mảnh vụn cho chất trám tự do, xen kẽ với chất trám chứa cát và đến vùng cuội kết chứa cát là nơi phân tán mảnh vụn. Vùng cuội kết chứa chất trám tự do có độ chọn lọc vừa phải và unimodal; vùng cuội kết với chất trám chứa cát thấp có sự phân bố của một bimoda; vùng cuội kết có cung cấp chất trám là unimodal với độ chọn lọc kém.
Hình 6b: Bốn mô hình lắng đọng theo mặt nghiêng của bốn lòng sông dạng bện nhau, hệ thống sông bện nhau liên quan đến năng lượng phức tạp trong sự lắng đọng và kết quả liên hệ với tầng đỉnh (Miall, 1977).
b. Cấu tạo
Cấu trúc dạng gợn sóng cân đối tỉ lệ nhỏ, nhiều cấu trúc xiên chéo định hướng tốt, phổ biến là unimodal được xuất hiện, và tốt hơn là lớp mỏng xiên chéo tỉ lệ nhỏ. Những cấu trúc này có thể to lớn hay dốc. Nếu bị xói mòn thì lớp có dạng thấu kính, hiếm khi có rãnh và dấu vết. Sự lắng đọng của doi sông rất phong phú.
c. Ranh giới
Tiếp xúc với phần dưới của thể cát bị xói mòn và tiếp xúc với phần trên cũng thường xuyên dốc đứng.
d. Tầng
Bốn đơn vị hay tướng đá có thể phân biệt:
+ Đơn vị 1: cấu trúc xiên chéo nhiều chủ yếu là sỏi thô hạt, tiếp xúc với phần xói mòn thấp hơn, có sự xuất hiện của cát, bột và sét dạng thấu kính không liên tục. Đơn vị này liên quan đến sự phát triển nằm ngang và phần hạ lưu của doi sông.
+ Đơn vị 2: Cấu trúc dạng gợn sóng nhiều trong tầng cát trung bình, phân lớp xiên chéo lớn và nhỏ có dạng gợn sóng. Chúng tương ứng với sự dịch chuyển của doi cát ở lòng sông.
+ Đơn vị 3: Cấu trúc gợn sóng ít trong tầng cát mịn tạo thành dải cát và bột. Dạng gợn sóng móng hay to lớn, dạng gợn sóng tỉ lệ nhỏ, doi nhỏ và lấp lòng. Chúng có thể liên hệ với trầm tích lòng sông lấp lòng ở hiện tại.
+ Đơn vị 4: Cấu trúc bình hàng hay vò nhàu thấy trong tầng cát mịn và bùn. Đơn vị này tương ứng với đoạn bỏ của lòng sông (lòng sông lấp lòng). Nhiều tầng mịn phía trên được phát triển nhất trong trầm tích lấp lòng của lòng sông. Kích cỡ hạt giảm dần và độ chọn lọc trở nên tốt hơn ở tầng phía trên, đơn vị hạt thô và mịn có thể nằm giữa hạt có chọn lọc kém bị xáo trộn do sự tăng giảm của từng giai đoạn sông.
Trong suốt thời kỳ tích tụ có sự liên quan đến năng lượng (Miall,1977) đưa ra mô hình trầm tích của sông dạng bện nhau và thấy ở hình 6b.
Hình 7: Biểu đồ về tầng thẳng đứng của trầm tích sông bện nhau. Đơn vị 1: Cấu trúc xiên chéo tỷ lệ lớn có sỏi. Đơn vị 2: Cát trung bình trong cấu trúc có dạng gợn sóng lớn. Đơn vị 3: Cát mịn trong cấu trúc có dạng gợn sóng nhỏ. Đơn vị 4: Cát mịn và bùn trong cấu trúc bình hàng, đôi khi là cấu trúc vò nhàu (Doeglas, 1962; Reineck và Singh, 1975)
Hình 8: Đường cong về tần số tích lũy, kích cỡ hạt của các mẫu có trong hệ thống sông dạng bện nhau (Willam và Rust, 1969)
e. Dạng hình học
“Hệ thống lòng sông dạng bện nhau được đặc trưng bởi một mạng lưới dịch chuyển thường xuyên của dòng nối khúc khuỷu ít“.( Selley,1976)
Cả hai lớp cát và sỏi của sông dạng bện nhau đều dịch chuyển ngang, trầm tích lắng đọng dạng tấm hay dạng hình nêm ở lòng sông. Và vật liệu của đồng bằng ngập lũ được bảo tồn chỉ ở mức độ thứ yếu do doi sông bị xáo trộn.
Theo chi tiết, ba dạng địa mạo chính được nhận diện: lòng sông, doi sông và đảo (Williams và Rust, 1969) (hình 9).
Hình 9: Mô hình sự tạo thành của trầm tích ở sông dạng bện nhau (Williams và Rust, 1969)
Ở lòng sông có sự thay đổi lớn về kích cỡ và được sắp xếp thành năm hệ thống cấp bậc. Sự tạo thành lòng sông dạng thẳng đứng với độ rộng trung bình 1 dặm (1,6 km). Đặc trưng của lòng sông do mạng lưới bện nhau tạo ba cấp bậc tốt hơn của lòng sông. Ở lòng sông nhỏ hơn này có độ rộng vài trăm feet – phổ biến với dạng khúc khuỷu ít. Trong một mặt cắt xiên chéo của lòng sông bị xói mòn, xảy ra sự kết hợp thường xuyên rất cao. Sông chính đư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top